Nhiều giải pháp nâng cao chất lượng GD mầm non
Cử tri TPHCM kiến nghị thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng nuôi, dạy trẻ; tích cực xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, giúp trẻ phát triển toàn diện về cả thể chất, trí tuệ và nhân cách.
Ảnh minh họa/INT
Về nội dung này, Bộ GD&ĐT cho biết: Năm 2018, Bộ GD&ĐT trình Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1436/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non (GDMN) và chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn 2017 – 2025″ với các mục tiêu: Kiên cố hóa trường lớp, xây dựng bổ sung các phòng chức năng giáo dục thể chất, giáo dục nghệ thuật, mua sắm bổ sung thiết bị dạy học.
Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT đã ban hành các văn bản hướng dẫn địa phương thực hiện nhiệm vụ về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học trong các cơ sở GDMN, phổ thông; rà soát, sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở GDMN, phổ thông; thực hiện Đề án nêu trên đáp ứng nhu cầu để thực hiện chương trình GDMN.
Về nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo: Bộ GD&ĐT đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 06/2018/NĐ-CP quy định chính sách hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ em mẫu giáo và chính sách đối với GVMN, trong đó có chính sách hợp đồng lao động, chính sách hỗ trợ đối với GV dạy lớp ghép vùng dân tộc thiểu số; trình Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 33/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đào tạo bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý GDMN giai đoạn 2018 – 2025 và Quyết định số 1677/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển GDMN giai đoạn 2018 – 2025 với mục tiêu phấn đấu đến 2025 đủ số lượng GVMN theo quy định.
Video đang HOT
Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo các địa phương tham mưu các cấp chính quyền thực hiện quy hoạch mạng lưới theo hướng giảm các điểm lẻ; bố trí đủ GV theo quy định. Thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên hưởng theo quy định hiện hành; ban hành chính sách địa phương, như hỗ trợ trực trưa, hỗ trợ bồi dưỡng, đào tạo, làm thêm giờ; hỗ trợ nhà công vụ, hỗ trợ phương tiện đi lại, và các chính sách thu hút khác…; tuyên truyền và làm tốt công tác xã hội hóa GDMN, huy động nguồn lực từ cha mẹ và các tổ chức xã hội tại chỗ, hỗ trợ GV đáp ứng yêu cầu chăm sóc, giáo dục trẻ.
Về nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình GDMN: Bộ GD&ĐT xây dựng hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về ban hành và thực hiện Chương trình GDMN. Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT cũng chú trọng đến việc hướng dẫn các địa phương thực hiện xây dựng môi trường giáo dục an toàn lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường theo tinh thần chỉ đạo của Nghị định số 80/2017/NĐ-CP và các nhiệm vụ này được cụ thể qua triển khai thực hiện Kế hoạch số 56/KH-BGD&ĐT về chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”; Kế hoạch số 157/KH-BGD&ĐT về thực hiện Chuyên đề “Đẩy mạnh, phòng, chống bạo hành trẻ trong các cơ sở GDMN”. Hàng năm trong hướng dẫn nhiệm vụ năm học việc bảo đảm an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần được ưu tiên là nhiệm vụ quan trọng.
Ngày 8/9/2020, Bộ GD&ĐT trình Chính phủ ban hành Nghị định số 105/2020/NĐ-CP quy định chính sách phát triển GDMN. Đây là Nghị định quy định chi tiết Luật Giáo dục năm 2019 làm căn cứ quan trọng cho việc phát triển giáo dục mầm non trong thời gian tới.
Tiếp thu kiến nghị của cử tri, Bộ GD&ĐT tiếp tục có hướng dẫn, chỉ đạo và tăng cường truyền thông để địa phương sớm triển khai thực hiện Nghị định số 105/2020/NĐ-CP nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng nuôi, dạy trẻ; tích cực xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và nhân cách.
Hàng loạt trường học ở Huế tan hoang sau bão số 13
Hàng loạt trường học ở Thừa Thiên - Huế ảnh hưởng bởi bão số 13, nhiều trang thiết bị dạy và học của các trường bị hư hỏng.
Chiều 15-11, giáo viên trường Tiểu học Phú Thuận (huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế) đến trường dọn dẹp tại dãy nhà gồm bốn phòng học bị tốc mái. Ảnh: NGUYỄN DO
Ông Đỗ Viết Đề, Hiệu trường Trường Tiểu học Phú Thuận cho biết rạng sáng cùng ngày, bão số 13 gây gió to và giật mạnh tại địa phương. Khi hết gió giật mạnh ông đến trường thì thấy cảnh một dãy nhà có bốn phòng học tan hoang. Bên trong các thiết bị dạy học ẩm ướt, hư hỏng. Ảnh: NGUYỄN DO
Thấy các dãy nhà vốn là nơi dạy học tan hoang sau một trận bão, nhiều cô giáo không khỏi buồn bã. Ảnh: NGUYỄN DO
Một cô giáo lặng lẽ một góc phòng, thu dọn những đồ đạc trong đóng đổ nát. Ảnh: NGUYỄN DO
Theo thầy Đề, 4 phòng học bị tốc mái gồm có ba phòng chức năng (dạy âm nhạc, mỹ thuật,...) và một phòng học. Ảnh: NGUYỄN DO
Những gương mặt buồn bã khi quay lại trường. Ảnh: NGUYỄN DO
Thầy Đề (trong ảnh) cho biết ngoài dãy nhà tốc mái thì ngồi trường cũng bị nhiều như hỏng khác như nhiều viên ngói tại các dãy nhà khác bị đổ vỡ, nhà xe bị sập. Ảnh: NGUYỄN DO
Ngoài trường tiểu học Phú Thuận (huyện Phú Vang) thì tại huyện Phú Lộc có sáu trường khác bị ảnh hưởng, hư hỏng về cơ sở vật chất; ở thị xã Hương Trà và các địa phương khác cũng có nhiều ảnh hưởng, hư hỏng nhưng hiện vẫn chưa có thống kê cụ thể. Ảnh: NGUYỄN DO
Học sinh vùng lũ nhận yêu thương từ muôn nơi Tái thiết sau lũ đang là điều được người dân miền Trung và cả nước tập trung thực hiện. Người lớn cần xây dựng lại cuộc sống, trẻ con thì quan trọng hơn hết là đảm bảo cho việc học. Và tình yêu thương muôn nơi đang đổ về cho trẻ em vùng lũ. Tại một điểm quyên góp sách giáo khoa ủng...