Nhiều giáo viên chưa bao giờ có một kì nghỉ hè trọn vẹn
Cuối tháng 5 hằng năm, trường tổng kết năm học, học sinh được nghỉ hè nhưng giáo viên vẫn phải làm rất nhiều việc.
Nhắc đến nghề giáo, nhiều người cho rằng nghề này khá nhàn nhã vì được nghỉ hè một thời gian khá dài (hiện nay là 2 tháng). Tuy vậy, là giáo viên dạy bậc công lập, chúng tôi chưa bao giờ có một kì nghỉ hè trọn vẹn dù chỉ là một tháng.
Giáo viên được nghỉ hè mấy tháng?
Ngày 21/10/2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông.
Theo đó, Điều 5 quy định thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên như sau:
Thời gian làm việc của giáo viên tiểu học trong năm học là 42 tuần, trong đó: 35 tuần dành cho việc giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học; 05 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ; 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới; 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.
Thời gian làm việc của giáo viên trung học cơ sở và trung học phổ thông trong năm học là 42 tuần, trong đó: 37 tuần dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học; 03 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ; 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới; 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.
Giáo viên trung học phổ thông chưa có được kỳ nghỉ hè trọn vẹn, dù chỉ là một tháng. (Ảnh minh họa: Thùy Linh)
Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên gồm: nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ và các ngày nghỉ khác, cụ thể như sau:
Thời gian nghỉ hè của giáo viên thay cho nghỉ phép hằng năm là 02 tháng, được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có); Thời gian nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ luật Lao động.
Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định.
Như vậy, thời gian nghỉ hè của giáo viên là 02 tháng. Hiện không có quy định bắt buộc phải nghỉ hè từ 01 tháng 6 đến hết ngày 31 tháng 7.
Giáo viên đang phải làm việc xuyên hè
Là giáo viên bậc trung học phổ thông ở một tỉnh phía Nam, hàng chục năm nay, tôi và các đồng nghiệp phải làm việc xuyên hè, không được nghỉ hè theo quy định của pháp luật.
Video đang HOT
Cuối tháng 5 hằng năm, trường tổng kết năm học, học sinh được nghỉ hè nhưng giáo viên vẫn phải làm rất nhiều việc, thậm chí thời gian làm việc có khi kéo dài đến tận năm học mới.
Thứ nhất, đầu tháng 6, giáo viên bộ môn vào điểm ở sổ gọi tên và ghi điểm, vào điểm học bạ, riêng giáo viên chủ nhiệm còn phải tổng hợp học lực, hạnh kiểm, nhận xét học bạ.
Nếu trường nào số hóa hồ sơ thì giáo viên đỡ khổ, còn làm thủ công thì thầy cô phải mất khoảng 3-4 ngày, chưa kể sai sót phải chỉnh sửa, rất mất công.
Nếu có học sinh kiểm tra lại, khoảng giữa hoặc cuối tháng 6, giáo viên phải dạy ôn tập (miễn phí), sau đó ra đề, chấm bài kiểm tra, vô điểm, hoàn thiện hồ sơ, mất khoảng 2 tuần.
Thứ hai, đầu tháng 7, giáo viên coi thi tuyển sinh vào 10 mất 3 ngày, sau đó làm một số công việc khác liên quan đến kì thi.
Chẳng hạn, giáo viên tham gia đánh phách, ráp phách, so dò điểm khoảng 3 ngày. Giám khảo các môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ chấm bài khoảng 1 tuần. Sau đó thầy cô có thể được cử chấm phúc khảo từ 1-2 ngày.
Thứ ba, giáo viên dạy khối 12 trên địa bàn tỉnh hầu như đều dạy ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông cho học sinh trong tháng 6, có khi kéo dài đến gần ngày thi đầu tháng 7.
Trường nào thỏa thuận được với phụ huynh thì giáo viên dạy có , còn không thầy cô cũng phải dạy nghĩa vụ, phụ đạo cho nhóm học sinh yếu. Hè năm học 2020-2021, giáo viên ở trường tôi hoàn toàn miễn phí cho học sinh lớp 12 đến hết tháng 6.
Thứ tư, đầu tháng 7, giáo viên phải làm nhiệm vụ coi thi 3 ngày, thanh tra kì thi 4 ngày.
Tương tự như kì thi tuyển sinh 10, thầy cô có thể được điều động hỗ trợ công tác chấm thi, ví như đánh phách, ráp phách, so dò điểm, nhập điểm.
Riêng giáo viên môn Ngữ văn, sau kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông đa số thầy cô được điều động làm giám khảo, phúc khảo. Thầy cô dạy các môn thi trắc nghiệm thì được nghỉ dài ngày hơn.
Giám khảo chấm phúc khảo kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông chỉ mất 1-2 ngày, nhưng việc chấm bài thi tự luận môn Ngữ văn thì mất khoảng trên dưới 1 tuần – tầm 20/7 mới hoàn tất công việc.
Thứ năm, giáo viên tham gia học chính trị hè tập trung hết 3 ngày, sau đó làm bài thu hoạch. Chưa kể, thầy cô còn họp chi bộ, đảng bộ nếu là đảng viên. Ngoài ra, giáo viên còn phải tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.
Năm học 2022-2023 tới đây, lớp 10 học Chương trình giáo dục phổ thông mới, thầy cô vừa bồi dưỡng các module, vừa tập huấn thay sách giáo khoa, thời gian kéo dài khoảng 2 tuần.
Thay lời kết
Thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên là 02 tháng (bao gồm cả nghỉ hằng năm theo quy định của Bộ Luật lao động), được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có).
Và tại tại Bộ luật Lao động năm 2019 và Luật Giáo dục đều có quy định này. Trong thời gian nghỉ hè giáo viên được hưởng nguyên lương và phụ cấp nếu có.
Dĩ nhiên, giáo viên được điều động đi làm một số nhiệm vụ như coi thi, chấm thi thì được nhận thù lao nhưng nhiều nơi chi trả rất thấp khiến thầy cô không khỏi chạnh lòng.
Rất nhiều giáo viên, nhất là những thầy cô lớn tuổi muốn được nghỉ hè sau 9 tháng giảng dạy vất vả. Nhiều thầy cô cũng có nhu cầu về thăm quê, đi du lịch hay làm việc riêng trong thời gian hè nhưng rất khó.
Có thể nhận thấy, quy định hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hè hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý xem ra khó khả thi. Vậy nên, quy định thời gian nghỉ hè của giáo viên thay cho nghỉ phép hằng năm là 02 tháng rất khó thực hiện đúng.
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Lào Cai: Hội nghị giao ban giữa học kỳ II ngành Giáo dục
Ngày 10/3, Sở GD&ĐT Lào Cai đã tổ chức Hội nghị giao ban giữa học kỳ II, triển khai nhiệm vụ đến hết năm học 2022 - 2023.
Hội nghị giao ban học kỳ II ngành giáo dục Lào Cai đã tháo gỡ nhiều khó khăn thực tế.
Dự và chủ trì Hội nghị có bà Dương Bích Nguyệt, Giám đốc Sở GD&ĐT Lào Cai; các Phó giám đốc Sở; lãnh đạo, chuyên viên các phòng thuộc Sở; Trưởng phòng GD&ĐT huyện, thị xã, thành phố; Giám đốc Trung tâm GDNN & GDTX các huyện, thành phố; Hiệu trưởng các trường THPT, PTDTNT THCS&THPT...
Ghi nhận nỗ lực trong khó khăn
Đánh giá chung của Sở GD&ĐT Lào Cai về hoạt động giáo dục toàn ngành từ đầu năm học cho thấy có nhiều ưu điểm nổi bật như các đơn vị giáo dục đã quán triệt, tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học cơ bản đúng theo kế hoạch và hướng dẫn của Sở GD&ĐT, có các phương án dạy học linh hoạt, chủ động ứng phó để phòng chống Covid-19 phức tạp...
Tuy nhiên, bên cạnh ưu điểm vẫn còn khó khăn, hạn chế. Đó là tình hình dịch bệnh phức tạp, học sinh và giáo viên mắc Covid-19 tăng cao sau Tết; nhiều ca bệnh F0 trong nhà trường; một số nơi phong tỏa tạm thời, học sinh tạm dừng đến trường ảnh hưởng đến các hoạt động giáo dục; tỷ lệ chuyên cần ngày đầu tái giảng còn thấp.
Một số cơ sở giáo dục thiếu cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; thiếu giáo viên Tiếng Anh, Tin học, nhân viên thiết bị, thư viện. Một số trường học sinh không ra lớp, có nguy cơ bỏ học.
Việc triển khai đầu tư, mua sắm thiết bị dạy học tối thiểu lớp 2, lớp 6 chưa thực hiện được. Các trường tiểu học trên địa bàn toàn tỉnh đã triển khai dạy và học tài liệu địa phương trên bản mềm do bộ tài liệu chưa in ấn.
Việc triển khai phương án dạy, học trực tuyến tại một số đơn vị gặp khó khăn. Kế hoạch dạy, học sau Tết trong dịch bệnh Covid-19 có diễn biến phức tạp chưa cụ thể, chưa phù hợp với điều kiện thực tế; một số cơ sở giáo dục chưa xác định rõ thời gian, phương thức thực hiện, nguồn lực, phân công nhiệm vụ cho các tổ chức, cá nhân liên quan...
Hội nghị nhận được sự quan tâm của toàn ngành giáo dục Lào Cai
Gỡ khó để "cán" đích hiệu quả
Từ khó khăn tồn tại, những ưu nhược điểm thời gian qua, Giám đốc Sở GD&ĐT Lào Cai Dương Bích Nguyệt đã chỉ đạo một số vấn đề triển khai thời gian tới.
Trước hết, tiếp tục tổ chức các hoạt động dạy và học theo đúng kế hoạch năm học; các trường vùng cao tăng cường công tác tham mưu, phối hợp, huy động sự vào cuộc tích cực của chính quyền, đoàn thể địa phương để thực hiện các biện pháp huy động học sinh ra lớp, tăng tỷ lệ chuyên cần.
Tiếp tục rà soát, chuẩn bị chu đáo các điều kiện để sẵn sàng chuyển trạng thái tổ chức dạy học trực tiếp sang trực tuyến hoặc bằng hình thức phù hợp khác; tăng cường dạy học qua internet.
Rà soát, tích cực chuẩn bị tốt các điều kiện để chuẩn bị thực hiện chương trình GDPT 2018 lớp 3 và lớp 7. Tích cực triển khai, thực hiện nhiệm vụ trọng tâm học kỳ II để hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học; chủ động, linh hoạt trong chỉ đạo, tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp với tình hình thực tế.
Tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn chuyên môn nhất là đối với các trường vùng ven, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Chuẩn bị tốt các điều kiện để tổ chức kỳ thi chọn học sinh giỏi THCS cấp tỉnh, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 và thi tuyển sinh đầu cấp năm học 2022-2023.
Thực hiện nghiêm túc các quy định phòng chống, dịch Covid-19; Tham mưu thực hiện rà soát, sắp xếp trường, lớp đối với giáo dục mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2021-2030...
Nhiều nhiệm vụ triển khai đã được chỉ đạo tại Hội nghị
Tăng cường công tác kiểm tra, giúp đỡ các cơ sở giáo dục, tập trung các trường khó khăn, các trường có tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần thấp, các trường có học sinh nguy cơ bỏ học; tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt là việc tổ chức ôn tập thi tốt nghiệp cho học sinh lớp 12; xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường phù hợp, thiết thực, hiệu quả. Xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên môn đảm bảo chất lượng, hiệu quả.
Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người học về An toàn giao thông, phòng chống tội phạm, ma túy, tệ nạn xã hội, tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, đặc biệt là đối với các trường phổ thông DTNT, Bán trú, học sinh là người dân tộc thiểu số.
Tiếp tục thực hiện hiệu quả phong trào "Phòng giúp Phòng, Trường giúp Trường" để đảm bảo nguồn lực tổ chức các hoạt động giáo dục, đặc biệt là vấn đề về đội ngũ, công tác bồi dưỡng chuyên môn, đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện...
Hội nghị đã đặc biệt tập trung vào công tác chỉ đạo, tổ chức dạy và học (trực tiếp, trực tuyến) trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp đảm bảo chương trình, kế hoạch dạy học; Kết quả triển khai thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa đối với lớp 2, lớp 6; tập huấn, chuẩn bị các điều kiện đối với lớp 3, lớp, 7 lớp 10; Công tác ôn tập học sinh lớp 12 chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT; ôn tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2022 - 2023...
Sẽ thẩm định sách giáo khoa lớp 8 và lớp 11 trong tháng 7/2022 Bộ GD&ĐT vừa có thông báo về việc tổ chức thẩm định SGK lớp 8, lớp 11 của các tổ chức, cá nhân biên soạn SGK đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và quy định tại các Thông tư: 33, 23, 05. Những cuốn sách thuộc Bộ SGK lớp 11 (Ảnh minh họa) Về đăng ký bản mẫu SGK, tổ...