Nhiều sinh viên Trường Đại học Kiên Giang vừa tốt nghiệp đã có ngay việc làm
Hơn 380 sinh viên khóa 4 niên học 2018-2022 của Trường Đại học Kiên Giang đã được các doanh nghiệp ký kết hợp đồng lao động ngay tại lễ tốt nghiệp.
Thầy Hiệu trưởng Nguyễn Tuấn Khanh trao bằng tốt nghiệp loại giỏi cho sinh viên mới tốt nghiệp niên học 2018-2022 – Ảnh: QUỐC BÌNH
Ngày 28-7, TS Nguyễn Tuấn Khanh, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường Đại học Kiên Giang cho biết, nhà trường vừa tổ chức lễ tốt nghiệp cho hơn 380 sinh viên niên khóa 2018-2022, đồng thời công bố đạt kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục theo tiêu chí của Bộ GD-ĐT.
Nhà trường đã thực hiện nội dung đánh giá gồm 25 tiêu chuẩn, 111 tiêu chí theo Thông tư 12/2017/TT-BGDĐT ngày 19-5-2017 của Bộ GD-ĐT ban hành Quy định về kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học.
Với nhiều giải pháp đồng bộ, chất lượng đào tạo của Trường Đại học Kiên Giang không ngừng được khẳng định với tỷ lệ sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp hàng năm đạt trên 85%. Đặc biệt, nhà trường tăng cường kết nối, quan hệ với doanh nghiệp, tạo điều kiện cho sinh viên trải nghiệm, thực tập doanh nghiệp, tổ chức linh hoạt nhiều hình thức giới thiệu việc làm cho sinh viên… Riêng trên 380 sinh viên khóa 4 niên học 2018-2022 sau tốt nghiệp đã có việc làm đạt 100%.
Đại học Kiên Giang là Trường Đại học công lập trực thuộc Bộ GD-ĐT, được thành lập từ năm 2014. Năm học 2021-2022, nhà trường tiếp nhận 950 tân sinh viên đăng ký nhập học (đợt 1) vào 18 ngành đào tạo của trường, nâng tổng số sinh viên toàn trường lên gần 4.500 sinh viên. Trong đó, các ngành như: Quản trị kinh doanh, kế toán, công nghệ thông tin, luật, tài chính ngân hàng, du lịch và ngôn ngữ Anh… là nhóm ngành có số lượng sinh viên nhập học cao nhất.
Sinh viên Trung Quốc tốt nghiệp bấp bênh tìm việc làm
Với tấm bằng đại học hàng đầu trong tay, Mia Li có ước mơ biến công việc thực tập tại một công ty công nghệ Trung Quốc thành công việc lâu dài - cho đến khi công ty cô bắt đầu sa thải nhân viên.
Video đang HOT
Sinh viên Trung Quốc khi tốt nghiệp đối mặt thị trường việc làm đầy bấp bênh. (Ảnh minh họa: AP)
Cô nói với Nikkei Asia: 'Các công ty công nghệ lớn từng tuyển dụng từ các trường cao đẳng vào mùa xuân. Nhưng họ đều sa thải nhân viên trong năm nay. Tôi bắt đầu hoảng sợ và lo rằng sẽ không thể tìm được việc làm'.
Tuyệt vọng, cô gái 22 tuổi giảm mức lương kỳ vọng và cuối cùng tìm được một vị trí ở thành phố Quảng Châu, miền Nam nước này. Đó không phải là công việc mơ ước của cô, nhưng Li có thể vẫn còn may mắn.
Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên Trung Quốc đang ở mức hơn 18%, gấp ba lần tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và là mức cao nhất được ghi nhận đối với những người tìm việc từ 16 đến 24 tuổi.
Đồng thời, kỷ lục 10,76 triệu sinh viên tốt nghiệp đại học đang bước vào một trong những thị trường việc làm tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ, khi nền kinh tế lao đao vì COVID-19, thị trường bất động sản lao dốc và lĩnh vực công nghệ chủ chốt bị thắt chặt.
Các tập đoàn công nghệ hàng đầu như Tencent và Alibaba, từng là 'cứu cánh' quan trọng cho sinh viên thiếu việc làm, đang cắt giảm hàng chục nghìn nhân viên. Theo Nikkei Asia, không công ty nào trả lời yêu cầu bình luận về việc sa thải.
Ngay cả những người có việc làm cũng đang lo lắng nhìn xung quanh khi các công ty liên tục công bố các đợt cắt giảm nhân viên mới.
'Điều này thật đáng sợ', nhân viên tại một công ty công nghệ - nơi một số bộ phận bị cắt giảm một nửa số người cho biết. 'Các thông báo được đưa ra bất ngờ. Một số nhân viên được yêu cầu rời đi ngay lập tức'.
Để đối phó với tình trạng thất nghiệp gia tăng, Bắc Kinh đang cố gắng có các chương trình hỗ trợ cho các công ty giữ nhân viên.
Nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học năm nay sinh vào khoảng năm 2000, khi nền kinh tế đang phát triển ổn định với mức tăng trưởng hàng năm là 8,5%.
Tuy nhiên, viễn cảnh cho những học sinh mới tốt nghiệp vẫn chưa có gì khởi sắc trong năm nay, sau khi chính phủ nỗ lực không ngừng để dập dịch COVID-19. Các làn sóng dịch bệnh mới khiến nhiều thành phố lớn, bao gồm cả trung tâm tài chính Thượng Hải, phải áp dụng các biện pháp hạn chế, giáng một đòn mạnh vào nền kinh tế số 2 thế giới.
'Các doanh nghiệp có thể phải đối mặt với nhu cầu trong và ngoài nước yếu đi trong một thời gian dài, và sẽ vẫn thận trọng trong việc tuyển dụng và giữ chân nhân viên', BofA Securities cho biết trong một báo cáo tháng 6, đồng thời dự đoán tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên Trung Quốc có thể đạt 23% trong tháng 7 và tháng 8. 'Những thách thức của thị trường lao động trong năm nay có thể lớn hơn những thách thức thời kỳ đầu của đại dịch, do suy thoái kinh tế không có dấu hiệu chấm dứt rõ ràng và ít có khả năng phục hồi nhanh chóng hoặc mạnh mẽ'.
Trong khi có dấu hiệu phục hồi trong nửa cuối năm, một cuộc khảo sát của Nikkei với hàng chục nhà kinh tế cho thấy họ dự kiến tăng trưởng sẽ chậm lại 4,1% vào năm 2022, thấp hơn rất nhiều so với mục tiêu 5,5% của chính phủ.
Các diễn biến này không có gì lạ đối với Amy Tan, một nhà tuyển dụng làm việc tại Quảng Châu.
Bà nói 'thị trường việc làm đặc biệt trì trệ' do tác động của COVID-19. 'Các công ty không tuyển dụng vì doanh số bán hàng của họ đã bị ảnh hưởng'.
Những người tìm việc đang giảm kỳ vọng về mức lương, trong khi một số cảm thấy áp lực từ các bậc cha mẹ, những người không thể hiểu tại sao con họ không kiếm được việc.
'Tôi không có việc làm và sống ở nhà', một sinh viên 22 tuổi nói trên nền tảng mạng xã hội nổi tiếng Xiaohongshu. 'Cha mẹ tôi đang khá lạnh nhạt vì tôi không đi làm... Tôi cảm thấy rất lo lắng và hoang mang về tương lai của mình'.
Một sinh viên thất nghiệp khác viết: 'Mẹ tôi không nhìn thấy sự lo lắng của tôi. Ngày nào bà cũng nói là tôi chỉ biết ăn... không biết nghĩ về tương lai và bất tài... Nhưng tôi đang cố gắng hết sức'.
Việc thiếu hy vọng đã thúc đẩy một số sinh viên mới tốt nghiệp nộp đơn xin việc tại các công ty nhà nước - từng không phải là lựa chọn hàng đầu đối với những người tìm việc trẻ tuổi.
Theo báo cáo của nhà tuyển dụng trực tuyến Zhilian, 'điều này phản ánh mong muốn ổn định của những người tìm việc năm nay. Nó cũng có thể liên quan đến việc các doanh nghiệp nhà nước tạo ra nhiều cơ hội việc làm hơn để giảm bớt tác động của đại dịch'.
Những người khác hoàn toàn không tham gia vào thị trường việc làm ảm đạm. Thay vì để lại khoảng trống trong hồ sơ xin việc, một số sinh viên chọn ở lại trường bằng cách đăng ký vào các chương trình thạc sĩ hoặc đi du học. Nhưng đó cũng không phải là một giải pháp đảm bảo.
Theo một giám sát viên đại học chịu trách nhiệm tư vấn nghề nghiệp tại một trường đại học hàng đầu ở Bắc Kinh, cuộc cạnh tranh để được vào các chương trình cấp bằng nâng cao đã trở nên 'khốc liệt' hơn.
Sợ hãi trước viễn cảnh có thể bị cho thôi việc, một trong những sinh viên của giám sát viên này đã phá vỡ hợp đồng với Alibaba và gia nhập hãng thông tấn Tân Hoa xã của nhà nước Trung Quốc.
Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM lên kế hoạch trao bằng tốt nghiệp cho sinh viên Từ ngày 20-7, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM bắt đầu trao bằng cho sinh viên các đợt năm 2021 và đợt tháng 3-2022. Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM vừa thông báo về việc trao bằng tốt nghiệp cho sinh viên 3 đợt tốt nghiệp năm 2021 và đợt tốt nghiệp tháng 3-2022. Khoảng 4.000 sinh viên đã...