Nhiều giải pháp khắc phục thiếu giáo viên tại Gia Lai, Kon Tum
Trước thực trạng thiếu giáo viên, tỉnh Kon Tum, Gia Lai tiếp tục tuyển dụng, bố trí giáo viên dạy liên trường và sáp nhập các cơ sở giáo dục.
Thiếu giáo viên, ngành Giáo dục Kon Tum tiếp tục tuyển dụng, phân công thầy, cô dạy liên trường, liên cấp.
Sáp nhập trường, lớp
Năm học 2022-2023, tỉnh Kon Tum thiếu 973 giáo viên, trong đó bậc Mầm non thiếu 446 giáo viên, Tiểu học 385 và bậc THCS thiếu 142 giáo viên. Trước thực trạng đó, Ngành Giáo dục Kon Tum đã linh hoạt, tìm nhiều phương án khắc phục.
Theo Sở GD&ĐT Kon Tum, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Kon Tum, Sở GD&ĐT cùng UBND các huyện, thành phố đã và đang triển khai tuyển dụng. Hiện tại các huyện Kon Rẫy, Kon Plông và Tu Mơ Rông đã hoàn thành việc tuyển dụng 166 giáo viên.
Bà Đinh Thị Lan, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Kon Tum cho biết, trước thực trạng thiếu giáo viên, các đơn vị, địa phương đang tiếp tục tuyển dụng. Bên cạnh đó, tiếp tục rà soát, phân công đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên trên địa bàn từng huyện, trường học để khắc phục tình trạng thừa – thiếu giáo viên cục bộ. Bên cạnh đó, phân công, bố trí giáo viên bậc THPT giảng dạy một số tiết ở các môn còn thiếu của THCS. Đồng thời, giáo viên bậc THCS dạy một số tiết trong các môn còn thiếu ở cấp Tiểu học.
Cũng theo Phó Giám đốc Sở GD&ĐT, đối với số giáo viên thừa – thiếu cục bộ thì phân công, bố trí thầy, cô dạy liên trường ở các đơn vị gần nhau và có giao thông thuận lợi.
Video đang HOT
Về lâu dài, để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên ngành Giáo dục Kon Tum tiếp tục sắp xếp, sáp nhập các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập có quy mô nhỏ. Ngoài ra, cử giáo viên các môn thừa tham gia đào tạo văn bằng 2 để giảng dạy các môn còn thiếu. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục. Qua đó, khuyến khích các tổ chức, cá nhân phát triển cơ sở giáo dục ngoài công lập và tăng cường đầu tư theo hình thức đối tác công tư tại địa phương.
Ông Thái Khắc Hòa, Trưởng Phòng GD&ĐT TP Kon Tum cho biết, năm học 2022-2023, thành phố Kon Tum thiếu 159 giáo viên, trong đó thiếu 121 giáo viên Mầm non và 38 giáo viên Tiểu học. Để đảm bảo chất lượng giáo dục, Phòng GD&ĐT thành phố đã chỉ đạo các trường tiến hành sáp nhập 7 điểm trường, gồm 2 điểm lẻ Mầm non và 5 điểm lẻ Tiểu học về trường chính. Còn những môn như: Tin học, tiếng Anh bậc Tiểu học, Phòng đã bố trí giáo viên dạy liên trường nhằm đảm bảo cho các em được học tập đủ đầy
“Để cân đối giáo viên giảng dạy, đơn vị điều chuyển 19 giáo viên từ trường thừa sang trường thiếu”, ông Hòa nói.
Điều động, biệt phái giáo viên
Giáo viên và học sinh Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Nay Der (xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện, Gia Lai).
Còn tại Gia Lai, nhằm giải quyết tình trạng thiếu giáo viên, trước mắt Sở GD&ĐT đã điều động, biệt phái 93 giảng viên, giáo viên thuộc Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai và một số trường THPT đến giảng dạy tại những trường có tỷ lệ giáo viên/lớp thấp.
Thầy Nguyễn Ngọc Sơn, Hiệu trưởng Trường THCS-THPT Kpă Klơng (huyện Mang Yang, Gia Lai) cho biết, năm học này toàn trường có 736 học sinh, trong đó trên 53% là người dân tộc thiểu số, như Tày, Nùng, Bana…
Theo thầy Sơn, hiện nay giáo viên biên chế của trường là 15 người, biệt phái 10 thầy, cô và hợp đồng 5 trường hợp. Tuy nhiên, hiện tại nhà trường vẫn còn thiếu 5 giáo viên và chưa có nhân viên văn thư, thiết bị.
“Việc thiếu giáo viên cũng ít nhiều ảnh hưởng đến công tác chuyên môn. Theo đó, khi giáo viên đi tập huấn thì nhà trường không thể phân công thầy, cô khác dạy thay. Bên cạnh đó, giáo viên ốm đau xin nghỉ phép thì không có người dạy thay, buộc nhà trường phải thay thế bằng môn khác. Sau khi thầy, cô hết thời gian nghỉ phép sẽ dạy bù”, thầy Sơn chia sẻ.
Cũng theo thầy Sơn, việc phân công giáo viên dạy liên cấp cũng khá khó khăn. Bởi hiện nay cơ sở vật chất của nhà trường chưa đảm bảo. Do đó, đơn vị phải mượn 8 phòng của trường Tiểu học và Nhà văn hóa để các em học tập. Nên việc giáo viên phải di chuyển qua – lại giữa các điểm trường cũng ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng dạy học.
Thầy Nguyễn Văn Vui, Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học – THCS Lê Quý Đôn (huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) cho biết, bước vào năm học mới nhà trường còn thiếu giáo viên dạy Tin học và tiếng Anh. Để bảo bảo nhu cầu dạy – học nhà trường phân công giáo viên dạy liên cấp cho khối lớp 3. Qua đó, đảm bảo tất cả học sinh được tiếp cận với môn học và kiến thức.
Nhiều biện pháp hay giải quyết tình trạng thiếu giáo viên cục bộ ở Kon Tum
Đầu năm học 2022 - 2023, toàn tỉnh Kon Tum thiếu 973 giáo viên, chủ yếu ở bậc Mầm non và Tiểu học. Ngành Giáo dục tỉnh triển khai nhiều giải pháp tạm thời nhằm đảm bảo chất lượng dạy và học.
Một lớp học vùng biên Ia H'Drai (Kon Tum). Ảnh tư liệu: Hồng Điệp/TTXVN
Theo thống kê, năm học 2022 - 2023, thành phố Kon Tum thiếu 121 giáo viên Mầm non và 38 giáo viên Tiểu học. Để khắc phục tình trạng này, Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố chỉ đạo sáp nhập 7 điểm trường về trường chính. Từ đó, giảm bớt gánh nặng cho các trường khi rút gọn được lớp học, không phải phân công giáo viên đi các điểm khác.
Đối với các bộ môn như Tin học, Tiếng Anh Tiểu học, Phòng bố trí một giáo viên dạy liên trường để đảm bảo học sinh học đủ các môn học. Mỗi giáo viên sẽ dạy tại hai trường học; 13 giáo viên Tiếng Anh, 10 giáo viên Tin học ở bậc Trung học Cơ sở được phân công dạy ở cấp Tiểu học.
Cô Cao Thanh Diễm Quỳnh là giáo viên Tiếng Anh của Trường Tiểu học, Trung học Cơ sở Thắng Lợi được phân công đến dạy liên trường tại Trường Tiểu học Lê Hồng Phong. "Tôi được phân công dạy 6 tiết tại Trường Tiểu học Lê Hồng Phong. Thời gian đầu có khó khăn, tôi đã sắp xếp thời gian để đảm bảo việc dạy tại hai trường, giúp học sinh nắm bắt được nội dung chương trình học. Ban Giám hiệu Trường Tiểu học Lê Hồng Phong đã tạo điều kiện thuận lợi, sắp xếp thời khóa biểu linh động để giáo viên dạy liên trường đạt hiệu quả cao", cô Cao Thanh Diễm Quỳnh cho hay.
Cô Mai Thị Dung, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lê Hồng Phong, thành phố Kon Tum chia sẻ, việc phân công giáo viên dạy liên trường cơ bản đã khắc phục tình trạng thiếu giáo viên tại cơ sở, đáp ứng được yêu cầu của chương trình giáo dục. Trường sở tại đã phối hợp chặt chẽ với với trường mà giáo viên dạy liên trường công tác. Từ đó, sắp xếp cụ thể về thời gian biểu, tạo điều kiện cho giáo viên công tác thuận lợi ở hai trường. Các giáo viên sẽ có thời gian đi lại, chấm bài, đánh giá học sinh và tham gia các hoạt động khác.
Các giáo viên dạy liên trường sẽ được phân công số tiết dạy phù hợp, đảm bảo theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Giáo viên được nhà trường, nơi thuộc biên chế trả lương đầy đủ, đảm bảo quyền lợi cho giáo viên khi công tác tại hai trường.
Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Kon Tum Thái Khắc Hòa cho biết, các giáo viên Tiếng Anh, Tin học bậc Trung học Cơ sở đã được Sở Giáo dục và Đào tạo bồi dưỡng về kỹ năng dạy học tại bậc Tiểu học. Do đó, khi được phân công dạy liên trường, các giáo viên đã thể hiện tốt về chuyên môn. Đơn vị còn thực hiện điều chuyển 19 giáo viên từ trường thừa sang trường thiếu dạy học để đảm bảo định mức phù hợp với từng đơn vị khi thực hiện chương trình giáo dục Mầm non và Phổ thông.
Theo Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum Đinh Thị Lan, trước mắt, Sở tiếp tục tuyển dụng giáo viên bổ sung; phân công, bố trí giáo viên Trung học Phổ thông giảng dạy một số tiết ở các môn còn thiếu cấp Trung học Cơ sở và giáo viên Trung học Cơ sở dạy các môn còn thiếu ở cấp Tiểu học. Về lâu dài, Sở kiến nghị Trung ương cần sớm bổ sung chỉ tiêu biên chế giáo viên đang thiếu. Việc này được xem là giải pháp căn cơ giúp giải quyết tình trạng thiếu giáo viên cục bộ như hiện nay.
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh chủ động cử giáo viên các môn dư tham gia đào tạo văn bằng 2 để giảng dạy các môn còn thiếu tại các cấp học; đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục; khuyến khích các tổ chức, cá nhân phát triển cơ sở giáo dục ngoài công lập, tăng cường đầu tư theo hình thức đối tác công tư tại địa phương. Từ đó, giúp nâng cao chất lượng dạy học, trang bị đầy đủ kiến thức cho học sinh.
'Dạy chay' giáo dục địa phương, giáo viên chủ động linh hoạt Môn học Giáo dục địa phương chưa có tài liệu chính thức hoặc giáo viên giảng dạy bằng file PDF khiến nhiều địa phương gặp khó khăn. Học sinh Trường THCS Gò Xoài tìm hiểu kiến thức về địa phương tại thư viện trường. Để khắc phục khó khăn trên, một số trường ưu tiên chuyên đề, hoạt động giáo dục trong học...