Nhiều nơi sáp nhập trường nghề ồ ạt
Quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp là một chủ trương lớn, nhưng vừa qua nhiều nơi sáp nhập trường nghề ồ ạt, không tính đến hệ lụy về sau.
Học sinh Đồng Tháp tham dự chương trình tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp 2018 do báo Tuổi Trẻ tổ chức tại Trường ĐH Đồng Tháp sáng 24-3-2018 – Ảnh: CHÍ QUỐC
Ông Vũ Xuân Hùng – vụ trưởng Vụ Đào tạo chính quy, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH) – đã chia sẻ thực trạng này tại hội nghị “Người sử dụng lao động 2018 – Hợp tác doanh nghiệp và nhà trường trong đào tạo và tuyển dụng” ngày 21-11.
Hội nghị do Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp và Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam tổ chức.
Đứng ở vai trò một cơ sở đào tạo, ông Bùi Văn Dũng – hiệu trưởng Trường CĐ nghề Xây dựng – dẫn nghị quyết 19 đã đặt ra yêu cầu: “Sáp nhập trường trung cấp vào trường CĐ, giải thể các trường trung cấp, CĐ hoạt động không hiệu quả”, “về cơ bản, trên địa bàn cấp tỉnh chỉ còn một đầu mối đào tạo nghề công lập” và đặt câu hỏi bộ có tính đến phương án chuyển một số trường về doanh nghiệp nếu doanh nghiệp đủ năng lực và sẵn sàng tiếp quản?
Đáp lại, ông Vũ Xuân Hùng cho biết quy hoạch mạng lưới là việc lớn, không thể vội vã. Song hiện nay, theo phát biểu của một số địa phương thì thấy một số nơi có biểu hiện “ bệnh thành tích”, sáp nhập ồ ạt, không tính đến hệ lụy về sau.
Video đang HOT
Theo ông Hùng, quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp là một chủ trương lớn, nhưng không thể áp dụng chung một công thức cho tất cả các tỉnh, không phải cứ trung cấp là sáp nhập với CĐ, không phải cứ trường kém thì sáp nhập, mà thậm chí có thể bị giải thể.
Riêng việc đưa các trường về doanh nghiệp cũng không phải là bài toán đơn giản vì một số trường nghề đang thuộc doanh nghiệp, nhưng doanh nghiệp lại muốn đẩy sang các bộ, ngành…
Vì vậy, Bộ LĐ-TB&XH đang hướng dẫn các địa phương thực hiện đúng tinh thần nghị quyết, tránh làm ồ ạt, không giải quyết được những hệ lụy sau này.
Theo tuoitre
Giải pháp nào cho ĐH quốc gia và ĐH vùng?
Theo những cán bộ quản lý và chuyên gia, mô hình ĐH vùng, ĐH quốc gia cần được đánh giá thỏa đáng, cần suy xét nguyên nhân vì sao nó không như kỳ vọng.
Giờ thực hành của sinh viên Trường ĐH Bách khoa (TP.HCM) - ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH
Nên học tập mô hình của Mỹ
Theo tiến sĩ Lê Viết Khuyến, Trưởng ban Hỗ trợ chất lượng giáo dục ĐH, Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ VN, khi thành lập các ĐH đa lĩnh vực, xã hội mong chờ những ưu việt mà kiểu trường này sẽ bộc lộ, như: bộ máy tổ chức gọn nhẹ (không có sự trùng lặp các khoa, bộ môn ở những trường thành viên khác nhau), ngân sách được đầu tư tập trung, sinh viên được tự do lựa chọn học các môn học hoặc các chương trình liên ngành ở các trường khác nhau trong một ĐH, sinh viên được học với những giảng viên giỏi nhất ở tất cả các môn học, dễ dàng mở ra các chương trình liên ngành...
Tuy nhiên cho tới nay kết quả có được lại không phải như vậy, do các trường thành viên vẫn hoạt động gần như độc lập, không phối hợp với nhau, trước hết là về mặt đào tạo, nên ĐH không có được sức mạnh tổng hợp.
Theo ông Khuyến, Bộ GD-ĐT lại tạo điều kiện để các trường ĐH thành viên khẳng định tư cách hoạt động độc lập của mình, cấp "đại học" trong các ĐH đa lĩnh vực giống như cấp "bộ chủ quản" trong thể chế hiện nay. Vì tồn tại đồng thời 2 "bộ chủ quản" nên dĩ nhiên xuất hiện nhiều ý kiến đề xuất bỏ bớt đi 1 "cấp bộ chủ quản", tức là giải thể các ĐH đa lĩnh vực.
Ông Lê Viết Khuyến cũng cho rằng lẽ ra các ĐH đa lĩnh vực trên phải được tổ chức như một chỉnh thể thống nhất, đặc biệt trong lĩnh vực đào tạo, với một hệ thống quản trị 3 cấp là đại học (university), trường (college) và khoa (department), tức là theo mô hình các university của Mỹ. Để làm được việc đó, cần phải tổ chức lại các trường ĐH chuyên ngành (vốn có cấu trúc kiểu Liên Xô cũ) tham gia vào sự hình thành của ĐH đa lĩnh vực. Tuy nhiên, quá trình triển khai lại không phải như vậy.
"Vì nhiều lý do khác nhau, cấu trúc 3 cấp là trường - khoa - bộ môn về căn bản vẫn được giữ nguyên ở các trường thành viên. Kết quả là các ĐH đa lĩnh vực đều có cấu trúc 4 cấp: đại học - trường - khoa - bộ môn. Để giữ được vị thế của mình vốn đã từng là một trường ĐH độc lập, các trường thành viên khi chuyển ngữ cấu trúc 4 cấp trên qua tiếng Anh thường sử dụng mô hình: university - university - faculty - department, gây ra sự hiểu lầm trong các đồng nghiệp nước ngoài cho rằng các ĐH đa lĩnh vực ở VN là các tập đoàn ĐH. Thực ra các ĐH đa lĩnh vực này ngay từ lúc thành lập đã có xu hướng tồn tại dưới dạng một liên hiệp các trường ĐH chuyên ngành", tiến sĩ Khuyến phân tích.
Xây dựng một "quần thể đại học"
Còn theo PGS Phan Quang Thế, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp Thái Nguyên, nếu giải tán ĐH vùng thì phải sáp nhập các cơ sở giáo dục ĐH thành viên và các khoa trực thuộc, như ở Thái Nguyên có lẽ không nên có quá 3 trường ĐH. Phương án này sẽ giải quyết được vấn đề về cơ quan ĐH cồng kềnh, kém hiệu quả và nhiều trường trực thuộc Bộ nhưng phương án này sẽ khó sắp xếp giảm biên chế vì lợi ích của cán bộ lãnh đạo và chủ chốt sẽ bị động chạm.
Giải pháp thứ hai, theo PGS Thế, là giữ nguyên ĐH vùng, nhưng không thể để tồn tại quá nhiều cơ sở giáo dục ĐH thành viên ít người học hoặc người học có đầu vào quá thấp hơn. Vì vậy, vẫn phải sáp nhập các cơ sở giáo dục ĐH thành viên hoặc đưa xuống cấp khoa trực thuộc để giảm bớt số đầu mối 2 cấp.
GS Từ Quang Hiển, nguyên Giám đốc ĐH Thái Nguyên, cho biết nếu duy trì mô hình ĐH vùng thì cần phải tạo một chỉnh thể ĐH thống nhất trước hết là về mặt cơ sở vật chất. Ý tưởng quy hoạch một địa điểm rộng hàng trăm héc ta với dự định xây dựng một quần thể ĐH thống nhất cho các ĐH vùng như trước đây là đúng đắn. Vấn đề là thực tế nhà nước lại không có kinh phí để thực hiện.
Xem lại cơ chế hoạt động của các trường thành viên
Theo PGS Phan Quang Thế, ĐH Thái Nguyên lúc thành lập chỉ có 4 trường ĐH truyền thống, đến nay đã mở thêm 3 cơ sở giáo dục ĐH thành viên và 2 khoa trực thuộc. Các cơ sở giáo dục ĐH thành viên của ĐH Thái Nguyên đều đã từng được tự chủ rất cao nhưng bản thân họ đều không vươn lên được và đang trở thành "cái nôi" chứa học sinh tốt nghiệp THPT kém nhất không thể có chỗ khác để đi.
"Đổ lỗi cho là cơ quan ĐH Thái Nguyên cồng kềnh và kém hiệu quả là không biện chứng bởi vì 5 cơ sở giáo dục ĐH mới kia và bản thân họ không đủ năng lực để vươn lên tiếp cận với thế giới hiện đại mới là nguyên nhân chính. Tuy nhiên, năng lực lãnh đạo của cơ quan ĐH cũng có vấn đề", ông Thế nhấn mạnh.
Cũng theo ông Thế, bộ máy quản lý của các trường ĐH thành viên hiện quá cồng kềnh, đông cán bộ quản lý nhưng không hiệu quả. Đời sống cán bộ viên chức, giảng viên quá thấp so với xã hội. Người đứng đầu các đơn vị chuyên môn và bộ môn cần có năng lực chuyên môn cao và khả năng đánh giá năng lực của giảng viên trong đơn vị chính xác gần như còn rất ít.
Theo thanhnien
Giáo viên nhiều địa phương chật vật sửa ngọng 'n, l' Nhiều lần bị học trò cười vì nói ngọng "n, l" lúc giảng bài, cô Vân ở Bắc Giang cố gắng tự sửa sai nhưng bất thành. Là giáo viên một trường THCS tại huyện Yên Dũng (Bắc Giang), từ bé Vân đã nói nọng "n, l" như bao người khác sống cùng quê. Học hết cấp 3, Vân chưa ý thức về...