Nhiều tín hiệu tích cực sau 2 tháng triển khai Chương trình Sữa học đường
Sau hơn hai tháng Chương trình Sữa học đường được triển khai tại các trường mầm non và tiểu học ở Hà Nội, Sở GD-ĐT cho biết số học sinh đăng ký tham gia ngày một tăng. Chất lượng sữa cùng với cách vận hành chuyên nghiệp đã nhân lên niềm tin của phụ huynh và xã hội về Chương trình này.
Hơn 87% học sinh tham gia
Tại buổi toạ đàm Hành trình sữa học đường an toàn, hiệu quả, do Báo Phụ nữ Việt Nam tổ chức ngày 15/3, ông Phạm Xuân Tiến, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết: Tính đến hết tháng 2/2019, sau 2 tháng Chương trình Sữa học đường của Hà Nội chính thức triển khai tại các trường mầm non, tiểu học trên địa bàn Thành phố đã có trên 87% học sinh đăng ký.
Các cô giáo đang chuẩn bị sữa cho các bé tham gia chương trình Sữa học đường uống tại một điểm trường ở Hà Nội.
Con số này tăng theo từng tháng và đến tháng 3 này dù chưa thống kê nhưng cũng tăng đáng kể, những nghi ngại về chất lượng sữa đã giảm hẳn sau khi phụ huynh biết thương hiệu sữa trúng thầu là Vinamilk. “Tôi nhận được tin nhắn hàng ngày từ phía các nhà trường về hiệu quả của Chương trình. Nhiều hiệu trưởng nói với tôi, triển khai Chương trình tuy mệt hơn một chút nhưng rất vui vì thấy học sinh của mình được hưởng lợi”- ông Tiến chia sẻ.
Sức hút lớn nhất từ Chương trình này không chỉ là sản phẩm được hỗ trợ hơn 50% về giá, mà theo PGS. TS Bùi Thị Nhung, Trưởng phòng Dinh dưỡng và Ngành nghề, Viện Dinh Dưỡng quốc gia, chính là chất lượng sữa học đường. Ngoài các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về các thành phần dinh dưỡng giống như các loại sữa bán ngoài thị trường, Sữa học đường được bổ sung 3 vi chất vitamin D, canxi, sắt với sự nghiên cứu kỹ lưỡng về liều lượng để bổ sung thích hợp với lứa tuổi trẻ mầm non và tiểu học.
Bà Đào Thị Thanh Thảo, Phó hiệu trưởng Trường mầm non Sài Sơn, Huyện Quốc Oai, Hà Nội tâm sự: Do đóng ở địa bàn ngoại thành Hà Nội nên trường có rất nhiều điểm lẻ, không ít phụ huynh vẫn chưa coi sữa là thành phần dinh dưỡng thiết yếu trong bữa ăn hàng ngày của con. Một số phụ huynh khác thì băn khoăn liệu trẻ 3 tuổi có uống hết hộp sữa 180ml hay không?…
Tuy nhiên, khi Chương trình Sữa học đường được triển khai trên thực tế, phụ huynh đến giám sát, trực tiếp nhiều lần xem con mình uống sữa ở trường và thấy các cháu hào hứng uống hết, phụ huynh cũng rất phấn khởi. Chính vì vậy, theo bà Thảo, chỉ sau 2 tháng đã có hơn 95% trẻ từ mầm non đến mẫu giáo của trường đã tự nguyện đăng ký để được uống sữa học đường.
Video đang HOT
Chị Lê Thị Nhung, một người mẹ có con học tại trường tiểu học Trưng Vương, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, cho hay chị đã hoàn toàn yên tâm về chất lượng sữa, chỉ có thắc mắc nhỏ là tại sao các con không được mang sữa học đường về nhà uống.
Sau 2 tháng Chương trình Sữa học đường của Hà Nội chính thức triển khai tại các trường mầm non, tiểu học trên địa bàn thành phố đã có trên 87% học sinh đăng ký tham gia chương trình.
Trả lời băn khoăn này, ông Phạm Xuân Tiến lý giải việc yêu cầu học sinh phải uống sữa ở trường là để đảm bảo các con uống đủ số sữa được phát theo ngày dưới sự chứng kiến của giáo viên, tránh tình trạng các con cất sữa mang về nhà rồi không uống hoặc đưa cho bạn bè, làm mất ý nghĩa của Chương trình.
Phụ huynh có quyền “kiện” nếu không được đăng ký sữa học đường cho con
Ông Tiến cho hay: Thời gian đầu triển khai Chương trình Sữa học đường, Sở GD-ĐT đã nhận thấy một số trường ngoài công lập trên địa bàn, dù có quy mô rất lớn nhưng không triển khai cho phụ huynh đăng ký sử dụng sữa học đường. Lý do mà các trường này đưa ra là vì trong suất ăn bán trú mà nhà trường cung cấp cho phụ huynh lâu nay đã có sữa nên nhà trường thấy không cần thiết phải thông báo cho phụ huynh về Chương trình Sữa học đường.
Tuy nhiên, theo ông Tiến điều này là hoàn toàn sai. Việc nhà trường không thông báo cho phụ huynh đã làm mất đi của học sinh cơ hội được hưởng những ưu đãi rất nhân văn từ Chương trình. Cụ thể, mỗi hộp sữa học đường được ngân sách Thành Phố hỗ trợ 30%, doanh nghiệp hỗ trợ 23% và phụ huynh chỉ phải trả 47% giá thành của hộp sữa so với giá thị trường. Hơn nữa, Sữa học đường còn được bổ sung 3 loại vi chất thiết yếu với sự phát triển của trẻ.
“Do vậy, chúng tôi khẳng định phụ huynh hoàn toàn có thể khiếu kiện nếu trường của con em họ không phổ biến và cho phụ huynh đăng ký tham gia Chương trình sữa học đường cho con. Việc các trường tiến hành cho phụ huynh đăng ký là trách nhiệm để đảm bảo quyền lợi của học sinh chứ không phải quyền của nhà trường.” – ông Tiến nhấn mạnh.
Ông Lê Văn Đức, Trưởng bộ phận Truyền thông cộng đồng Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam – Vinamilk thay mặt công ty Vinamilk cảm ơn sự hợp tác chặt chẽ của các đơn vị trường học trong thời gian qua và sự tin tưởng của phụ huynh học sinh dành cho Vinamilk, đó là động lực to lớn để Vinamilk nỗ lực hơn nữa trong việc triển khai tốt chương trình sữa học đường tại Thành phố Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung.
Đặc biệt, ông Đức khẳng định Vinamilk sẽ tiếp tục triển khai Chương trình với tinh thần trách nhiệm nhất nhằm mang lại chương trình sữa học đường an toàn, hiệu quả cho trẻ em thủ đô. “Chúng tôi đã cam kết với chủ đầu tư là Sở GD-ĐT Hà Nội rằng khi nhận được bất cứ phản ánh nào liên quan sữa học đường, sau khi nhận được thông báo, chúng tôi sẽ có nhân sự đến xem xét, xử lý kịp thời”, ông Đức cho hay.
- Đối tượng thụ hưởng Chương trình Sữa học đường của UBND TP. Hà Nội là trẻ mẫu giáo và học sinh tiểu học đang theo học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn tự nguyện tham gia. Mức đóng góp cho Chương trình Sữa học đường theo kế hoạch trước là ngân sách 30%, doanh nghiệp hỗ trợ 23% và phụ huynh góp 47%.
- Vinamilk và Sở GD-ĐT Hà Nội, Phòng GDĐT các quận huyện đã tiến hành tập huấn tại 30 quận, huyện trong địa bàn TP. Hà Nội cho gần 10.000 đại biểu bao gồm: Ban giám hiệu, các giáo viên, đại diện hội phụ huynh học sinh từ 1.847 trường công lập và 2.509 nhóm trẻ nhằm cung cấp những kiến thức chuyên môn cần thiết liên quan đến việc triển khai chương trình Sữa học đường.
Yến Trang
Theo Dân trí
Hà Nội chính thức chốt nhà thầu chương trình sữa học đường, bắt đầu triển khai thực hiện từ đầu năm 2019
Công ty CP Sữa Việt Nam Vinamilk là đơn vị trúng thầu chương trình "sữa học đường" với tỷ lệ hỗ trợ của đơn vị trúng thầu là 23% (mức hỗ trợ cao hơn so với mức mời thầu của Sở GD-ĐT 3%). Đơn giá trúng thầu 1 hộp sữa là 6.286 đồng. Nhà thầu phụ là Công ty CP Sữa Quốc tế (IDP).
Ngày 27/11, ông Phạm Xuân Tiến, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, ngày 10/10, Sở đã mở thầu chương trình Sữa học đường. Theo đó, Công ty CP Thực phẩm sữa TH và Công ty CP Sữa Việt Nam Vinamilk là 2 nhà thầu đáp ứng yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm, được mời tham gia mở hồ sơ đề xuất tài chính vào ngày 12/11/2018.
Kết quả cuối cùng, Công ty CP Sữa Việt Nam Vinamilk là đơn vị trúng thầu với tỷ lệ hỗ trợ 23% (mức hỗ trợ cao hơn so với mức mời thầu của Sở GD-ĐT 3%). Đơn giá trúng thầu 1 hộp sữa là 6.286 đồng. Nhà thầu phụ là Công ty CP Sữa Quốc tế (IDP).
Chương trình Sữa học đường chính thức được thực hiện từ ngày 1/1/2019.
Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý biểu dương Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội và các sở, ngành, đơn vị liên quan đã phối hợp nghiêm túc, có trách nhiệm trong việc khẩn trương triển khai Chương trình, trong đó có việc chọn được đơn vị cung ứng đủ năng lực, bảo đảm chất lượng và đem lại nhiều quyền lợi nhất cho học sinh.
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý ấn định, Chương trình Sữa học đường tại các nhà trường trên địa bàn TP Hà Nội sẽ chính thức được thực hiện từ ngày 1/1/2019.
Theo yêu cầu của Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý, việc tập huấn cho cán bộ, giáo viên các nhà trường tại tất cả các quận, huyện, thị xã về triển khai Chương trình phải được hoàn thành trước ngày 10/12/2018. Các nhà trường và đơn vị liên quan tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phấn đấu có trên 90% số học sinh mầm non và tiểu học thuộc đối tượng thụ hưởng tham gia Chương trình Sữa học đường.
Trao đổi với Báo PNVN, ông Đỗ Thanh Tuấn, Giám đốc truyền thông Công ty cổ phần Sữa Việt Nam - Vinamilk, cho biết, với mức giá trúng thầu 6.286 đồng/hộp, thấp hơn 514 đồng/hộp so với mức trần đấu thầu (không quá 6.800 đồng/hộp loại 180ml), Vinamilk cam kết hỗ trợ 23% giá trị hàng hóa cho đối tượng 1 (trẻ em và học sinh tiểu học). Tức là phụ huynh sẽ chỉ phải đóng góp 47% thay vì 50% đơn giá trúng thầu của 1 hộp sữa theo quy định của Đề án Sữa học đường giai đoạn 2018 - 2020 đã được UBND TP Hà Nội phê duyệt trước đó.
Trước vấn đề phụ huynh còn lo lắng về chất lượng sữa cung cấp cho chương trình; quy trình cung ứng, sử dụng sữa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho các tại trường, cũng như việc làm sao giám sát được các quy trình này để phụ huynh yên tâm, ông Tuấn khẳng định, Vinamilk cam kết đảm bảo đúng các chỉ tiêu, quy chuẩn của sữa học đường theo quy định, là sữa tươi, có bổ sung các vi chất, vi lượng như vitamin D, canxi, sắt.
Để có thể cung ứng số lượng sản phẩm cho 1,3 triệu học sinh mầm non và tiểu học trên toàn thành phố có sản phẩm hàng ngày, ông Tuấn cho hay, đơn vị này đã huy động 180 nhân viên, trong đó có các chuyên gia dinh dưỡng tham gia tập huấn cùng 140 xe vận tải chuyển sữa hàng ngày trực và hỗ trợ cho hơn 3.000 điểm trường.
Theo saostar
Sữa học đường: Ai hưởng lợi? Lãnh đạo Sở GD &ĐT Hà Nội khẳng định, sữa học đường được bổ sung các vi lượng và khoáng chất cần thiết để bảo đảm việc phát triển chiều cao và trí tuệ của học sinh. Ai hưởng lợi? Chương trình sữa học đường với vốn đầu tư nghìn tỷ từ ngân sách là chủ đề nóng thu hút truyền thông và...