Nhiều năm ở nước ngoài, nhà khoa học nữ 8X quyết trở về Việt Nam để nghiên cứu
Tiến sĩ Đinh Thị Hinh từng giành học bổng toàn phần du học Hàn Quốc nhưng sau khi tốt nghiệp cô vẫn quyết tâm quay trở về Việt Nam.
Có thể nói nữ trí thức là một bộ phận tinh hoa của phụ nữ thuộc mọi dân tộc. Họ là những người được đào tạo bài bản, có kiến thức sâu rộng về một lĩnh vực nào đó, có trình độ, có vị trí khoa học và có những đóng góp không nhỏ đối với sự nghiệp phát triển đất nước.
Trước khi hoặc đồng thời với việc họ bước vào tầng lớp trí thức, họ là những người vợ, người mẹ với những thiên chức trong gia đình mà xã hội đã định sẵn. Họ phải sinh con, nuôi con, lo toan cuộc sống gia đình và làm những công việc vốn được coi là “thiên chức”.
Con đường bước ra khỏi cánh cửa gia đình để dấn thân vào các hoạt động khoa học bao giờ cũng đầy chông gai mà không phải người phụ nữ nào cũng có thể vượt qua được. Tuy nhiên, Tiến sĩ Đinh Thị Hinh – nhà khoa học nữ 8X của Trường Đại học Phenikaa là minh chứng rõ nét về sự dung hòa chức năng “kép” ấy.
Chia sẻ với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, cô Hinh cho biết bản thân tốt nghiệp Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội năm 2010 sau đó nhận được học bổng giáo sư để học thạc sĩ và tiến sĩ tại Đại học Ulsan, Hàn Quốc.
Cô Đinh Thị Hinh trong ngày nhận bằng tiến sĩ (ảnh: NVCC)
Năm 2016, cô Hinh bảo vệ thành công luận án tiến sĩ “Nghiên cứu cơ chế của hiệu ứng biến dạng cơ điện trên các hệ gốm áp điện pha tạp nền Bismuth”.
“Trong luận án đó, tôi đã nghiên cứu các tính chất của các hệ gốm áp điện composite và các hệ gốm áp điện (Bi,Na,K)TiO 3 , (Bi,Na,Ba)TiO 3 được pha tạp với các nồng độ acceptor (Lithium) và donor (Lantanum) khác nhau. Kết quả cho thấy các hệ gốm composite và gốm BNKT đươc pha tạp bởi Lanthanum với nồng độ 0.03 cho giá trị biến dạng cơ điện khá lớn (600~800 pm/V) với lực điện trường yêu cầu khá nhỏ (2~4 kV/mm).
Từ đó tôi liên hệ với nhóm nghiên cứu của Giáo sư John Daniels ở Đại học New South Wales ở Úc để sử dụng phương pháp xác định các cấu trúc tinh thể nhiễu xạ dưới lực điện trường (in-situ XRD).
Sau đó, cùng nhóm của Giáo sư Jing Feng Li ở Đại học Tsinghua ở Trung Quốc để xác định thêm các tính chất vi cấu trúc của vật gốm liệu áp điện bẳng ảnh hiển vi điện tử truyền qua (Transmission electron microscopy) và ảnh hiển vi áp điện (Piezoresponse force microscopy).
Từ những nghiên cứu đó nhóm tôi đã tìm ra được cơ chế của biến dạng cơ điện lớn dưới tác dụng của điện trường nhỏ trong gốm áp điện BNKT pha tạp La.
Những kết quả đó sau đấy được công bố trên tạp chí Journal of the European Ceramic Society (Tạp chí Q1, Impact factor năm 2020 là 4.495) và tạp chí Ceramics International (Tạp chí Q1, Impact factor năm 2020 là 3.83),”, cô Hinh chia sẻ.
Tốt nghiệp tiến sĩ, cô Hinh ở lại Đại học Ulsan để làm nghiên cứu sau tiến sĩ. Năm 2019, cô về công tác tại Trường đại học Phenikaa.
Cô Hinh (ngoài cùng) tham dự hội thảo AMEC tại Thượng Hải, Trung Quốc (ảnh: NVCC)
“Lý do quyết định về nước vì đó cũng là thời điểm bản thân tôi mong muốn trở về làm việc tại quê hương và đoàn tụ cùng gia đình. Tôi nhận thấy điều kiện để làm nghiên cứu tại Việt Nam hiện nay đã được cải thiện nhiều và có thể đáp ứng được yêu cầu của các nhà khoa học khi về nước để nghiên cứu và giảng dạy. Đặc biệt Trường đại học Phenikaa có môi trường tự do học thuật, đồng nghiệp là những người có tài và nhiệt huyết, cơ sở vật chất trang thiết bị đầy đủ và hiện đại, chế độ đãi ngộ tốt”, nữ tiến sĩ nói.
Video đang HOT
Cô Hinh cho hay, dù nam giới hay nữ giới đều có những ưu- nhược điểm khi làm nghiên cứu khoa học, quan trọng là lựa chọn đúng lĩnh vực phù hợp mà thôi.
Ví như sự chăm chỉ, cẩn thận, khéo léo và tỉ mỉ của nữ giới sẽ là một lợi thế không nhỏ trong quá trình làm thực nghiệm. Đặc biệt là lĩnh vực Vật liệu gốm áp điện mà cô Hinh nghiên cứu thường tiến hành với các thiết bị nhỏ, nhẹ, đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác cao. Do vậy, “nữ giới trong lĩnh vực Khoa học Vật liệu của tôi là lợi thế!”, cô Hinh nói.
Tiến sĩ Đinh Thị Hinh chụp hình cùng giáo sư và đồng nghiệp ở Hàn Quốc (ảnh: NVCC)
Được biết lĩnh vực mà Tiến sĩ Đinh Thị Hinh quan tâm nghiên cứu là Vật liệu gốm áp điện không chì cho thiết bị điện tử dẫn động và thiết bị cảm ứng.
Cô là tác giả chính và đồng tác giả của 6 bằng sáng chế tại Hàn Quốc, 25 bài báo quốc tế và hàng loạt giải thưởng cho các báo cáo xuất sắc tại các hội thảo chuyên ngành như:
Giải bài báo xuất sắc tại tạp chí Transactions on Electrical and Electronic Materials năm 2017;
Giải bài báo xuất sắc tại hội thảo KIEEME annual summer conference 2015, 2016;
Giải sinh viên xuất sắc tại hội thảo AFM-AMEC năm 2014;
Giấy khen dành cho sinh viên đã có thành tích xuất sắc trong phong trào Hội và học tập, do Đại sức đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Hàn Quốc năm 2013;
Giải báo cáo xuất sắc tại hội thảo JSEM năm 2013;
Năm 2013-2016 Học bổng toàn phần cho khóa học Tiến Sỹ tại Khoa khoa học và kỹ thuật Vật Liệu, Đại học Ulsan, Ulsan, Hàn Quốc.
Năm 2012 đạt giấy khen dành cho sinh viên đã có đóng góp tích cực cho phong trào sinh viên Việt Nam tại Hàn Quốc, do Hội sinh viên Việt Nam tại Hàn Quốc tặng.
Năm 2011-2013 giành học bổng toàn phần cho khóa học Thạc Sỹ tại Khoa khoa học và kỹ thuật Vật Liệu, Đại học Ulsan, Ulsan, Hàn Quốc.
Năm 2009-2010 giành học bổng Lawrence S.ting Memorial Fund.
Năm 2009 Giải Ba giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp Trường, năm học 2009 – 2010 do Hiệu trưởng Trường đại học Bách Khoa Hà Nội cấp ngày 01 tháng 06 năm 2010.
Năm 2008-2010 Học bổng của công ty Thép Việt Nam.
Năm 2007-2010 Học bổng cho sinh viên có thành tích học tập tốt tại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
Năm 2007-2008 Giấy khen dành cho sinh viên đã có thành tích tốt trong học tập và công tác Đoàn thanh niên, Hội sinh viên năm học 2007 -2008 do Hiệu trưởng Trường đại học Bách Khoa Hà Nội.
Tuy nhiên, cô Hinh thừa nhận việc vừa phải dành tâm huyết, thời gian cho việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn và nghiên cứu khoa học, vừa phải lo toan, sắp xếp hoàn thành tốt công việc của người mẹ, người vợ trong gia đình là không dễ.
Để có được những kết quả đó, Tiến sĩ Đinh Thị Hinh luôn cảm ơn sự hỗ trợ của gia đình hai bên và đặc biệt là người bạn đời, cũng là một Tiến sĩ tốt nghiệp cùng Đại học Ulsan.
Để đạt được những kết quả nghiên cứu, Tiến sĩ Đinh Thị Hinh luôn cảm ơn sự hỗ trợ của gia đình hai bên và đặc biệt là người bạn đời, cũng là một Tiến sĩ tốt nghiệp cùng Đại học Ulsan (ảnh: NVCC)
Hai người cùng trải qua thời gian dài học tập và công tác tại Hàn Quốc nên luôn tìm được tiếng nói chung, anh chính là chỗ dựa và nguồn động viên tinh thần để cô theo đuổi sự nghiệp của mình.
Trường Đại học Phenikaa Ngôi nhà chung của các nhà nghiên cứu khoa học uy tín
Hơn 70% giảng viên tại trường Đại học Phenikaa là tiến sĩ, tốt nghiệp từ các trường đại học danh tiếng trong và ngoài nước, trong đó có nhiều nhà khoa học trẻ dành nhiều giải thưởng khoa học quan trọng.
Trưởng các nhóm nghiên cứu mạnh, các nhà khoa học, giảng viên xuất sắc tại trường Đại học Phenikaa - người dẫn lối những nhà khoa học vàng cho tương lai Việt Nam.
Thu hút đội ngũ nhân lực giỏi để phát triển bền vững
Lâu nay, khi nhắc đến những trường đại học có bề dày thành tích về khoa học kỹ thuật công nghệ, người ta hay nghĩ ngay đến những trường đại học công lập lớn, có tên tuổi lâu đời như: Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia, Trường Đại học Xây dựng... Còn bây giờ, bên cạnh các trường đại học công, mọi người sẽ nghĩ đến một số trường đại học tư thục có tầm nhìn chiến lược và đầu tư bài bản, chuyên nghiệp, trong đó phải nhắc tới một cái tên mới nổi - đó là trường Đại học Phenikaa (Phenikaa Uni).
Ra đời từ năm 2007, với sự đầu tư mạnh mẽ từ Tập đoàn Phenikaa, Trường trở thành đơn vị thành viên của Tập đoàn và chính thức mang tên trường Đại học Phenikaa từ năm 2018. Hiện nay, Phenikaa Uni được biết đến là trường đại học đa ngành đạt chuẩn kiểm định quốc tế, với chiến lược phát triển theo hướng đại học trải nghiệm - đổi mới sáng tạo,.
Cùng với việc đầu tư cơ sở vật chất đồng bộ và hiện đại, Phenikaa Uni luôn ưu tiên thu hút các cán bộ giảng dạy, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu trình độ cao và xây dựng hệ thống quản trị đại học hiện đại, những yếu tố được xem là là nguồn năng lượng nội sinh cho phát triển bền vững của trường Đại học Phenikaa.
Những nhà khoa học, giảng viên xuất sắc đã chọn Phenikaa làm nơi thỏa sức thực hiện đam mê nghiên cứu khoa học của mình.
Hiện nay, trên 70% cán bộ, giảng viên của Trường có trình độ Tiến sĩ, hơn 20 % có học hàm Giáo sư, Phó Giáo sư; trong đó có rất nhiều nhà khoa học xuất sắc người Việt từ nước ngoài trở về tham gia vào công tác nghiên cứu và giảng dạy (theo thống kê tỉ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ trung bình của các trường đại học ở Việt Nam là 28,8%).
Trong bốn năm qua, số lượng công bố khoa học của Trường trên các tạp chí uy tín quốc tế ISI và Scopus tăng đáng kể. Nếu như năm 2017, Trường chỉ có 07 công bố quốc tế thì đến năm 2019 là 163 bài báo, và đến năm 2020 là 292 bài báo.
Cùng với đội ngũ giảng viên giỏi, Trường cũng đã mở nhiều ngành đào tạo mới đáp ứng nhu cầu nhân lực của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, đồng thời phát triển các chương trình đào tạo liên kết quốc tế.
Với chính sách thu hút đội ngũ nhân lực giỏi, Trường Đại học Phenikaa là điểm dừng chân của nhiều nhà khoa học xuất sắc.
Ngay từ khi tiếp quản Trường năm 2017, Ban Lãnh đạo Tập đoàn Phenikaa và Hội đồng Trường đã xác định tầm quan trọng của hệ thống quản trị Trường. Do vậy, Trường Đại học Phenikaa đã từng bước hoàn thiện hệ thống quản trị đại học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đồng thời tăng tính chuyên nghiệp trong mọi mặt hoạt động.
Chất lượng đào tạo được nhà trường chú trọng hàng đầu, bên cạnh việc đạt tiêu chuẩn chất lượng cơ sở giáo dục đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Phenikaa Uni đang từng bước xây dưng theo chuẩn chất lượng xếp hạng quốc tế.
Trường đang tiếp tục thu hút đội ngũ trí thức có năng lực cả ở trong nước và từ nước ngoài tụ hội về Trường để chung tay xây dựng và phát triển trường Đại học Phenikaa trở thành một trung tâm đổi mới sáng tạo, đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao, góp phần vào việc đưa Việt Nam trở thành nước phát triển, hưởng ứng lời kêu gọi của Chính phủ, thực hiện hiệu quả chủ trương "Make-in-Vietnam".
Chiêu mộ hiền tài để những người đã đến là mong muốn được găn bó, cống hiến
Tiến quân vào "mảnh đất" giáo dục đào tạo, Phenikaa chiêu mộ được nhiều nhân tài là Giáo sư, Tiến sĩ, nhà khoa học hàng đầu có tiếng trong giới nghiên cứu.
Có thể kể đến Giáo sư ngành Vật lý trẻ nhất Việt Nam năm 2015 Nguyễn Văn Hiếu, đồng thời là chủ nhân của giải thưởng Tạ Quang Bửu với những bài báo khoa học đỉnh cao đăng tải trên các tạp chí khoa học nổi tiếng nằm ở Top 1% cao nhất của thế giới. Hay như TS Đỗ Quốc Tuấn đạt giải thưởng bài báo xuất sắc nhất tạp chí SCI: Journal of Chemical Enginerring of Japan năm 2013; PGS Phùng Văn Đồng - Trưởng nhóm nghiên cứu mạnh "Vật lý năng lượng cao và Vũ trụ học" cũng là những cá nhân tiêu biểu được vinh danh ở giải thưởng Tạ Quang Bửu đã chọn Phenikaa làm nơi "đất lành chim đậu" của mình.
Hay như tiến sĩ trẻ 9X Trần Quốc Quân xuất sắc giành giải thưởng tài năng cơ học Nguyễn Văn Đạo khi mới chỉ 25 tuổi. Năm thứ hai đại học, anh đã bắt tay vào nghiên cứu khoa học và sở hữu những công bố quốc tế ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Thành tích mà TS Trần Quốc Quân có được cho đến ngày nay chính là sự ghi nhận xứng đáng nhất cho nỗ lực nghiên cứu và sáng tạo bền bỉ của mình. Tài không đợi tuổi, năm 2020, anh trở thành 1 trong 30 gương mặt trẻ dưới 30 tuổi tiêu biểu nhất lọt bình chọn của Tạp chí Forbes.
Như nhà vật lí lí thuyết nổi tiếng Andrew Strominger của Đại học Havard từng nói: "Niềm vui của một nhà khoa học đó là tạo nên những khám phá thú vị chia sẻ với người thân và đồng nghiệp và được ghi nhận xứng đáng".
Những nhà khoa học, các GS, TS của trường Đại học Phenikaa không những được trau dồi kỹ năng sư phạm mà còn được Trường hết lòng tạo điều kiện, đầu tư nghiên cứu, làm thí nghiệm để phát triển các công trình nghiên cứu riêng. Bởi khoa học ở đâu cũng là khoa học, và Phenikaa luon coi trọng và đầu tư mạnh mẽ song song cho cả giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
Ngoài các nhà khoa học tiêu biểu, đóng góp những công trình nghiên cứu mang tầm quốc tế đang dẫn dắt, đào tạo sinh viên, trường Đại học Phenikaa cái nôi để để đào tạo ra những nhà khoa học trẻ tương lai với sự bảo trợ toàn diện từ Tập đoàn Phenika.
Với 7 Trung tâm/Viện nghiên cứu được đầu tư bài bản, chuyên nghiệp và Quỹ Đổi mới Sáng tạo Phenikaa của Tập đoàn Phenikaa, cùng với 10 nhóm nghiên cứu mạnh và 11 nhóm nghiên cứu tiềm năng tại trường Đại học Phenikaa, đây chắc chắn là môi trường đổi mới sáng tạo hoàn hảo, góp phần tạo nên những kết quả nghiên cứu đột phá, có ý nghĩa và giá trị cho sự phát triển của nền khoa học và kinh tế nước nhà.
Chính sự đầu tư nghiêm túc về cả con người và cơ sở vật chất của Phenikaa Uni là điểm mấu chốt để các phụ huynh những năm qua luôn tin tưởng gửi gắm con em mình vào ngôi trường này.
Được dẫn dắt bởi những nhà khoa học trẻ uy tín, tận tâm cống hiến, luôn lấy sinh viên làm trung tâm và được nhà trường tại điều kiện mọi mặt, chắc chắn, từ Phenikaa Uni sẽ đào tạo nên nhiều thế hệ các nhà khoa học tương lai làm rạng danh Việt Nam hơn nữa.
Các trường đại học nâng cấp cảnh báo, chuyển sang học thời chống dịch Trước diễn biến dịch Covid-19 bùng phát trở lại, một số trường đại học tư thục ở Hà Nội đang trong chương trình học tập của sinh viên đã khẩn cấp kích hoạt lại hệ thống phòng chống dịch. Chuẩn bị dung dịch khử khuẩn cho giảng đường - Trường Đại học Đại Nam. Ban chỉ đạo phòng chống dịch Trường Đại học...