Nhiều phụ huynh Hong Kong cho con học tại nhà
Nhận thấy nhiều học sinh không hứng thú khi học ở trường, chị Tse Lai-man quyết định cho con trai học ở nhà với lịch trình linh hoạt.
Sau bữa sáng đủ chất dĩnh dưỡng, cậu bé Tin Tin (7 tuổi) dành phần lớn thời gian ở nhà để đọc sách và một số hoạt động học tập khác. Hai lần một tuần cậu học trượt băng kết hợp với tập luyện bóng đá, cầu lông.
Mẹ Tin Tin, chị Tse Lai-man, cho biết con trai không có lịch trình học cụ thể mà thay đổi thường xuyên, phụ thuộc vào sở thích của con. Chủ nhật, gia đình Tin Tin cùng nhau nấu ăn, trò chuyện và chơi cờ vua.
Là nhân viên xã hội làm việc trong các trường học ở Hong Kong, chị Tse nhận thấy một số học sinh không có hứng thú với bất kỳ môn học nào tại trường, các em chỉ đến ngồi đó. Những môn học truyền thống ở trường không giúp học sinh tìm kiếm và phát triển sở thích cá nhân.
Những kinh nghiệm có được trong thời gian làm việc thúc đẩy chị áp dụng phương pháp giáo dục tại nhà cho con trai. Tse luôn ưu tiên quyền tự chủ cho Tin Tin. Khó khăn duy nhất của việc học ở nhà là thu nhập gia đình giảm đi do chị Tse không còn đi làm toàn thời gian.
Tse Lai-man cùng con trai chơi đồ hàng để phát triển trí tưởng tượng và các giác quan. Ảnh: SCMP
Nhiều gia đình tại Hong Kong đang cân nhắc áp dụng việc học tại nhà cho con em. Một cặp vợ chồng người nước ngoài giấu tên sống ở Hong Kong đã quyết định cho con trai học ở nhà sau khi học xong mẫu giáo.
Lý giải sự lựa chọn của mình, cặp vợ chồng cho hay: “Hiện nay, hầu hết trẻ em dành thời gian ở trường hoặc ở trung tâm dạy thêm từ 9h sáng đến 6h chiều và chỉ giáo viên, phương tiện truyền thông mới có sức ảnh hưởng trong suốt quá trình trưởng thành của chúng”. Họ không muốn con cái mình học tập như vậy.
Video đang HOT
Con trai họ đang theo học ba buổi sáng một tuần ở trường mẫu giáo. Trong thời gian đó, cậu bé học nói và viết bằng tiếng Trung Quốc. Sau bữa trưa, cậu bé thường dành thời gian làm bài tập về nhà và đọc sách. Tuy nhiên, giống như Tin Tin, lịch trình của cậu bé thường thay đổi linh hoạt.
Trong những ngày đẹp trời, cậu bé sẽ tạm gác việc học tập sang một bên và dành thời gian đi dạo bằng xe đạp. Em cũng sưu tập các tạp chí về thiên nhiên với những bức ảnh về động vật hoang dã.
Theo nhà lập pháp ngành giáo dục Ip Kin-yuen, phụ huynh chỉ nên cho con học tại nhà sau khi đã cân nhắc kỹ lưỡng. Bởi vì giáo dục tại nhà là một quá trình khó khăn, cha mẹ không nên vội quyết định.
Việc học tại nhà cũng đặt ra câu hỏi rằng liệu phương pháp này có thể cung cấp một chương trình học cân bằng với những hoạt động tại các trường học hay không. Và có khả năng trẻ em học tại nhà ít cơ hội giao tiếp.
Phó giáo sư Florrie Ng Fei-yin của khoa tâm lý giáo dục Đại học Trung Quốc, cho biết trẻ em học tại nhà vẫn có thể giao tiếp thông qua các hoạt động nhóm. Nhưng các em vẫn bỏ lỡ những khía cạnh nhất định của trải nghiệm học tập theo nhóm. Bởi trong lớp học toán, trẻ em thường được tiếp xúc với các câu trả lời của các bạn cùng lứa và cách tiếp cận khác nhau để giải quyết một vấn đề cụ thể. Giáo viên có thể thảo luận với các em tại sao lựa chọn cách tiếp cận tốt hơn và đó là một phần quan trọng của việc học.
“Tóm lại, phụ huynh nên cân nhắc những ưu và nhược điểm của việc học tại nhà trước khi đưa ra quyết định và nên xem xét tính cách, trình độ học tập của con mình”, phó giáo sư Florrie kết luận.
Tú Anh
Theo SCMP
Tập đoàn giáo dục Nguyễn Hoàng tiên phong quốc tế hóa giáo dục đại học
Đầu năm 2019, Tập đoàn giáo dục Nguyễn Hoàng (NHG) thành lập Ban Đại học và Hội đồng Đại học để điều hành, cũng như quyết định chiến lược phát triển chung của các trường đại học thành viên.
Định hướng mạnh mẽ trong xây dựng những trường đại học quốc tế của người Việt.
Đầu năm 2019, Tập đoàn giáo dục Nguyễn Hoàng (NHG) thành lập Ban Đại học và Hội đồng Đại học để điều hành, cũng như quyết định chiến lược phát triển chung của các trường đại học thành viên, gồm Trường Đại học Gia Định (GDU), Trường Đại học Bà Rịa-Vũng Tàu (BVU), Trường Đại học Hoa Sen (HSU), Trường Đại học Quốc tế Hồng bàng (HIU).
Phó giáo sư, tiến sỹ Thái Bá Cần, Phó Tổng Giám đốc phát triển đại học, Phó chủ tịch thường trực Hội đồng Đại học NHG nhấn mạnh phương châm hành động của Tập đoàn Nguyễn Hoàng là quốc tế hóa trong giáo dục đại học, xây dựng những trường đại học quốc tế của người Việt, cho người Việt.
Chính vì vậy, việc thành lập Ban Đại học và Hội đồng Đại học sẽ cộng hưởng giá trị của các trường đại học với nhau, từ đó tận dụng nguồn lực, phát huy thế mạnh của từng trường, kết nối trợ lực các trường với nhau.
Tuy nhiên, sự cộng hưởng này không triệt tiêu lẫn nhau hay tạo xung đột trong hệ thống. NHG vẫn dành toàn quyền tự chủ, tự do trong học thuật và quản trị cho các trường.
Theo thống kê tại Việt Nam, giáo dục công lập đóng vai trò chủ đạo và được tạo điều kiện bồi dưỡng, xây đắp các nguồn lực về tài chính, con người và cơ sở vật chất. Vì thế, quan niệm trường tư thục ít nhiều còn xa lạ và chưa nhận được sự tín nhiệm từ xã hội. Đồng thời, phần nào đã ảnh hưởng đến chất lượng của việc tuyển sinh cho các trường ngoài công lập.
Do đó, việc gây dựng lòng tin cần bắt nguồn từ các hoạt động giáo dục như kiểm định chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học... Muốn làm được những điều đó chúng ta cần tập trung tiềm lực về tài chính và nguồn nhân lực.
Liên quan đến vấn đề này, giáo sư, tiến sỹ Mai Hồng Quỳ, Hiệu trưởng Trường Đại học Hoa Sen, thành viên Hội đồng Đại học NHG cho rằng, HSU là thành viên của NHG - một tập đoàn rất am hiểu về giáo dục, có triết lý giáo dục riêng-triết lý giáo dục nhân bản, chứ không như nhiều người nghĩ trường tư thục cứ đơn thuần làm kinh doanh. Tập đoàn có cơ chế hỗ trợ hàng dọc về mặt chuyên môn trong cách quản lý, điều này rất cần để phát triển một trường đại học mà không phải trường nào có được.
Trong khi đó, phó giáo sư, tiến sỹ Hồ Thanh Phong, Phó tổng giám đốc NHG, Hiệu trưởng Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng (HIU), thành viên Hội đồng Đại học NHG cảm nhận được trọng trách phải quốc tế hóa trường đại học đang bức thiết hơn bao giờ hết.
Hệ thống đại học của NHG gia tăng mạnh mẽ về chất lượng lẫn số lượng trong vòng 3 năm qua.
Quốc tế hóa sẽ đóng góp cho chất lượng, thương hiệu của trường và sứ mạng của Tập đoàn. Việc thành lập Hội đồng Đại học cũng giúp chia sẻ nguồn lực tốt nhất, đầu tư hiệu quả nhất, tạo ra những chiến lược phát triển hay nhất cho các trường thành viên - trong đó có HIU.
Hệ thống đại học của NHG gia tăng mạnh mẽ về chất lượng lẫn số lượng trong vòng 3 năm qua đã khẳng định một điều nhờ vào xã hội hóa với tiềm lực tâm huyết, giáo dục đại học tư thục đang phát triển nhanh chóng và có khả năng thực hiện tốt các sứ mệnh giảng dạy, nghiên cứu và phục vụ cộng đồng.
Cùng với các thành viên của Hội đồng Đại học NHG, HIU sẽ có tiềm lực nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo - thứ được cấu thành bởi nhiều yếu tố như con người gồm đội ngũ giảng viên và sinh viên giỏi, cơ sở vật chất..../.
Hội đồng Đại học NHG, gồm 18 thành viên là chuyên gia đầu ngành, những nhà nghiên cứu, nhà giáo dục có kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực đại học.
Trong đó nổi bật là giáo sư, tiến sỹ Lê Xuân Hy, Giám đốc Học viện Phát triển con người, Đại học Seatle (Hoa Kỳ); giáo sư, tiến sỹ Trần Văn Đoàn, Đại học Quốc gia Đài Loan; phó giáo sư, tiến sỹ Thái Bá Cần, Phó Tổng Giám đốc phát triển đại học; phó giáo sư, tiến sỹ Hồ Thanh Phong, Hiệu trưởng Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng; giáo sư, tiến sỹ Mai Hồng Quỳ, Hiệu trưởng Trường Đại học Hoa Sen...
Theo vietnamplus
Cần bổ sung quy định về quyền tự chủ Góp ý cho dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi), TS Nguyễn Vinh Hiển - nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT - đề nghị cần bổ sung quy định về quyền tự chủ của nhà trường, giáo viên trong giáo dục phổ thông và giáo dục mầm non. Ảnh minh họa Phát huy chủ động, sáng tạo Trường tự chủ không đồng nghĩa với...