Nhiều phụ nữ Mỹ nhất quyết không hẹn hò với người ủng hộ Donald Trump
Cuộc bầu cử tổng thống quyết liệt năm nay khiến Katie Oldenburg đưa ra luật hẹn hò mới, đó là không &’tiếp’ bất cứ anh chàng nào ủng hộ Donald Trump.
Chính trị, cũng giống như bạn trai cũ, không phải là chuyện nên đề cập tới trong cuộc hẹn hò đầu tiên, Oldenburg nói.
“Nói về chính trị trong cuộc hẹn đầu tiên là một điều tối kỵ. Nhưng trong trường hợp này và với nhiều thứ tồi tệ đã xảy ra, tôi đã cố gắng để quyết định xem liệu mình có chung phe với người tôi đang hẹn hò vào thời điểm đó không”, Politico dẫn lời nữ chuyên viên quan hệ công chúng ở New York. “Vì những phát ngôn của Donald Trump quá kinh tởm nên tôi không muốn hẹn hò với bất kỳ ai ủng hộ con người này”.
Một số phụ nữ cho hay việc sàng lọc bạn trai càng trở nên cấp thiết sau khi một video bị rò rỉ hồi đầu tháng 10 cho thấy ông Trump khoe khoang về hành vi sàm sỡ phụ nữ.
Với Oldenburg, người dự kiến bỏ phiếu cho bà Hillary Clinton, việc ủng hộ tỷ phú Mỹ sau đoạn video trên tương đương với việc tha thứ cho hành vi đó. Cô từng hẹn hò với nhiều người thuộc phe Cộng hòa nhưng năm nay, Oldenburg nhất quyết tránh bất kỳ anh chàng nào bỏ phiếu cho ứng viên của đảng này.
Nếu lướt thấy thông tin ủng hộ Trump trong hồ sơ của một người nào đó trên trang web hẹn hò trực tuyến, cô sẽ bỏ qua ngay lập tức. Nếu gặp mặt, cô sẽ trao đổi về cuộc bầu cử để biết chắc quan điểm của đối phương.
“Tôi nghĩ người Cộng hòa là một chuyện, người ủng hộ Trump là chuyện khác”, cô nói. “Một người có quan điểm và ý kiến cụ thể về cách thức giải quyết vấn đề, còn người kia thì ủng hộ một gã độc tài không tôn trọng phụ nữ. Đó là vấn đề nhân cách và đạo đức hơn là chính trị”.
Laurie Davis Edwards, nhà sáng lập của eFlirt, một công ty tư vấn hẹn hò trực tuyến ở Los Angeles, nhận thấy gần đây, ngày càng có nhiều khách hàng bày tỏ lo ngại về quan điểm bầu cử của đối phương, thậm chí cả trước khi video khiếm nhã của ông Trump bị lan truyền.
Giống như Oldenburg, nhiều khách hàng đã phá vỡ thông lệ “không đề cập đến chính trị” ngay trong cuộc hẹn đầu tiên với một người mới quen.
“Sau đó họ quay lại và nói &’ôi Chúa ơi, tôi vừa hẹn hò với một người ủng hộ Trump. Thật không thể tin được’ “, Edwards kể, thêm rằng sau vụ bê bối trên, các cô gái càng khó có thể chấp nhận một anh chàng bảo vệ cho ông Trump.
Video đang HOT
Nancy Slotnick, một chuyên gia tư vấn hẹn hò, khuyên các phụ nữ nên cố gắng nắm bắt tính cách của đối phương và xem việc ủng hộ ứng viên 71 tuổi là một dấu hiệu quan trọng để dừng hẹn hò.
Shannon Lell, một nhà văn tự do 38 tuổi ở Seattle, kể với Washington Post rằng cô đã rất hoảng hốt khi nhận ra mình đang hẹn hò với một người ủng hộ ông Trump hồi đầu năm nay.
“Anh ta bắt đầu biện hộ về một số quan điểm của ông Trump, như cách ông ta phô trương bản thân hay tính cách, những điều ông ta nói về phụ nữ”, cô kể. “Tôi đã cố gắng hết sức. Tôi đã cố gắng để không đứng dậy, bỏ đi hay nổi giận”. Đó cũng là cuộc hẹn cuối cùng của cô với anh chàng này.
Liz Chambers, một người New York 26 tuổi, đã gật đầu khi một người đàn ông cô từng hẹn hò trước đó đề nghị họ cùng xem buổi tranh luận trực tiếp thứ ba của hai ứng viên tổng thống. Anh này cam đoan không bỏ phiếu cho Trump và hai người đã có cuộc hẹn hò thứ hai tại một quán rượu để theo dõi sự kiện này.
Một số fan của Trump thừa nhận rằng ứng viên này đã gây rắc rối cho đời sống tình cảm của họ. Một người bỏ phiếu cho Trump ở California đã phải tạo ra một trang web hẹn hò dành riêng cho những người ủng hộ ứng viên đảng Cộng hòa mang tên Trump Singles (Những người độc thân ủng hộ Trump) với tiêu chí “Make dating great again” (Làm cho việc hẹn hò tuyệt vời trở lại).
Ông David Goss đã kết hôn nhưng lập ra trang web này dựa theo nguyện vọng những người bạn của ông. Một phụ nữ từng đề cập đến việc ủng hộ Trump trong cuộc hẹn hò đã bị đối phương bỏ lại một mình ở bàn và phải thanh toán tất cả hóa đơn.
Đến tháng 9, trang web đã có 12.000 thành viên trả tiền, trong đó có 63% là nam giới, chủ yếu ở các thành phố như New York, Philadelphia và Los Angeles.
“Mọi người hiện rất chia rẽ. Có nhiều điều khiến một người ủng hộ Trump không muốn kết giao với một người ủng hộ Clinton và một người ủng hộ Clinton không muốn làm quen với một người ủng hộ Trump nữa”, ông Goss nói. “Họ chắc chắn sẽ không hẹn hò với nhau”.
Theo khảo sát của ứng dụng hẹn hò trực tuyến Sapio với 2.000 người, hơn một nửa trong số đó khẳng định họ thà hẹn hò với một người không biết đọc còn hơn với một người bỏ phiếu cho Trump. 60% tuyên bố thà độc thân trong 4 năm tới chứ nhất định không yêu người nào là fan của tỷ phú này.
Theo Vnexpress
"Cú sốc tháng 10" liệu có quật ngã bà Clinton?
Nhóm chuyên gia của ngân hàng Citigroup cho rằng, "cú sốc tháng 10" hay những bê bối mới đây nhằm vào ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Mỹ Hillary Clinton sẽ ảnh hưởng đáng kể đến cơ hội đắc cử của bà Clinton.
Giám đốc FBI James Comey (trái) và ứng viên tổng thống Dân chủ Hillary Clinton. (Ảnh: Getty)
Cơ hội đắc cử giảm xuống còn 75%
Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) cuối tuần trước bất ngờ thông báo lật lại điều tra sau khi phát hiện loạt email của bà Clinton trong một cuộc điều tra bê bối của một cựu nghị sĩ. Quyết định bất ngờ này của FBI được ví là "cú sốc tháng 10" với bà Clinton. Đây là thuật ngữ vốn dùng để chỉ những bất ngờ vào thời điểm nước rút có thể tác động đến cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ.
Nhóm chuyên gia của Citigroup do chuyên gia về chính trị thế giới Tina Fordham dẫn đầu cho rằng, thông tin này có thể ảnh hưởng lớn đến cuộc chạy đua vào Nhà Trắng, và cơ hội đắc cử tổng thống của bà Clinton chỉ giảm từ 81% xuống 75%.
"Theo quan điểm của chúng tôi, diễn biến mới này thực sự là một "cú sốc tháng 10" và có thể tác động đến cuộc bầu cử", nhóm chuyên gia Citigroup nhận định. Họ cho rằng, sự việc trên sẽ gây trở ngại cho chiến dịch tranh cử của bà Clinton và làm giảm niềm tin của cử tri.
Mặc dù vậy, Citigroup cho rằng, hầu hết cử tri ủng hộ bà Clinton sẽ không thay đổi quyết định của mình bởi một phần do hoạt động bỏ phiếu sớm đã diễn ra ở nhiều bang. Hơn nữa, kết quả khảo sát từ ngày 25-28/10 của ABC News/Washington Post cho thấy chỉ 7% cử tri ủng hộ bà Clinton nói rằng, những thông tin về cuộc điều tra của FBI khiến họ ít ủng hộ bà hơn.
Theo các chuyên gia Citigroup, do phải mất ít nhất 1 tuần các diễn biến mới mới có thể phản ánh vào kết quả thăm dò dư luận, nên hiện tại chưa thể đánh giá hết được tác động của "cú sốc tháng 10" này thậm chí cho đến trước ngày bầu cử 8/11. Tuy nhiên, Citigroup cũng cho rằng, FBI sẽ chưa tiến hành điều tra bà Clinton trước cuộc bầu cử.
Truyền thông Mỹ cho biết, FBI đã tìm thấy những email khả nghi mới của ứng viên tổng thống Dân chủ Hillary Clinton từ cách đây vài tuần nhưng chỉ đến khi còn hơn 1 tuần nữa là tới ngày bầu cử chính thức, Giám đốc FBI James Comey đã đơn phương gửi thư thông báo về hoạt động điều tra đối với bà Clinton. Reuters cho biết, hiện FBI đã nhận được giấy phép để tiếp tục điều tra 650.000 email mới bị phát hiện của bà Clinton để xem liệu các email trao đổi bằng máy chủ cá nhân trong thời gian bà đương chức Ngoại trưởng có chứa thông tin mật hay không.
Ông Comey được cho là đối mặt với sức ép từ chức sau khi tuyên bố hồi tháng 7 rằng FBI sẽ không truy tố bà Clinton liên quan đến cáo buộc sử dụng máy chủ cá nhân để trao đổi email công vụ. Tuy nhiên, quyết định đơn phương thông báo hoạt động điều tra bà Clinton ngay trước thềm cuộc bầu cử của ông đã vấp phải sự chỉ trích gay gắt của giới chức tư pháp cũng như từ phía đảng Dân chủ.
"Cú sốc tháng 10" có thể quật ngã bà Clinton?
Ứng viên tổng thống Dân chủ Hillary Clinton. (Ảnh: Getty)
Đối thủ Cộng hòa Donald Trump đã chớp lấy cơ hội FBI thông báo điều tra bà Clinton để công kích. Trong cuộc vận động tranh cử ở Maine và New Hampshire cuối tuần qua, ông Trump nói: "Đây là bê bối chính trị lớn nhất kể từ vụ Watergate, tôi chắc chắn rằng cơ quan chức năng sẽ xử lý vụ việc một cách thỏa đáng. Chúng tôi hy vọng, công lý sẽ được thực thi. FBI đang mở lại điều tra những bê bối, những hành động bất hợp pháp của bà ấy đe dọa an ninh của nước Mỹ. FBI đang sửa chữa lại sai lầm kinh khủng mà họ mắc phải trước đó".
Tuy nhiên, có thể ông Trump sẽ thất vọng nếu như nhìn lại lịch sử tác động của các "cú sốc tháng 10" đến ứng viên tổng thống.
Cụm từ "cú sốc tháng 10" trở nên phổ biến trong các cuộc bầu cử tổng thống Mỹ từ năm 1972 để chỉ các diễn biến bất ngờ có thể làm thay đổi cục diện cuộc chạy đua vào Nhà Trắng.
Tuy nhiên, theo nhiều học giả, "cú sốc tháng 10" thường không ảnh hưởng nhiều đến cuộc bầu cử. Ví dụ, năm 2000, ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa George W. Bush bị phát hiện từng bị bắt do say xỉn khi lái xe. Thông tin này ngay lập tức đã tràn ngập trên các phương tiện truyền thông Mỹ lúc bấy giờ. Tuy nhiên, theo khảo sát, 83% cử tri Mỹ nói rằng họ đã nghe nói về chuyện đó và chỉ 17% nói rằng đó là những thông tin đáng quan tâm. Thực tế, cuối cùng ông Bush đã giành chiến thắng trước đối thủ Dân chủ Al Gore. Hay năm 2008, chỉ một tuần trước khi diễn ra bầu cử, ứng viên tổng thống Dân chủ Barack Obama đối mặt với thông tin rằng cô của ông định cư bất hợp pháp ở Boston. Song "cú sốc" này cũng không thể ngăn cản ông trở thành tổng thống Mỹ hai nhiệm kỳ.
Với cuộc bầu cử năm nay, điều đáng nói là cả hai ứng viên đều đã đối mặt với "cú sốc tháng 10", với ông Trump đó là nghi án trốn thuế, và với bà Clinton là loạt rò rỉ email của WikiLeaks. Trong bối cảnh có quá nhiều "cú sốc" như vậy, thì cú sốc mới có thể sẽ khó ảnh hưởng lớn đến cục diện bầu cử.
Minh Phương
Theo Dantri
Giám đốc FBI bị tố phạm luật vì tiếp tục điều tra bê bối email của Clinton Lãnh đạo phe Dân chủ tại Thượng viện cho rằng giám đốc FBI "có thể phạm luật" liên bang khi công bố điều tra loạt email mới bị rò rỉ của ứng viên tổng thống Hillary Clinton. Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Harry Reid. Ảnh: AP. Harry Reid, lãnh đạo phe thiểu số đảng Dân chủ tại Thượng viện, ngày 30/10 cho...