Nhiều tháng vắng bóng khách, chủ nhà hàng – khách sạn tại Sa Pa điêu đứng
Trước đây, nếu ai đó có dịp lên Sa Pa thường sẽ phải đặt trước phòng do lượng khách luôn quá tải, nhưng thời điểm này thì ngược lại: nhiều dãy nhà hàng không bóng người, khách sạn đóng cửa, taxi xếp hàng dài “ngủ đông”…
Được biết, đây không phải là lần đầu tiên thị trấn du lịch vắng lặng như thế này. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Sa Pa vắng khách trong suốt gần 3 tháng đầu năm trước đó.
Giảm giá 20-50% khách sạn vẫn không có khách
Sa Pa ( Lào Cai) luôn là địa điểm thu hút du khách thập phương, tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều tháng nay điểm du lịch này bỗng vắng lặng khác thường.
Nhiều nhà hàng vắng bóng du khách
Sau khi dịch COVID-19 bùng phát trở lại, Khu du lịch quốc gia Sa Pa (Lào Cai) trở nên lặng lẽ, vắng lặng. Các hàng quán đã phải đóng cửa, mọi hoạt động kinh doanh, các điểm tham quan du lịch, biểu diễn văn hóa, văn nghệ dừng hoạt động vì vắng bóng du khách.
Theo Trưởng phòng văn hóa và thông tin thị xã Sa Pa, trước đây, Sa Pa đón khoảng từ 50.000-60.000 lượt khách/tuần, nay giảm xuống còn từ 4.000-4.500 khách/tuần. Từ đầu năm 2020 đến nay, lượng khách du lịch đến với Sa Pa đạt hơn 736.000 lượt, bằng 33,5% so với cùng kỳ.
Do không có khách, nhiều hàng quán đã phải đóng cửa, các điểm tham quan du lịch dừng hoạt động.
Chị Nguyễn Thu Thủy chủ một nhà hàng trên đường Điện Biên Phủ, thị trấn Sa Pa, Lào Cai cho biết, nhiều ngày nay, các nhà hàng ở đây “sống dở chết dở” vì mở cửa mà chẳng có một bóng khách nào. Nhà hàng đa phần đều cắt giảm nhân lực để tiết kiệm chi phí vận hành.
Video đang HOT
“Khách đợt này vắng lắm. Nếu không ảnh hưởng dịch bệnh, cửa hàng nhà tôi mỗi ngày đón hàng trăm lượt khách đến thưởng thức đặc sản Sa Pa. Nhưng nay cả tuần cũng chỉ đón vài đoàn khách. Tôi phải cho nhân viên trong quán nghỉ thay phiên nhau để giảm chi phí vận hành”, chị Nguyễn Thu Thủy nói.
Không chỉ nhà hàng vắng khách, nhiều khách sạn, nhà nghỉ cũng rơi vào tình trạng vắng bóng người.
Anh Lê Hải, chủ một khách sạn tại Sa Pa cũng than thở: “Chỉ những ngày cuối tuần mới có vài ba tốp khách là thanh niên bạn bè xuất hiện, chứ không có khách gia đình hay cơ quan đoàn thể như trước đây. Khách nước ngoài tuyệt nhiên lại càng vắng bóng.
Vì không có khách, giá phòng cũng đồng loạt giảm từ 20 đến 50% nhưng vẫn không có khách đặt” anh Hải chia sẻ.
Anh Hoàng Phi Hồng – một khách du lịch Hà Nội có mặt tại Sa Pa ngày 4/9 cho biết, Sa Pa thời điểm mùa thu khí hậu tuyệt đẹp nhưng thật đáng buồn bởi cả dãy phố dài chỉ có vài bóng người qua lại, nhà hàng – khách sạn cũng lặng yên.
Doanh nghiệp “thoi thóp”, nhân viên bỏ việc hàng loạt
Được biết, tháng 7 và tháng 8 là hai tháng cao điểm của du lịch nội địa Việt Nam nhưng lượng khách hủy tour chiếm 95-100%. Trong khi đó, thị trường khách du lịch quốc tế vẫn đang tiếp tục “đóng băng” khiến cho hoạt động du lịch, lữ hành trên cả nước tiếp tục kéo dài thời gian ngưng trệ.
Nhiều nhà hàng cho biết, dù vắng khách nhưng vẫn mở cửa duy trì
Theo báo cáo của Tổng cục Du lịch, tình hình kinh doanh khó khăn khiến 137 doanh nghiệp lữ hành quốc tế xin thu hồi giấy phép, nhiều lao động trong ngành du lịch bị mất việc làm. Không ít doanh nghiệp lữ hành, khách sạn lớn đã phải ngừng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng, buộc người lao động làm việc luân phiên hoặc cho nghỉ không lương từ 60%-90% nhân lực.
Trung tâm thị xã đìu hiu, vắng bóng du khách, chỉ lác đác một vài người bán hàng rong
Ông Nguyễn Tuấn Linh, Giám đốc công ty Mr Linh’s Adventures cho biết, nhân sự du lịch giờ một phần đã đi mất hoặc đổi nghề vì không có việc làm, cụ thể Công ty Mr Linh’s Adventures cũng đã có những nhân sự không làm du lịch nữa mà phải kiếm nghề khác vì không có việc.
“Là công ty chuyên về Inbound, hơn 6 tháng qua chúng tôi phải hoạt động cầm chừng. Hiện công ty đang cho nhân viên nghỉ ở nhà đối với những bạn yêu nghề và muốn bám nghề trong thời gian tới (Công ty hỗ trợ 30% lương BHXH). Tuy nhiên, nhiều bạn đã chọn con đường khác vì lương không đủ chi trả cho cuộc sống và cũng một phần nản vì không biết khi nào mới có khách quay lại Việt Nam”, ông Linh chia sẻ.
Cũng theo ông Linh, thời điểm này dịch bệnh cơ bản đã được kiểm soát, Nhà nước nên mở cửa các điểm du lịch trở lại càng sớm càng tốt.
Ngày cuối tuần, lượng khách tuy có tăng nhưng doanh thu chỉ đạt 1/4 so với trước
“Giờ phải xác định sống chung với dịch và duy trì những biện pháp an toàn song song. Bên cạnh đó, sau khi tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới giảm, có vaccine nếu Việt Nam đón khách nước ngoài trở lại thì có thể sử dụng tiêu chí mở cửa đón khách toàn cầu và ưu tiên người nào có chứng nhận đã hoàn thành chương trình tiêm vaccine COVID-19 là cho nhập cảnh”, ông Linh kiến nghị.
Trước tình hình khó khăn mà ngành du lịch – khách sạn đối diện trong thời gian qua Tổng Cục Du lịch nhận định, các doanh nghiệp đang rất cần sự hỗ trợ từ các cơ quan quản lý nhà nước trong các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động bị ảnh hưởng của dịch và phương hướng phục hồi sau mùa dịch.
Sa Pa còn khoảng 100 tấn cá nước lạnh "bí" đầu ra
Không khách du lịch, nhà hàng, khách sạn tạm dừng kinh doanh khiến các trang trại nuôi cá hồi, cá tầm Sa Pa lâm vào cảnh lao đao không nơi tiêu thụ.
Những ngày này, người nuôi cá nước lạnh ở Sa Pa dùng đủ mọi cách để tiêu thụ cá, nhưng cũng không được là bao. Hàng tấn cá đến tuổi xuất bán vẫn nằm im dưới các hồ nuôi.
Mỗi ngày, cả nhà anh Trần Chung Hưng, Hợp tác xã Chế biến thủy Sản nước lạnh Sa Pa lại cặm cụi đăng tin rao bán cá hồi, cá tầm lên các trang mạng xã hội tìm mối tiêu thụ cá, được con nào hay con nấy, để bớt gánh nặng thua lỗ. Tuy vậy, lượng cá bán ra chỉ nhỏ giọt, được khoảng vài tạ/ngày.
Hiện, khoảng 100 tấn cá nước lạnh tại Sa Pa đang đến thời kì xuất bán.
Từng thành công trong nghề nuôi cá nước lạnh, với doanh thu mỗi năm lên đến cả chục tỷ đồng, nhưng từ khi xảy ra dịch Covid-19, mọi đầu mối tiêu thụ cá đều không nhập hàng khiến vợ chồng anh Hưng mất ăn mất ngủ.
"Trước ngày 1/4, chúng tôi đã rất nỗ lực để tiêu thụ thông qua các trang bán hàng trên mạng, chia sẻ của cộng đồng mạng, lượng tiêu thụ gọi là túc tắc để giải quyết khó khăn và đủ tiền thức ăn duy trì cho cá sống ổn định. Thế nhưng, giao thông đều gần như bị cấm, cho nên rất khó khăn. Nếu không có phương tiện chuyên chở thì không có cách nào để có thể trụ lại được để tiếp tục duy trì được nữa", anh Hưng nói.
Cùng tình cảnh, hiện nhiều chủ trại cá, chủ nhà hàng từng có doanh thu vài tỷ đồng đến hàng chục tỷ đồng từ việc kinh doanh cá đặc sản ở Sa Pa, đến giờ như đang "ngồi trên đống lửa".
Anh Lê Thanh Hải, Hợp tác xã Du lịch sinh thái Suối Hồ, Sa Pa hiện vẫn đang còn tồn trên 20 tấn cá thương phẩm nhưng chưa bán được, mỗi ngày phải bù lỗ gần chục triệu đồng tiền thức ăn. Trong vài tháng tới, nếu tình hình dịch bệnh vẫn còn phức tạp, thì chỉ riêng nguồn cung thức ăn cũng không đủ, bởi đều phải phẩm nhập khẩu. Nếu như trước đây, giá cá hồi khoảng 220.000 đồng/kg, thì hiện giá cá xuống thấp, chỉ khoảng 180.000 đồng/kg nhưng cũng rất khó tiêu thụ.
"Thời điểm này thì gần như không thể tiêu thụ được. Có chăng chỉ bà con, anh em thân thích kêu gọi mỗi hộ gia đình, anh em, bạn bè cũng chỉ tiêu thụ được một số rất nhỏ. Nếu có giải pháp được kết nối được với các cửa hàng ở dưới xuôi để mà có tiêu thụ được thì rất tốt cho bà con nuôi cá", anh Lê Thanh Hải cho biết.
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thị xã Sa Pa, đến nay có khoảng 100 tấn cá nước lạnh đang đến thời kì xuất bán, việc tiêu thụ gặp nhiều khó khăn. Ngành nông nghiệp địa phương đang khuyến khích các cơ sở sơ chế, chế biến cá hồi để có thể bảo quản, xuất bán, mở rộng thị trường ngoài tỉnh. Hiện có khoảng 5-7 cơ sở đến bao tiêu mặt hàng cá nước lạnh qua sơ chế giảm sức ép cho người nuôi cá.
Bà Trần Thị Lan Hương, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thị xã Sa Pa cho biết đang tích cực tìm kiếm thị trường để hỗ trợ tiêu thụ nông, thủy sản cho người dân.
"Khó khăn hiện tại trên địa bàn là sản lượng cá nuôi còn lại rất lớn. Chúng tôi cũng đã làm việc với các ngân hàng, rà soát hồ sơ để giảm lãi suất theo chỉ đạo của tỉnh. Đồng thời kết nối với Sở Công thương qua các đầu mối để tiêu thụ cá cho bà con", bà Hương cho biết thêm.
Dịch bệnh Covid-19 vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp làm ảnh hưởng đến nhiều ngành nghề, trong đó có nghề nuôi cá nước lạnh ở Sa Pa. Các ngân hàng, tổ chức tín dụng cần đồng hành với người dân qua các chương trình hỗ trợ để vực ngành sản xuất vốn là hình ảnh của vùng đất du lịch Sa Pa .
Mạnh Phương
Cá hồi Sa Pa còn tồn hơn 200 tấn, giá chỉ hơn 150.000 đồng/kg Trước đây, cá hồi Sa Pa được bán với giá 260.000 đồng/kg, thương lái tranh nhau mua, thì nay rớt giá còn 160.000-170.000 đồng/kg. Hiện lượng cá còn khoảng 250 tấn chưa bán được. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhà hàng, khách sạn đóng cửa khiến các trang trại nuôi cá hồi ở Sa Pa gặp khó vì không tìm được đầu...