Nhiều đổi mới hoạt động GD Tin học bậc Tiểu học từ năm học 2019-2020
Để tiếp tục đẩy mạnh việc tổ chức dạy học môn Tin học tự chọn theo CTGDPT và chuẩn bị tốt các điều kiện đảm bảo thực hiện dạy học môn Tin học theo CTGDPG mới, Bộ GD&ĐT đã có hướng dẫn tổ chức dạy học môn Tin học và thực hiện dạy tin học từ năm học 2019 – 2020.
Tăng cường hoạt động giáo dục tin học bậc Tiểu học trong năm học 2019 – 2020.
Theo đó, từ năm học 2019 – 2020 tiếp tục đẩy mạnh tổ chức dạy học môn Tin học tự chọn ở các trường TH tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, tăng số lượng trường lớp, học sinh lớp 3, lớp 4, lớp 5 được học môn Tin học. Nội dung dạy học thực hiện theo CTGDPT 2006, với thời lượng 70 tiết/lớp/năm.
Thực hiện có hiệu quả việc xây dựng kế hoạch giáo dục môn học; đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo “hướng dẫn thực hiện CTGDPT hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất HS”…
Lựa chọn sử dụng tài liệu đã được Bộ GD&ĐT thẩm định và cho phép sử dụng trong dạy học môn Tin học ở cấp TH.
Việc tổ chức dạy học Tin học trong môn Tin học và Công nghệ bắt buộc theo CTGDPT 2018 với thời lượng 35 tiết/lớp/năm học, từ năm học 2022 – 2023.
Video đang HOT
Tăng cường các hoạt động học Tin học cho HS Tiểu học.
Chuẩn bị đầy đủ điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đảm bảo mỗi trường có ít nhất 1 máy tính với số lượng máy tính đảm bảo không quá 3 học sinh một máy trong mỗi tiết học tại phòng máy.
Phát triển đội ngũ GV đủ về số lượng, đảm bảo được tập huấn, bồi dưỡng theo quy định của Bộ GD&ĐT, từng bước được chuẩn hóa. Có giải pháp phù hợp đảm bảo HS ở tất cả các điểm trường đều được học Tin học.
Cùng với việc tổ chức tốt dạy học Tin học cho HS lớp 3, lớp 4, lớp 5 theo quy định trong chương trình, các địa phương cần có giải pháp phù hợp tăng cường cường tổ chức các hoạt động giáo dục tin học cho HS cấp TH nhằm giúp HS lớp 1, lớp 2 được làm quen với tin học và đáp ứng sở thích, nhu cầu phát hiện và bồi dưỡng phát triển năng lực tin học, tư duy khoa học máy tính cho học sinh.
Phát triển đội ngũ GV Tin học đủ về chất lượng, đảm bảo về số lượng
Nội dung hoạt động giáo dục tin học được thiết kế theo các chuyên đề phù hợp với năng lực, tâm sinh lí lứa tuổi HS; tổ chức với hình thức các câu lạc bộ tạo điều kiện cho HS được vận dụng, rèn luyện kiến thức, kĩ năng tin học hỗ trợ cho học tập, cùng với các môn học khác thực hiện giáo dục STEM.
Việc tổ chức các hoạt động giáo dục tin học đảm bảo nguyên tắc tự nguyện đồng thuận của HS và cha mẹ HS. Thực hiện xã hội hóa, huy động các nguồn nhân lực để tổ chức hiệu quả hoạt động giáo dục tin học đảm bảo công khai, minh bạch, thực hiện đúng các quy định về quản lý tài chính.
Trong công tác chỉ đạo tổ chức thực hiện, Sở GD&ĐT tham mưu với UBND cấp tỉnh xây dựng kế hoạch, lộ trình đầu tư, tăng cường cơ sở vật chất (phòng máy tính, máy chiếu…) và tuyển dụng, bồi dưỡng đội ngũ GV tin học đáp ứng đổi mới hai mục tiêu: tăng số lượng trường lớp, học sinh lớp 3, lớp 4, lớp 5 được học môn Tin học tự chọn theo CT GDPT 2006…
Đức Trí
Theo GDTĐ
Điểm sáng trong chương trình phổ thông mới khiến học sinh, phụ huynh hào hứng
Dù chưa hình thành cụ thể môn học trong chương trình tổng thể, nhưng giáo dục STEM bắt đầu được định hướng dần trong chương trình phổ thông mới - điều chương trình hiện hành ở các trường công lập chưa thật sự chú trọng. Đây được xem là điểm sáng của chương trình mới đang được nhiều học sinh, phụ huynh đón nhận.
Bộ GD&ĐT nhấn mạnh rằng, vai trò của giáo dục STEM chủ yếu dạy học theo chủ đề liên môn, tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh, câu lạc bộ khoa học - công nghệ. Các hoạt động tham quan, thực hành, giao lưu với các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp cũng được chú trọng hơn trong cách thiết kế chương trình.
Các hoạt động dạy và học có thể được thực hiện ở phòng học bộ môn, vườn trường, không gian sáng chế (makerspaces) hoặc ở các cơ sở giáo dục, đơn vị kinh tế - xã hội ngoài khuôn viên trường học. Giáo dục STEM còn được thể hiện rõ trong một số chương trình môn học, như chương trình môn Hóa học, Công nghệ, Toán và Tin học.
Với hệ thống giáo dục công lập, các môn stem chưa thực sự phổ biến. Ảnh minh họa
Cụ thể, các kiến thức trong môn Hoá học đều có mối quan hệ hữu cơ với các môn học khác như Toán học, Vật lí, Sinh học. Theo GS Nguyễn Minh Thuyết - tổng chủ biên chương trình, thông qua mô hình STEM, học sinh được học Hoá học trong một chỉnh thể có tích hợp với Toán học, Công nghệ, Kĩ thuật và các môn khoa học khác.
"Học sinh còn được trải nghiệm, được tương tác với xã hội, với các doanh nghiệp, từ đó kích thích được sự hứng thú, tự tin, chủ động trong học tập, hình thành và phát triển các năng lực chung và năng lực đặc thù; tạo ra sản phẩm giáo dục đáp ứng với nhu cầu nguồn nhân lực hiện đại" - ông Thuyết nhấn mạnh.
Đối với môn Công nghệ, giáo dục STEM được thực hiện thông qua các chủ đề, chuyên đề học tập từ tiểu học tới trung học, như mô hình điện gió, điện mặt trời, ngôi nhà thông minh, các bài toán thiết kế kĩ thuật và công nghệ, nghề nghiệp STEM; các dự án nghiên cứu thuộc các lĩnh vực kĩ thuật cơ khí, hệ thống nhúng, robot và máy thông minh.
Khi triển khai chương trình, giáo dục STEM trong dạy học môn Công nghệ sẽ tiếp tục được mở rộng thông qua dạy học các chủ đề liên môn giữa các môn học. Về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, môn Công nghệ và giáo dục STEM đều chú trọng hoạt động, thực hành, trải nghiệm và định hướng sản phẩm. Đây cũng là cơ sở để triển khai dạy học nhiều nội dung công nghệ tiếp cận STEM.
Với Chương trình môn Toán, theo GS Nguyễn Minh Thuyết, Toán là môn học công cụ. Kiến thức toán học được khai thác, sử dụng nhiều trong các môn học khác như Vật lí, Hoá học, Sinh học, Công nghệ, Địa lí....
Những khai thác có tính tích hợp như vậy vừa mang lại hiệu quả đối với việc học tập các môn học đã nêu, vừa góp phần củng cố kiến thức toán học, đồng thời góp phần rèn luyện cho học sinh năng lực vận dụng toán học vào thực tiễn.
STEM là viết tắt của các từ Science (khoa học), Technology (công nghệ), Engineering (kỹ thuật) và Math (toán học) Giáo dục STEM về bản chất được hiểu là trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học.
Những học sinh theo học theo cách tiếp cận giáo dục STEM đều có những ưu thế nổi bật như: Kiến thức khoa học, kỹ thuật, công nghệ và toán học chắc chắn, khả năng sáng tạo, tư duy logic, hiệu suất học tập và làm việc vượt trội và có cơ hội phát triển các kỹ năng mềm toàn diện hơn trong khi không hề gây cảm giác nặng nề, quá tải đối với học sinh.
Giáo dục STEM vận dụng phương pháp học tập chủ yếu dựa trên thực hành và các hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Các phương pháp giáo dục tiến bộ, linh hoạt nhất như Học qua dự án - chủ đề, Học qua trò chơi và đặc biệt phương pháp Học qua hành luôn được áp dụng triệt để cho các môn học tích hợp STEM.
Theo phunuvietnam
Quỹ Dariu tập huấn về Lập trình Micro:bit cho hơn 80 giáo viên Nhằm hỗ trợ giáo viên môn Tin học khai thác và sử dụng ngôn ngữ lập trình Micro:bit để phục vụ cho công tác giảng dạy ngoại khóa, đồng thời giúp học sinh có thêm cơ hội được tiếp cận ngôn ngữ lập trình Microbit, nâng cao khả năng tư duy và sáng tạo. Tập huấn ngôn ngữ lập trình Micro:bit cho giáo...