Nhiều ngành ‘trắng’ thí sinh
Kết thúc xét tuyển đợt 1, xét tuyển bổ sung lần 1, năm nay, nước ta tiếp tục ghi nhận tình trạng nhiều ngành học ‘trắng’ thí sinh.
Năm nay tiếp tục ghi nhận nhiều ngành ‘trắng’ thí sinh. Ảnh: Duy Hiệu
Tại Đại học Tân Trào, các ngành Kinh tế nông nghiệp, Kinh tế đầu tư, Tâm lý học không có thí sinh nào trúng tuyển đợt 1. Trường xét tuyển bổ sung nhưng kết quả vẫn không tuyển được thí sinh nào cho các ngành này.
Một số ngành có thí sinh trúng tuyển đếm trên đầu ngón tay như Chính trị học, Lâm sinh, Sư phạm Sinh học, Chăn nuôi, Quản lý văn hóa, Khoa học cây trồng, Công tác xã hội, Quản lý đất đai.
Thậm chí, với những ngành đang thiếu nhân lực như Giáo dục mầm non, số lượng thí sinh trúng tuyển đợt 1 không nhiều. Đại học Tân Trào vẫn phải tuyển bổ sung 315/350 chỉ tiêu.
Video đang HOT
Đại học Tây Nguyên có 4 ngành không có thí sinh nào trúng tuyển gồm Sinh học, Công nghệ kỹ thuật môi trường, Công nghệ sau thu hoạch, Quản lý tài nguyên rừng. Nhiều ngành khác có số thí sinh trúng tuyển đợt 1 rất ít như ngành Lâm sinh, đợt 1 có 3 thí sinh đến nhập học. Hay khối ngành Nông lâm nghiệp, chăn nuôi có 6 hồ sơ nhập học. Khá hơn một chút, ngành Khoa học cây trồng có 17 thí sinh đến nhập học.
Mới đây, Hội đồng Tuyển sinh Đại học Tây Nguyên thông báo tiếp tục tuyển sinh đợt 3 năm 2022 với 513 chỉ tiêu cho 22 ngành.
Tại Đại học Hà Tĩnh, các ngành Kinh tế nông nghiệp, Khoa học cây trồng, Kỹ thuật xây dựng xét tuyển nhiều phương thức nhưng không có thí sinh trúng tuyển, một vài ngành chỉ có 1-2 thí sinh.
Ngành Khoa học vật liệu của Đại học Quy Nhơn cũng chỉ có 2 thí sinh trúng tuyển nên trường quyết định dừng mở ngành năm nay, vận động thí sinh chuyển sang ngành khác.
Tình trạng này cũng diễn ra ở nhiều trường đại học khác như Quảng Nam, Quảng Bình, Phú Yên, Kiên Giang, Khánh Hòa. Một số ngành có thí sinh trúng tuyển nhiều nhưng cũng vài ngành chỉ lác đác chưa đến 10 thí sinh.
Có thể thấy, những ngành khó tuyển sinh thường có 2 đặc điểm nổi bật. Đó là thuộc các trường “đóng đô” ở ngoại tỉnh và thường là các ngành truyền thống của trường đã có lịch sử đào tạo khá dài.
Thực trạng khó tuyển sinh ở một số ngành, một số trường diễn ra đã lâu. Thời gian gần đây, các trường càng gặp nhiều khó khăn hơn khi nhiều thí sinh không lựa chọn đại học để tiếp tục học tập, lập nghiệp.
Hàng trăm chỉ tiêu tuyển sinh bổ sung: Thí sinh cần cẩn trọng
Tính đến ngày 12.10 có nhiều trường ĐH tiếp tục công bố điểm chuẩn và tuyển sinh bổ sung hàng trăm chỉ tiêu.
Các trường ĐH top giữa, top cuối lo lắng nguồn tuyển sinh
Cho đến nay, nhiều trường ĐH, thậm chí Cao đẳng trên cả nước đã thực hiện xong việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển nguyện vọng, nhiều trường đã khai giảng, tiếp nhận sinh viên mới. Tuy nhiên theo báo cáo nhanh từ Bộ GD-ĐT, nhiều trường vẫn khó khăn trong việc tuyển sinh, thậm chí nhiều trường có số lượng thí sinh đăng ký thấp hơn với chỉ tiêu đề ra. Theo thống kê, số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển ở các trường ĐH mới chỉ được 2/3 hồ sơ so với yêu cầu đề ra vì số lượng hồ sơ "ảo" rất nhiều nên nhiều trường vẫn còn hàng trăm chỉ tiêu bổ sung chờ đợi thí sinh đến nộp hồ sơ bổ sung.
Năm nay không phải là năm đầu tiên diễn ra tình trạng các trường đại học, cao đẳng thiếu thí sinh nhập học. Tuy nhiên, điều đáng nói là việc thiếu nguồn tuyển đang không chỉ diễn ra ở những trường đại học, cao đẳng top dưới, trường ngoài công lập mà năm nay, nhiều trường top giữa hay những trường từ lâu không phải lo lắng về nguồn tuyển thì cũng đang phải đối mặt với bài toán tìm kiếm thí sinh vào học. Đơn cử như ĐH sư phạm TP.HCM, ĐH Sư phạm Thái Nguyên, Học viện An ninh nhân dân... vẫn tuyển bổ sung hàng chục chỉ tiêu ở các khoa.
Nhiều trường ĐH bổ sung hàng trăm chỉ tiêu cho tuyển sinh đợt 2
Lý giải về điều này, nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng sau khi Bộ GD-ĐT lọc ảo cho kết quả cuối cùng thì số lượng thí sinh trúng tuyển ít hơn với chỉ tiêu tương ứng của ngành mà trường đã công bố. Hơn nữa sau một thời gian dài cho các thí sinh xác nhận nhập học trong hệ thống của bộ, tỉ lệ thí sinh xác nhận nhập học vẫn thấp. Điều này có nghĩa rất nhiều thí sinh trúng tuyển nhưng không có ý định nhập học hoặc không biết rõ quy định này.
Kỳ tuyển sinh đại học năm nay tỉ lệ ảo vẫn rất cao, trong khi đó, tại các cuộc họp trước khi lọc ảo, Bộ GD-ĐT đều khẳng định, tỉ lệ ảo năm nay sẽ thấp, nên các trường không dám gọi tỉ lệ vượt chỉ tiêu nhiều (để trừ hao lượng thí sinh ảo như mọi năm) vì sợ bị phạt. Năm nay tất cả các phương thức xét tuyển đều được Bộ GD-ĐT lọc ảo chung, các trường hoàn toàn không xác định điểm sàn và điểm chuẩn trước vì không lường được lượng thí sinh ảo ở nhiều phương thức. Điều này vô tình dẫn đến việc các trường đưa mức điểm cao nhưng không tuyển đủ chỉ tiêu, khó khăn nhất vẫn là các trường đại học ở top giữa và cuối. Riêng các trường tuyển sinh không tốt ở những năm trước thì năm nay càng khó khăn hơn là điều tất yếu.
Một mùa tuyển sinh 2022 đã qua đi
Thời điểm này, các trường ĐH đã hoàn tất công việc đón thí sinh trúng tuyển đợt 1. Tuy nhiên, với những thí sinh chưa trúng tuyển đợt 1 hoặc trúng tuyển nhưng chưa đúng như nguyện vọng, các em vẫn còn cơ hội khi nhiều trường đại học đã phát thông báo xét tuyển bổ sung ở nhiều ngành học. Đây được xem là cơ hội "vàng" cho thí sinh chưa trúng tuyển. Để không bỏ lỡ cơ hội trong đợt xét tuyển bổ sung, thí sinh cần cập nhật, theo dõi thông tin mới nhất về xét tuyển của trường mà mình dự định nộp nguyện vọng.
Theo tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hà - Trưởng phòng đào tạo Học viện ngân hàng, các thí sinh cần chú ý đến điểm trúng tuyển đợt 2 các trường công bố. Điểm xét tuyển đợt bổ sung sẽ tùy thuộc vào số lượng hồ sơ và điểm của các thí sinh nộp hồ sơ vào trường. Mặc dù có hàng nghìn chỉ tiêu bổ sung ở nhiều chuyên ngành, nhiều trường ĐH khác nhau song cũng giống như đợt 1, thí sinh cần thực sự hiểu rõ về nguyện vọng, năng lực và điều kiện của bản thân, tránh trường hợp chọn đại một ĐH chỉ vì nghĩ sẽ chắc chắn trúng tuyển. Đặc biệt là ở đợt xét tuyển bổ sung, thí sinh sẽ không còn nhiều lựa chọn ngành, trường như xét tuyển đợt 1 bởi chỉ có ngành chưa tuyển đủ chỉ tiêu thì các trường mới công bố xét tuyển bổ sung. Vì vậy, thí sinh dự định nộp vào trường nào cần tìm hiểu, tra cứu kỹ thông tin.
Nhìn lại mùa tuyển sinh năm nay, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng vụ giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT) đánh giá, về tổng thể, công tác tuyển sinh năm 2022 có những điều chỉnh tích cực, đặc biệt là sự chuyển đổi mạnh mẽ về ứng dụng công nghệ. Việc tổ chức đăng ký và xử lý nguyện vọng xét tuyển trực tuyến không chỉ bảo đảm quyền lợi cho thí sinh, giảm thiểu số lượng thí sinh ảo mà còn góp phần thúc đẩy chuyển đổi số, trong đó đảm bảo việc minh bạch hóa công tác tuyển sinh của cả hệ thống.
Trên cơ sở các số liệu về tuyển sinh năm 2022, Bộ GD-ĐT sẽ phối hợp với các cơ sở đào tạo phân tích, đánh giá và tổng kết những mặt được, chưa được và hướng khắc phục, trong đó có việc các trường cần hoàn thiện các phương thức tuyển sinh cho năm 2023 theo hướng đơn giản hóa, giảm thiểu các nhầm lẫn và khó khăn có thể gây ra cho thí sinh.
Để hệ thống hoạt động ổn định trong các năm tiếp theo, trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc tự chủ trong tuyển sinh của các cơ sở đào tạo, Bộ GD-ĐT sẽ yêu cầu các cơ sở đào tạo phân tích, đánh giá hiệu quả của từng phương thức tuyển sinh để lựa chọn và sử dụng một số phương thức nhất định, đảm bảo sự công bằng và không gây khó khăn, nhầm lẫn cho thí sinh.
Tuyển sinh bổ sung vẫn vắng bóng thí sinh Nhiều cơ sở giáo dục đại học liên tục đăng tuyển bổ sung nhưng số hồ sơ nộp vào rất thấp. Theo thống kê từ các cơ sở đào tạo đại học (ĐH), cả nước có hơn 100 cơ sở thông báo xét tuyển bổ sung chỉ tiêu từ vài chục đến vài ngàn thí sinh. Tuy nhiên, thí sinh vẫn không mặn...