Nhiều học sinh có dấu hiệu “bất thường” khi trở lại trường sau giãn cách
Theo PGS.TS Vũ Thị Khánh Linh, trẻ gặp khó khăn về tâm lý khi trở lại trường sau thời gian giãn cách thường có dấu hiệu nhất định như vui buồn thất thường, đi kèm với khí sắc kém, luôn ủ ê, thiểu não.
Ngày 18/12, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Hỗ trợ tâm lý học sinh trở lại trường học sau giãn cách”.
Tham gia buổi tọa đàm có TS. Khúc Năng Toàn (Khoa Tâm lý – Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội); PGS.TS Vũ Thị Khánh Linh (Khoa Tâm lý – Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội); TS. Nguyễn Thị Thu Anh (Hiệu trưởng Trường THCS-THPT Nguyễn Tất Thành).
Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Hỗ trợ tâm lý học sinh trở lại trường học sau giãn cách”.
Trẻ bất an, lo lắng khi quay trở lại trường
Chia sẻ tại tọa đàm, các chuyên gia cho biết, sau khoảng thời gian dài nghỉ dịch, phải ở nhà học online, việc trở lại trường đối với hầu hết học sinh được xem như một niềm vui, niềm mơ ước. Tuy nhiên, trong trạng thái háo hức đó, vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn mà các em phải đối mặt; trong đó có thể kể đến những trở ngại về tâm lý.
“Trong bối cảnh dịch bệnh, nhiều trẻ rơi vào hoàn cảnh bố mẹ mất việc làm, gặp khó khăn về kinh tế, dẫn tới những mâu thuẫn không đáng có, thậm chí các em còn trở thành nạn nhân của bạo lực gia đình. Một vài trường hợp, trẻ phải đối diện với việc đi cách ly với người thân. Tồi tệ hơn, nhiều em chịu đựng sự mất mát của những người mà các em vô cùng gắn bó.
Đó là dấu ấn mà thời kỳ Covid-19 để lại. Nó ảnh hưởng trực tiếp tới tâm lý của trẻ khi các con quay trở lại trường, thậm chí còn ám ảnh đứa trẻ trong cả quãng đời về sau” – TS. Khúc Năng Toàn chia sẻ.
PGS.TS Vũ Thị Khánh Linh cũng đồng tình với quan điểm này. Chuyên gia cho biết, bên cạnh những trạng thái tâm lý có phần trầm trọng, đại dịch Covid-19 còn khiến trẻ mắc phải một số vấn đề tâm lý như: hoang mang, bất an hay lo lắng. Những hiện tượng này không quá trầm kha, tuy nhiên, nếu người lớn không chú ý và đưa ra cách thức giúp trẻ vượt qua, thì rất có thể những trạng thái tâm lý này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, hiệu quả học tập khi trẻ trở lại trường.
“Không chỉ chịu tác động tâm lý do ảnh hưởng của dịch bệnh, nhiều trẻ còn gặp trường hợp bị dồn nén do trước thời điểm giãn cách, con cũng đã mắc phải những khó khăn tâm lý nhất định. Trong thời gian dịch bệnh, những vấn đề này chỉ ngủ yên chứ không hề nguội tắt. Và khi các con trở lại trường, đồng nghĩa với việc những vấn đề này cũng lớn lên.
Sự khó khăn về mặt tâm lý đặc biệt xảy đến với những học sinh trước kia vốn đã gặp khó khăn học đường. Chẳng hạn như vi phạm nội quy, thường xuyên bị bạn bè bắt nạt, hay bị thầy cô khiển trách, thì với đối tượng học sinh này, việc trở lại trường sau thời gian dài học trực tuyến như thể đến với một vùng đất đầy rẫy nguy cơ”.
Theo PGS.TS Vũ Thị Khánh Linh, trẻ gặp khó khăn về tâm lý khi trở lại trường sau thời gian dài giãn cách thường có một số dấu hiệu nhất định. Biểu hiện đầu tiên mà thầy cô, cha mẹ có thể dễ dàng nhìn thấy đó chính là sự thay đổi về tâm trạng; trẻ vui buồn thất thường, đi kèm với đó là khí sắc kém, khuôn mặt luôn ủ ê, thiểu não.
Ngoài ra, giờ giấc sinh hoạt của trẻ cũng thay đổi hoàn toàn khác. Ví dụ như các con khó ngủ vào buổi đêm nhưng buổi sáng lại dậy muộn, đến lớp dễ ngủ gật, thu mình trong các giờ ra chơi mặc dù trước kia con là người năng động, hoạt bát.
Dấu hiệu cuối cùng minh chứng việc các con đang gặp khó khăn về tâm lý là trẻ luôn cảm thấy bồn chồn, bất an, dễ giật mình, thậm chí là hay quên.
Nêu quan điểm về vấn đề này, TS. Khúc Năng Toàn cho biết, bên cạnh dấu hiệu liên quan đến tâm trạng, khí sắc; những trẻ gặp khó khăn về tâm lý khi quay trở lại trường sau giãn cách còn có những hành vi khác lạ.
“Cụ thể, nếu như trước kia, con luôn đi học đầy đủ, đúng giờ, nhưng sau thời gian nghỉ dịch, con đi học thất thường, buổi được buổi mất – đây có thể là dấu hiệu của khó khăn tâm lý mà con phải gánh chịu.
Đặc biệt, tôi cho rằng, thầy cô cần lưu ý đến những vết cắt, vết cứa, những tổn thương có thể quan sát trên da của học sinh. Thực tế, do có sự bất ổn về tâm lý, nhiều trẻ có những hành vi tự hại, gây ra những vết thương trên da thịt; nhưng khi tới lớp, các em tìm cách che đi. Khi đó, thầy cô cần để ý tới những học sinh có hành động che đậy một số bộ phận cơ thể mà vốn dĩ nó được phô bày ra, ví dụ như mu bàn tay, cánh tay, thậm chí là cổ, chân… Bởi ở đó, biết đâu là những vết đau mà con tự gây ra do chịu áp lực tâm lý quá lớn.
Video đang HOT
Nhận diện những dấu hiệu khó khăn tâm lý khi các con trở lại trường không khó. Cái khó ở đây là chúng ta sẽ phải dành thời gian, quan sát, để tâm và chú ý nhiều hơn tới con trẻ”.
Thầy cô cần “định vị”, lắng nghe cảm xúc của trẻ
Trao đổi tại buổi tọa đàm, cô giáo Phương Lan (Hà Nam) cho biết, trước kia, một số học sinh khi tới lớp thường khép nép, nhút nhát; do đó, trong khoảng thời gian nghỉ dịch, học online, các em cảm thấy thoải mái, thậm chí là thích cách học này. Điều khiến nhà giáo này trăn trở là khi quay trở lại trường, thay đổi phương thức học tập, liệu rằng những học sinh này có gặp khó khăn về tâm lý hay không.
Giải đáp cho vấn đề này, cô Nguyễn Thị Thu Anh cho hay, trong nhà trường, luôn tồn tại nhiều đối tượng học sinh với nhiều phong cách giao tiếp, trong đó có thể kể đến những học sinh nhút nhát, thích làm việc một mình.
Hiệu trưởng Trường THCS-THPT Nguyễn Tất Thành khẳng định, học trực tuyến lâu ngày, những học sinh này cũng sẽ chịu ảnh hưởng về tâm lý; tuy nhiên mức độ ảnh hưởng phụ thuộc rất nhiều vào sự tác động của gia đình, thầy cô và khả năng vượt khó của các em.
TS. Nguyễn Thị Thu Anh cho biết, thầy cô cần chú ý quan sát, phát hiện những khó khăn tâm lý khi trẻ trở lại trường để kịp thời tháo gỡ.
“Do đó, các thầy cô, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm, cần dành sự quan tâm đặc biệt tới những học sinh này. Khi có cơ hội quay lại trường, các thầy cô nên quan sát, phát hiện ra những khó khăn của các em để kịp thời tháo gỡ. Còn trong trường hợp những học sinh này vẫn học online, đang chuẩn bị tâm thế quay lại trường, giáo viên có thể hướng nhiều học sinh cùng quan tâm đến một số học sinh rụt rè, nhút nhát này, đồng thời có sự kết nối với phụ huynh để các em có thể chủ động trong giao tiếp, nhanh chóng thích nghi khi đi học trở lại” – cô Thu Anh đề xuất.
Cũng tại buổi tọa đàm, một nhà giáo bày tỏ sự trăn trở: “Lớp tôi có một học sinh có người thân mất vì Covid-19. Đây là một cú sốc rất lớn với em. Vậy khi đối diện với trường hợp như vậy, giáo viên chúng tôi có thể làm gì?”
Đứng trước vấn đề này, TS. Khúc Năng Toàn cho hay, để giúp trẻ thoát khỏi nỗi ám ảnh về mặt tâm lý khi phải đối diện với nỗi đau mất người thân, trước tiên, giáo viên cần phải là người hiểu về diễn biến tâm lý của con trẻ.
“Nhìn chung, ở trường hợp này, tâm lý của trẻ sẽ diễn biến rất phức tạp. Đầu tiên, trẻ sẽ sốc, tìm cách cô lập bản thân, thoái lui khỏi các mối quan hệ. Sau đó, trẻ sẽ tìm cách tự phủ nhận rằng sự thật đau buồn kia không phải là sự thật.
Ở giai đoạn tiếp theo, các con lại sống trong sự hụt hẫng, cô đơn khi quay trở lại việc bản thân cần chấp nhận sự thật đó, kèm theo hàng loạt nỗi lo; thậm chí nhiều em còn có cảm giác tội lỗi, oán giận bản thân mình hay người đã mất.
Sau những cảm xúc trên, trẻ mới bước vào giai đoạn phục hồi, chấp nhận thực tế và tìm cách vươn lên. Do đó, giáo viên cần định vị đứa trẻ đang ở giai đoạn, diễn biến cảm xúc nào, sau đó tìm cách hiểu được những gì trẻ cần.
Để làm được điều này, thầy cô phải lắng nghe, tìm cách lắng nghe hay thậm chí phải gợi ý để trẻ tâm sự nỗi buồn. Sau đó, dù bất kể cảm xúc của con là gì, thầy cô đều phải ghi nhận, trân trọng và tìm cách định hướng, giúp đỡ. Giáo viên có thể kết nối đứa trẻ với bạn bè, thầy cô khác để con cảm thấy được sẻ chia. Tuyệt đối không được né tránh sự mất mát mà trẻ mắc phải, mà cần để trẻ nhìn nhận thực tế đó để nỗ lực vượt qua”.
Tại buổi tọa đàm, các chuyên gia nhìn nhận, khi trở lại trường sau khoảng thời gian giãn cách, nhiều thầy cô thường có xu hướng chú trọng đến vấn đề đảm bảo chất lượng dạy học.
PGS.TS Vũ Thị Khánh Linh cho rằng, thầy cô, cha mẹ không nên đặt nặng áp lực lên con, bởi các con khỏe mạnh để đi học trở lại đã là một điều may mắn. Lượng kiến thức hổng cần có thời gian để bù đắp, không được nhồi nhét vội vàng mà cần có thời gian và lộ trình phù hợp, nếu không sẽ ảnh hưởng lớn tới tâm lý trẻ em.
“Để trẻ thích nghi và bắt nhịp với việc học tập tại trường sau thời gian dài nghỉ dịch, thầy cô cần đồng hành cùng các con. Thứ nhất, đồng hành cùng con trong việc xây dựng lộ trình phù hợp.
Trên khung chương trình chung, giáo viên cần có sự phân hóa, phân loại các nhóm học sinh, bao gồm: nhóm học sinh gặp khó khăn tâm lý đặc biệt; những trẻ có nguy cơ tâm lý ít hơn; nhóm học sinh cực kỳ thoải mái với việc tới trường… từ đó sẽ thiết kế được nội dung kiến thức phù hợp với từng nhóm trẻ.
Thứ hai, sau khi lập ra lộ trình học tập, thầy cô cần cùng các con thực hiện. Điều này có thể được thể hiện qua sự tăng cường tương tác với các con trên lớp cũng như là ở nhà. Trên lớp, giáo viên có thể động viên, khuyến khích các con, nhưng cần có sự tinh tế để các con không nghĩ mình là đối tượng phải quan tâm đặc biệt.
Ngoài ra, thầy cô cần nhìn vào sự nỗ lực của các con thay vì thành tích mà con đạt được. Ở nhà, bên cạnh kết nối với phụ huynh, thầy cô có thể trao đổi với học sinh bằng những tin nhắn với nội dung nhắc nhở gần gũi, nhẹ nhàng” – PGS.TS Vũ Thị Khánh Linh nhấn mạnh.
7 năm là học sinh giỏi vẫn trượt THPT: Vì sao các em không biết mình 'đang đứng ở đâu'?
Từ chuyện 7 năm là học sinh giỏi nhưng vẫn trượt THPT, có thể nói để nâng đỡ học sinh, để hoàn thành chỉ tiêu đã nảy sinh những điểm số ảo, thành tích ảo.
Vì thế, các kỳ thi mới cần thiết để chính học sinh soi lại bản thân, định vị lại mình...
Nhìn từ câu chuyện 7 năm là học sinh giỏi vẫn trượt đại học nghĩ về bệnh thành tích trong giáo dục. (Nguồn: TT)
Xung quanh câu chuyện một phụ huynh phạt con quỳ giữa sân trường vì thi trượt xôn xao dư luận thời gian qua, TS. Vũ Thu Hương (nguyên giảng viên Trường đại học Sư phạm Hà Nội) cho rằng, nếu vẫn xét thành tích của nhà trường, giáo viên bằng thành tích học tập của học sinh thì tình trạng ảo, điểm số ảo trong giáo dục vẫn xảy ra.
Bà có quan tâm câu chuyện người mẹ phạt con quỳ vì trượt trường công và trường dân lập cũng không nhận?
Mất bình tĩnh khi con nhận kết quả thất bại là phản ứng thường thấy của các bậc cha mẹ học sinh. Họ không thể nào bình tĩnh nổi do sự kỳ vọng quá lớn, do việc ghép thành tích học tập của con với danh dự gia đình.
Vì đâu điểm học và điểm thi lại lệch nhau? Có phải điểm số của học sinh ở trường quá cao nhưng không tỷ lệ thuận với chất lượng học tập thật nên mới để xảy ra những bi kịch tương tự?
Điểm học và điểm thi chênh nhau không phải là quá đặc biệt do tâm lý học sinh khi thi cử sẽ bấp bênh hơn lúc đang học. Với các học sinh vốn có sức học tốt, nhưng trong quá trình ôn tập, các em không nhiệt tình và trách nhiệm ôn thi, sức học sẽ đuối hơn khi đồng loạt các bạn dồn sức cho học tập. Với những trường hợp các em thường xuyên làm bài cẩu thả, điểm thi sẽ rất bấp bênh. May mắn tính không sai thì con được điểm cao, không may mắn mà bài nào cũng tính sai thì điểm sẽ vô cùng thấp.
Ngoài ra, điểm thi và điểm học chênh nhau cũng có thể đến từ các lý do khác. Đôi khi trong quá trình học tập, giáo viên cũng nâng đỡ vì biết lực học của các em thực chất ra sao. Cũng có trường hợp điểm ảo để hoàn thành chỉ tiêu. Chính vì thế, các kỳ thi mới cần thiết để chính các học sinh soi lại bản thân mình.
Từ câu chuyện này báo động chất lượng ảo trong giáo dục ra sao, theo bà?
Tôi nghĩ đây chỉ là 1 câu chuyện nhỏ, không thể là đại diện cho bức tranh giáo dục toàn cảnh. Tuy vậy, giáo dục với chất lượng ảo cũng không phải là điều quá xa lạ với chúng ta. Nhiều năm học sinh giỏi mà điểm thi kém thì không thể hiện gì nhiều nhưng với những học sinh lên lớp liên tục nhưng đọc viết không nổi mới thể hiện rõ nét nhất chất lượng ảo của giáo dục.
Hiện tượng ngồi nhầm lớp diễn ra không hiếm, điều này đã gây khó khăn cho rất nhiều giáo viên nhưng nghiêm trọng hơn là làm hại cả cuộc đời của học sinh. Tôi đang giúp đỡ 3 em học sinh có kết quả học tập đã lên đến lớp 4 - 5 nhưng trình độ đọc viết và làm tính chỉ bằng lớp 1 - 2. Thậm chí, có em còn chưa biết viết. Tôi không hiểu với tình trạng giáo dục ảo kiểu này, cuộc đời của các em sẽ ra sao.
TS. Vũ Thu Hương cho rằng, để có thể học thật thi thật, điều đầu tiên phải tách bạch hoàn toàn giữa đánh giá giáo viên và thành tích của học sinh.
Phải chăng việc đánh giá, xếp loại học sinh hiện nay đang bộc lộ nhiều vấn đề bất cập khi học sinh giỏi nhiều hơn học sinh trung bình, khi trong lớp ai ai cũng là học sinh giỏi? Còn nguyên nhân nào nữa?
Ban đầu, giáo dục tiểu học là cấp học đánh giá học sinh mềm hơn, ưu ái hơn để động viên các em có thêm nỗ lực cố gắng. Vì thế, điểm số của các em được tính toán để đánh giá cao hơn dẫn đến nhiều học sinh giỏi hơn học sinh kém.
Đáng ngại là sau đó, hiện tượng này lan khắp các cấp học. Nếu như thời của tôi, học cấp 3 được học sinh giỏi là vô cùng khó khăn thì bây giờ, điều đó đã quá dễ dàng. Để điểm số cao cho các em có cơ hội kiếm học bổng trong các trường đại học là lý do hợp lý nhưng nếu điểm quá cao so với sức học của các em thì việc học tập tại các trường đại học sẽ khó khăn hơn nhiều khi các em không xác định được chính sức học của mình.
Việc đánh giá học sinh chưa sát, chưa thực chất không chỉ gây nên sự ảo tưởng, hy vọng ảo cho mọi người mà còn kéo theo biết bao bi kịch xảy ra?
Tôi nghe rất nhiều bậc cha mẹ than thở con điểm thi cao ngất trời, nhưng khi sang các trường đại học ở nước ngoài học thì lập tức gặp khó khăn, thậm chí không hiểu gì cả. Nhiều em lỡ dở vì phải bỏ ngang việc học do quá khó khăn, không đáp ứng được. Điều này xuất phát từ chính những điểm số ảo khiến các em không tìm được đúng trường đại học phù hợp với mình. Ngay chính cả các trường đại học trong nước, hiện tượng này cũng không hề hiếm.
Vậy nhưng, những tình huống này không đáng lo ngại bằng hiện tượng "ngồi nhầm lớp" khi các em có điểm số cao vút nhưng vẫn không đọc thông, viết thạo. Tình trạng có trẻ lên cấp 2 vẫn không thuộc bảng cửu chương là điều mà các giáo viên cấp 2 rất vất vả. Rất nhiều em sau đó bị kết luận bất thường và gặp khó khăn thậm chí phải dừng việc học.
Việc áp chỉ tiêu vào từng giáo viên như hiện nay là một trong những nguyên nhân khiến chất lượng ảo trong ngành giáo dục luôn tồn tại?
Theo tôi, đây là một trong những nguyên nhân lớn nhất. Tôi biết có vô vàn trường hợp ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của chính các em. Có rất nhiều cháu bé sống với tâm trạng mình là người bỏ đi khi cứ ngồi học ở lớp cao mà sức học thì chỉ dưới đó vài lớp.
Các em cảm thấy lạc lõng, thấy mình ngu dốt, kém cỏi. Các em tự ti, lo ngại về mọi thứ, thậm chí có trẻ còn sợ chữ. Tất cả chỉ vì câu chuyện làm đẹp hồ sơ của lớp khiến phụ huynh, giáo viên và nhà trường đẩy tất cả học sinh lên lớp.
"Nhiều bậc cha mẹ than thở con điểm thi cao ngất trời, nhưng khi sang các trường đại học ở nước ngoài học thì lập tức gặp khó khăn, thậm chí không hiểu gì cả. Điều này xuất phát từ chính những điểm số ảo khiến các em không tìm được đúng trường đại học phù hợp với mình. Ngay chính cả các trường đại học trong nước, hiện tượng này cũng không hề hiếm".
Tôi biết có những giáo viên chiến đấu với cả nhà trường và phụ huynh để cho học sinh được đúp lớp. Cô đã gặp khá nhiều phiền phức từ phía nhà trường vì điều này ảnh hưởng đến thi đua của cả trường.
Vì thế, nếu vẫn xét thành tích của nhà trường, giáo viên bằng thành tích học tập của học sinh thì tình trạng ảo này vẫn xảy ra.
Dư luận thường bức xúc, lên án nếu ở đâu đó xảy ra chuyện gian lận thi cử, gian lận điểm số, thế nhưng có phải một bộ phận phụ huynh cũng đang vô tình tiếp tay cho căn bệnh thành tích và chất lượng ảo trong giáo dục?
Có giáo viên kể, sau khi thuyết phục nhà trường để cho một em học sinh học rất kém ở lại lớp, cô đã gặp sự phản ứng hết sức dữ dội từ chính phụ huynh của học sinh đó.
Thậm chí, họ vu khống cho cô là moi tiền, trù dập học sinh và bằng mọi cách chuyển con đi nơi khác. Rõ ràng, khi phía phụ huynh cũng đang coi trọng điểm số và việc lên lớp đều đặn, họ đã vô tình trở thành người gây ra những hệ lụy đau khổ cho con em mình.
Theo bà, để học thật, thi thật, cho ra "sản phẩm" giáo dục thật thì cần giải pháp nào?
Để có thể học thật thi thật, điều đầu tiên phải tách bạch hoàn toàn giữa đánh giá giáo viên và thành tích của học sinh.
Tôi cảm thấy khó hiểu nhất là tại sao chúng ta không ghi nhận công sức của giáo viên thông qua sự tiến bộ của học sinh mà lại đánh giá bằng điểm số. Kiểm tra khả năng thực chất của các em không khó nếu như mỗi Sở Giáo dục & Đào tạo có một đoàn thanh tra liên tục đến kiểm tra các trường một cách ngẫu nhiên. Các vấn đề kiểm tra ngoài kiến thức còn có kỹ năng và cả các hành vi như chào hỏi, cư xử, giao tiếp... cũng có thể đánh giá được trong buổi kiểm tra.
Ngoài ra, giáo dục Việt Nam nên dành thời lượng cho hình thức thi vấn đáp. Đây là hình thức đánh giá chính xác nhất năng lực của học sinh. Nếu mỗi kỳ thi có 50% đánh giá bằng vấn đáp thì công cuộc "học thật, thi thật" sẽ nhanh chóng đạt kết quả tốt.
Xin cảm ơn TS!
Trường THPT Chuyên Đại học Sư phạm: Tự hào 55 năm xây dựng và phát triển Với mục tiêu Khơi nguồn tri thức - Kiến tạo tương lai, Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm không chỉ tập trung phát triển năng lực học tập, phát hiện, bồi dưỡng nhân tài mà còn chú trọng khơi dậy tiềm năng của học sinh. TS. Vũ Văn Tiến - Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm. Khẳng định thương hiệu "Chuyên...