Nhiều đồ dùng dạy học tự làm của giáo viên Đắk Lắk thân thiện với môi trường
Đồ dùng dạy học, đồ chơi tự tạo của đội ngũ giáo viên mầm non tại Đắk Lắk được làm từ những nguyên vật liệu sẵn có và thân thiện với môi trường.
Phòng GD&ĐT huyện M’Drắk đạt giải Nhất Hội thi.
Chiều 4/12, tại TP Buôn Ma Thuột, Sở GD&ĐT đã tổng kết và trao giải Hội thi “Làm đồ dùng dạy học, đồ chơi tự tạo cấp học mầm non tỉnh Đắk Lắk, năm học 2022-2023″.
Các cô giáo đến từ phòng GD&ĐT huyện M’Drắk thực hiện phần thi tại Hội thi.
Sau 2 ngày diễn ra sôi nổi với 32 đội thi đến từ 15 phòng GD&ĐT và 1 đơn vị trực thuộc Sở GD&ĐT, Hội thi đã có 126 sản phẩm, gồm: 45 bộ đồ dùng dạy học, 81 bộ đồ chơi tự tạo. Với 6 bộ đồ dùng dạy học và 15 bộ đồ chơi tự tạo, phòng GD&ĐT huyện Buôn Đôn là đơn vị có nhiều sản phẩm nhất.
Sản phẩm của các cô giáo đến từ huyện biên giới Ea Súp.
Theo đánh giá của Ban giám khảo, hầu hết các sản phẩm đều đã thể hiện đúng yêu cầu của hội thi. Các sản phẩm đều được làm từ nguyên vật liệu thông dụng, dễ kiếm, hiệu quả kinh tế, ít tốn kém, thân thiện, an toàn với trẻ. Nhiều sản phẩm thân thiện với môi trường, có tính kích thích nhu cầu, hứng thú và tham gia hoạt động của trẻ em; phù hợp tâm lí lứa tuổi trẻ về màu sắc, sự đa dạng và linh hoạt về cách chơi, cách sử dụng…
Video đang HOT
Sản phẩm đồ chơi tự tạo cho trẻ mầm non của các cô giáo đến từ huyện M’Drắk.
Phát biểu bế mạc hội thi, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Lê Thị Kim Oanh ghi nhận và biểu dương tinh thần vượt khó, sáng tạo trong việc tự làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ dạy học của đội ngũ giáo viên mầm non nói chung và các đội tham gia hội thi nói riêng.
Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Lê Thị Kim Oanh phát biểu bế mạc hội thi.
“Hội thi lần này ghi nhận rất nhiều sản phẩm được thiết kế theo kiểu lắp ghép nên sử dụng được cho nhiều hoạt động, nhiều nội dung vừa học, vừa chơi. Đặc biệt nhiều bộ đồ dùng được làm từ những nguyên vật liệu tái sử dụng như các loại cây, lá, hoa quả khô, vỏ dừa, vỏ sò, vỏ ốc, ống hút, bìa cát tông, vỏ – nắp chai nhựa, hộp bánh, que kem, thùng giấy, thùng xốp… dễ làm, ít tốn kém, góp phần bảo vệ môi trường, đồng thời mang tính giáo dục đối với trẻ.
Qua Hội thi, Ban tổ chức đã phát hiện được nhiều nhân tố, nhiều tài năng trong đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên để các đơn vị có kế hoạch bồi dưỡng, phát triển tài năng cũng như thúc đẩy phong trào tại các cơ sở GD mầm non trong thời gian sắp tới”, bà Oanh nhấn mạnh.
Nhân dịp này, bà Oanh cũng thay mặt lãnh đạo Sở GD&ĐT kêu gọi đội ngũ nhà giáo trên địa bàn tỉnh cần phát huy tình thần, trách nhiệm, tình yêu nghề mến trẻ, tích cực tự làm đồ dùng, đồ chơi phục phụ cho việc giảng dạy và học tập, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
Ban tổ chức trao giải cho các đơn vị tham gia hội thi.
Kết thúc hội thi, phòng GD&ĐT huyện M’Drắk xuất sắc đạt giải Nhất toàn đoàn. Các phòng GD&ĐT: Buôn Ma Thuột, Buôn Đôn và Ea Súp đạt giải Nhì. Giải Ba thuộc về các phòng GD&ĐT: Buôn Hồ, Ea Kar, Krông Pắc, Krông Búk và Krông Năng. Các đơn vị còn lại đạt giải Khuyến khích.
Ban tổ chức cũng trao 13 giải sản phẩm cho nội dung thi làm đồ dùng dạy học, và 14 giải cho nội dung thi làm đồ chơi tự tạo. Đại diện phòng GD&ĐT Buôn Ma Thuột đạt giải Nhất thi làm đồ dùng dạy học; đại diện phòng GD&ĐT M’Drắk đạt giải Nhất thi làm đồ chơi tự tạo.
Đắk Lắk: 160 giáo viên tham gia Hội thi làm đồ dùng, đồ chơi dạy học cấp mầm non năm học 2022-2023
Ngày 3/12, tại thành phố Buôn Ma Thuột, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk đã khai mạc Hội thi "Làm đồ dùng dạy học, đồ chơi tự tạo cấp học mầm non tỉnh Đắk Lắk, năm học 2022-2023".
Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk Lê Thị Kim Oanh phát biểu khai mạc Hội thi.
Tham dự Hội thi năm nay có 160 thí sinh là giáo viên các trường mầm non trên địa bàn toàn tỉnh.
Hội thi nhằm đẩy mạnh phong trào tự làm đồ dùng, đồ chơi tại các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh; tạo được nguồn lực phong phú, đa dạng về đồ dùng dạy học và đồ chơi tự tạo, từng bước đáp ứng đầy đủ trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi tối thiểu theo quy định; tạo điều kiện để đội ngũ nhà giáo giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, kỹ năng, nghiệp vụ chăm sóc, giáo dục trẻ.
Đây cũng là dịp để động viên đội ngũ nhà giáo phát huy tinh thần trách nhiệm, tình yêu nghề, khả năng sáng tạo trong việc nghiên cứu, cải tiến, tự làm đồ dùng, đồ chơi dạy học...
Một đơn vị cùng các vật liệu làm đồ chơi tham gia Hội thi.
Phát biểu khai mạc Hội thi, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk Lê Thị Kim Oanh nhấn mạnh: Hiện nay, nhu cầu về đồ dùng, đồ chơi phục dạy học trong các cơ sở giáo dục mầm non là rất lớn. Tuy nhiên, trong điều kiện đồ dùng dạy học, đồ chơi còn thiếu thốn, kinh phí còn hạn chế, thì đồ dùng đồ chơi tự tạo có ý nghĩa rất thiết thực nhằm bổ sung những thiết bị còn thiếu.
Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tin tưởng rằng, tại Hội thi lần này, với tình yêu nghề, sự sáng tạo của đội ngũ nhà giáo, từ những nguyên vật liệu khác nhau sẽ có nhiều sản phẩm đẹp, hữu ích phục vụ thiết thực cho việc đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh.
Đây cũng là dịp để đánh giá khách quan phong trào làm đồ dùng dạy học, đồ chơi tự tạo của các đơn vị, địa phương.
Hội thi diễn ra trong 2 ngày 3 và 4/12 tại Trường mầm non Kitty thành phố Buôn Ma Thuột với sự tham gia của 160 thí sinh đến từ 15 Phòng Giáo dục và Đào tạo và 1 đơn vị trực thuộc Sở.
Mỗi đơn vị thành lập 1 đội thi và làm đồ dùng, đồ chơi trực tiếp tại điểm thi bằng các nguyên vật liệu do đội tự chuẩn bị theo quy định. Mỗi đội sẽ có 180 phút để thực hiện phần thi và sau đó thuyết trình sản phẩm với Ban Giám khảo.
Ban tổ chức Hội thi tặng cờ lưu niệm cho các đơn vị tham gia Hội thi.
Theo quy định, nguyên vật liệu làm đồ chơi dự thi phải thông dụng, dễ kiếm, hiệu quả kinh tế, ít tốn kém, thân thiện, an toàn với trẻ; bảo đảm vệ sinh, không gây độc hại cho người sử dụng; thân thiện với môi trường; phù hợp với văn hóa vùng miền.
Khuyến khích tận dụng nguyên liệu, vật liệu thiên nhiên; mang tính mở, kích thích nhu cầu, hứng thú và tham gia hoạt động của trẻ em; phù hợp tâm lý lứa tuổi trẻ về màu sắc, sự đa dạng và linh hoạt về cách chơi, cách sử dụng... Hạn chế sử dụng đồ chơi làm từ nhựa tái chế và sản phẩm nhựa dùng một lần.
Hải Phòng dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh Phòng GD&ĐT quận Kiến An và huyện An Dương tổ chức chuyên đề cấp thành phố môn Toán theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh. Học sinh Lớp 7A2, Trường THCS Lương Khánh Thiện tự tin trình bày phần bài tập nhóm của mình. Thực hiện Công văn số 2766/SGDĐT-TrH ngày 31/8/2022 của Sở GD&ĐT Hải Phòng về...