Nhiều quy định chi tiết về xử phạt giao thông qua hình ảnh Facebook
Để có thể đảm bảo việc trật tự an toàn giao thông trên toàn quốc, các cơ quan chức năng cũng như Bộ Công an đã đưa ra khá nhiều biện pháp để hạn chế một số trường hợp vi phạm của người điều khiển phương tiện trên đường.
Mới đây, dự thảo Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đã được công bố rộng rãi trên toàn quốc.
CSGT tiến hành xử lý những trường hợp vi phạm luật giao thông đường bộ. (Ảnh: VTC)
Bộ Công an đề xuất cần phải có các quy định chi tiết về việc xử phạt giao thông
Theo như dự thảo Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông vừa được công bố, có đề xuất của Bộ Công an về việc tiếp nhận, xác minh những thông tin – hình ảnh phản ánh các vi phạm trật tự an toàn giao thông mà cá nhân hay tổ chức cung cấp. Bên cạnh đó, những chứng cứ tố cáo hành vi vi phạm giao thông cũng có thể được đăng tải trên các phương tiện đại chúng, mạng xã hội như Facebook.
Cụ thể, dự thảo này nêu rõ người có thẩm quyền xử phạt sẽ được thoải mái sử dụng những hình ảnh thu được từ thiết bị ghi hình (của cá nhân hay tổ chức). Dựa vào những bằng chứng này sẽ lấy làm căn cứ quan trọng để xác minh hành vi vi phạm luật an toàn giao thông đường bộ. Tuy nhiên, các thông tin – hình ảnh sai phạm được tổ chức, cá nhân cung cấp cần phải đảm bảo đủ 2 điều kiện:
Việc xử phạt sẽ có những quy định chi tiết hơn nếu đề xuất của Bộ Công an được thông qua. (Ảnh: Xã Luận)
- Phản ánh khách quan rõ về địa điểm, không gian, thời gian, đối tượng và hành vi vi phạm.
- Còn thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo đúng quy định của pháp luật khi xử lý vi phạm hành chính.
Điều quan trọng hơn nữa đó chính là những cá nhân hay tổ chức cũng phải chịu trách nhiệm pháp luật trước những thông tin – hình ảnh được họ cung cấp.
Video đang HOT
Cảnh sát giao thông (CSGT): Lực lượng tiếp nhận thông tin – hình ảnh được đăng trên MXH
Được biết lực lượng CSGT sẽ là đơn vị chịu trách nhiệm tiếp nhận những thông tin – hình ảnh được đăng tải trên các trang mạng xã hội, phương tiện thông tin đại chúng. Lực lượng này sẽ phải xem xét, phân loại và tiến hành xử lý theo đúng trình tự được quy định.
CSGT sẽ tiến hành tiếp nhận các thông tin – hình ảnh vi phạm giao thông qua các trang MXH như Facebook. (Ảnh: Hà Nội Mới)
Thêm vào đó, dự thảo Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông cũng cho biết thêm, CSGT sẽ được quyền sử dụng, vận hành những trang thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ tối tân nhất (theo quy định của pháp luật). Theo đó, lực lượng CSGT có thể kịp thời phát hiện và ghi thu hình toàn bộ quá trình vi phạm của người điều khiển phương tiện giao thông.
Những chứng cứ được ghi thu bằng các thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ là hình ảnh, phiếu in, chỉ số đo, bản ảnh, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, dữ liệu lưu trong bộ nhớ của các phương tiện đều sẽ được thống kê và tiến hành lập danh sách in thành bản ghi – thu hoặc bản ảnh về hành vi vi phạm an toàn giao thông. Sau đó, những chứng cứ này sẽ được lưu giữ trong phần hồ sơ vụ việc và vi phạm hành chính theo đúng quy định của Bộ Công an về công tác hồ sơ.
Các cơ quan chức năng sẽ tiến hành thu thập và xác minh những thông tin – hình ảnh và sau đó xử lý theo đúng quy trình. (Ảnh: Bộ Giao Thông Vận Tải)
CĐM: “Phen này thì các ‘racing boy’ đừng hòng thoát tội”
Sau khi dự thảo về Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông được chia sẻ rộng rãi trên các trang MXH, rất nhanh đã nhận về khá nhiều sự đồng tình từ cộng đồng mạng. Đa số mọi người đều cùng chung quan điểm, nếu Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông được chính thức đưa vào thực hiện thì an toàn giao thông trên mọi tỉnh thành đều có thể được an toàn. Những vụ tai nạn có thể sẽ được giảm ở mức thấp nhất.
“Ôi chao, luật này mà chính thức được thông qua thì “racing boy” đừng có mong đến việc đua xe nữa nhé.”
“Đồng ý với cái luật mới này, mong rằng sẽ nhanh chóng đưa vào áp dụng.”
“Có như vậy mới giảm thiểu được các vụ tai nạn giao thông ở Việt Nam.”
Một số bình luận từ cư dân mạng. (Ảnh chụp màn hình)
Như vậy, theo như ý kiến của khá nhiều cư dân mạng thì nếu như Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông được chính thức thông qua và áp dụng trong xã hội, có thể sẽ hạn chế được tình trạng vi phạm an toàn giao thông. Thêm vào đó có thể đảm bảo được số vụ tai nạn giao thông ở Việt Nam sẽ được giảm thiểu đi khá nhiều vào mỗi năm.
Bạn nghĩ như thế nào về dự thảo Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông này? Chia sẻ cho chúng mình cùng biết tại YAN Netizen với nha.
P.B
Trừ điểm tài xế vi phạm: Cần hoàn chỉnh dữ liệu
Cấp điểm cho giấy phép lái xe là cần thiết nhưng phải được quản lý bằng dữ liệu quốc gia để dễ kiểm soát hơn.
Trong tuần qua bài viết "Đề xuất mỗi tài xế có 12 điểm, trừ hết phải thi lại bằng lái" nhận được nhiều ý kiến bình luận của bạn đọc ủng hộ việc trừ điểm tài xế vi phạm giao thông.
Bộ Công an vừa báo cáo Chính phủ, đề nghị xây dựng Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ và đề xuất trình Quốc hội đưa dự án Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021.
Bộ Công an đề xuất mọi loại giấy phép lái xe (GPLX) sẽ có tổng là 12 điểm và số điểm này sẽ bị trừ khi tài xế vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông.
Số điểm bị trừ ngược; đến khi về 0, GPLX sẽ bị coi là không còn hiệu lực. Điều này đồng nghĩa tài xế muốn cấp GPLX phải học và thi lấy GPLX trong thời gian ít nhất sáu tháng kể từ ngày GPLX bị coi là không còn hiệu lực.
Trừ điểm để tài xế chạy ẩu biết sợ
Bạn đọc Nguyễn Văn Hoàng bình luận: "Là một tài xế, tôi ủng hộ đề xuất trừ điểm trên GPLX, việc này sẽ nâng cao được ý thức của người tham gia giao thông.
Hiện nay, các vi phạm giao thông đều bị phạt tiền ở mức cao nhưng xem ra tai nạn giao thông vẫn còn xảy ra nhiều. Vi phạm giao thông ngoài bị phạt tiền, sắp tới nếu còn trừ điểm như ở nước ngoài vậy thì đảm bảo ai cũng sẽ sợ thôi".
"Tôi rất đồng ý với đề xuất này của Bộ Công an. Tuy nhiên, cần có những trường hợp phải xem xét như khi đưa người đi cấp cứu hoặc có trường hợp thiên tai, dịch họa hay là biến cố gì khác... Nói chung, khi phạt CSGT cần xem xét nhiều yếu tố khách quan dẫn đến việc vi phạm của tài xế" - bạn đọc Hồ Văn Tiến góp ý.
Những bài báo thu hút nhiều sự quan tâm bình luận của bạn đọc trong tuần qua.
Bạn đọc Nguyễn Quang Dũng nêu ý kiến: "Việc trừ điểm trên GPLX các nước tiên tiến họ đã áp dụng lâu rồi. Tuy nhiên, ở nước ngoài họ trang bị camera đầy đủ và có biển báo (đoạn đường gắn camera giao thông) công khai.
Khi tài xế vi phạm, họ chỉ gửi thông báo về nhà, ghi rõ số tiền phạt do lỗi gì và bị trừ bao nhiêu điểm. Nếu tài xế không đến nộp thì sẽ bị trừ vào tài khoản ngân hàng của người vi phạm. Tôi nghĩ khi triển khai, cơ quan chức năng cũng nên trang bị đầy đủ, đồng bộ các hệ thống dữ liệu để tạo thuận lợi cho người dân và cả CSGT".
Cách làm phải minh bạch, rõ ràng
Bạn đọc Nguyễn Hà bình luận: "Cá nhân tôi ủng hộ việc xử phạt nghiêm người coi thường luật giao thông. Tuy nhiên, muốn xử phạt có tính thuyết phục thì phải đảm bảo các yếu tố ảnh hưởng đến nó.
Ví dụ như hệ thống hạ tầng giao thông đô thị chưa đồng bộ, các phương tiện công cộng chưa đáp ứng được về cả chất và lượng, cơ chế quản lý lực lượng CSGT phải minh bạch... Giải quyết được những vấn đề trên thì việc áp dụng trừ điểm các tài xế vi phạm sẽ hợp lý hơn".
"Muốn phạt trừ điểm tài xế vi phạm, theo tôi phải xây dựng được hệ thống kết nối dữ liệu từ lúc ghi hình bắt lỗi và được quản lý trên dữ liệu quốc gia. Có như thế mới tránh được tiêu cực và người tham gia giao thông cũng tâm phục khẩu phục" - bạn đọc Thu Ngân ý kiến.
Bạn đọc Hồng Đăng mong mỏi: "Không phải là nhiều nhưng tôi thấy có hiện tượng "cưa đôi" số tiền phạt khi vi phạm giao thông để CSGT không lập biên bản. Ở đây đòi hỏi ý thức rất cao của người thực thi công vụ và của người dân khi tham gia giao thông. Phạt tiền cao, trừ điểm trên GPLX đều là những biện pháp tích cực để giảm trừ tai nạn giao thông nhưng các biện pháp thực thi cần phải minh bạch, rõ ràng".
NGUYỄN HIỀN
Từ hôm nay, người dân được giám sát, ghi hình CSGT làm nhiệm vụ Nhằm minh bạch và dân chủ hóa công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, người dân được giám sát và ghi hình CSGT làm nhiệm vụ. Ngày 15/1, Thông tư 67/2019 của Bộ Công an quy định về thực hiện dân chủ trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông chính thức có hiệu lực. Ngày 15/1,...