Nhiều điểm tích cực, nhân văn và phù hợp với giáo dục hiện đại
Bộ GD&ĐT tổ chức hội thảo góp ý 2 dự thảo Thông tư ban hành Quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học; dự thảo Thông tư ban hành Điều lệ trường tiểu học.
Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học Thái Văn Tài cho biết, sau 2 tháng đăng mạng đơn vị này đã nhận được nhiều ý kiến từ các sở GD&ĐT, cơ sở giáo dục, chuyên gia và các tổ chức, cá nhân góp ý cho 2 dự thảo Thông tư ban hành “Quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học” và “Điều lệ trường tiểu học”.
Hầu hết các ý kiến đều đánh giá việc thay đổi thông tư là cần thiết, để thống nhất với hệ thống văn bản pháp lý mới, phù hợp yêu cầu của thực tế giáo dục và chương trình giáo dục phổ thông mới. Các ý kiến cơ bản đồng thuận với những nội dung quy định trong dự thảo thông tư, trong đó đánh giá cao nhiều điểm tích cực.
Dự thảo Thông tư ban hành Quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học tiếp tục nhấn mạnh quan điểm đánh giá không nặng về điểm số mà coi trọng đánh giá quá trình, đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh. Nguyên tắc đánh giá và xếp loại người học là không so sánh học sinh này với học sinh khác, không tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh.
Việc đánh giá học sinh tiểu học căn cứ vào các yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục, những biểu hiện phẩm chất, năng lực của học sinh theo mục tiêu giáo dục tiểu học quy định trong chương trình giáo dục phổ thông mới.
Dự thảo về quy định đánh giá học sinh tiểu học được cho là có nhiều nhiều điểm tích cực, nhân văn và phù hợp với giáo dục hiện đại. Ảnh: T.F
Quá trình đánh giá học sinh, giáo viên được sử dụng đa dạng các hình thức, kết hợp cả thường xuyên, định kỳ và tổng hợp đánh giá. Trong đó, đánh giá thường xuyên được thể hiện bằng lời hoặc viết nhận xét; đánh giá định kì thể hiện bằng điểm số kết hợp với nhận xét. Cùng với giáo viên, các học sinh và phụ huynh đều được tham gia vào đánh giá, để đảm bảo tính toàn diện, chính xác, khách quan của hoạt động này.
Trưởng phòng Giáo dục tiểu học, Sở GD&ĐT tỉnh Thanh Hóa – Trịnh Vĩnh Long nhận xét: Dự thảo Thông tư ban hành Quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học đã kế thừa những ưu điểm của thông tư đánh giá học sinh hiện hành được thực hiện hiệu quả nhiều năm qua. Trong đó nhấn mạnh đánh giá quá trình, coi trọng động viên, khích lệ học sinh, đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh; không phân biệt, không so sánh học sinh này với học sinh khác.
Việc kết hợp điểm số và nhận xét, đánh giá quá trình vì sự tiến bộ của học sinh sẽ đánh giá được toàn diện người học. Đánh giá quá trình bằng nhận xét, đánh giá thường xuyên học sinh sẽ thấy được sự tiến bộ hoặc những khó khăn của các em để kịp thời hỗ trợ tháo gỡ những khó khăn, động viên người học tiếp tục tiến bộ. Đây là những quy định hết sức nhân văn và cần thiết trong giáo dục hiện đại, phù hợp với yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới.
Đẩy mạnh tự chủ chuyên môn
Video đang HOT
Đối với dự thảo Thông tư ban hành Điều lệ trường tiểu học, các ý kiến góp ý đồng thuận cao với quan điểm đẩy mạnh giao quyền tự chủ chuyên môn cho các nhà trường, cụ thể là giáo viên. Theo đó, các giáo viên sẽ được “tự chủ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn với sự hỗ trợ của tổ chuyên môn và nhà trường trong việc lựa chọn, điều chỉnh nội dung giáo dục, vận dụng các hình thức hoạt động và phương pháp giáo dục, đánh giá học sinh phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện cụ thể của nhà trường”.
Song song với việc tăng cường quyền tự chủ, tạo điều kiện thuận lợi trong thực hiện công việc, tham gia bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, các yêu cầu chuẩn nghề nghiệp và trách nhiệm công việc của giáo viên, cán bộ quản lý cũng được nâng lên.
Trưởng phòng Giáo dục tiểu học, Sở GD&ĐT tỉnh Bắc Giang – Hà Huy Giáp cũng cho rằng, Bộ GDĐT đã thực hiện các bước xây dựng văn bản rất khoa học, bài bản, chú trọng tiếp thu ý kiến góp ý của địa phương. Dự thảo có nhiều ưu điểm, trong đó điểm mới ấn tượng là bổ sung hình thức thư khen những học sinh có thành tích, cố gắng trong quá trình học tập, rèn luyện phẩm chất, năng lực hoặc có những việc làm tốt, có thể được cán bộ quản lý, giáo viên có thể gửi thư khen. Điều này nhằm động viên kịp thời, giúp các em có thêm động lực phấn đấu, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức và kiến thức.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cảm ơn các ý kiến đóng góp, các Sở GD&ĐT đã quan tâm, góp ý cho dự thảo. Thứ trưởng chỉ đạo các đơn vị chuyên môn của Bộ tiếp thu ý kiến và nhanh chóng hoàn thiện văn bản để Bộ GD&ĐT sớm ban hành, kịp đưa vào triển khai từ năm học mới 2020-2021.
Dự thảo lần này cũng có nhiều điểm mới so với Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT, Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT. Dự thảo đã giải thích một số thuật ngữ: đánh giá HS tiểu học, đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ, tổng hợp đánh giá và xếp loại chất lượng giáo dục…;
Quy định về xếp loại chất lượng giáo dục HS theo 3 mức: Hoàn thành xuất sắc, Hoàn thành, Chưa hoàn thành, (theo quy định hiện hành thì chỉ “xếp loại” (lượng hóa) từng môn học/hoạt động giáo dục, phẩm chất, năng lực riêng biệt.
Sách giáo khoa lớp 1 mới: Có tỉnh 100% trường chọn cùng một bộ?
Trong việc lựa chọn sách giáo khoa lớp 1 mới cho năm học tới, Bộ GD-ĐT cho rằng không có địa phương nào chỉ chọn một bộ sách giáo khoa nào đó, nhưng theo đơn vị xuất bản, có tỉnh chọn 100% cùng một bộ.
Tham quan, tìm hiểu về SGK lớp 1 mới của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam - BÁ HẢI
Bộ chưa nhận được thông tin
Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học, Bộ GD-ĐT, cho biết đến hết 30.5, Bộ này mới có thống kê việc lựa chọn sách giáo khoa (SGK) lớp 1 mới. Tuy nhiên, đến thời điểm này, theo báo cáo của khoảng 30 địa phương thì tất cả các đầu sách được Bộ GD-ĐT phê duyệt đều được lựa chọn, không có cuốn SGK nào bị bỏ qua. Cũng không có địa phương nào chỉ chọn một bộ SGK nào đó.
Thế nhưng, theo thông tin gửi báo chí của đơn vị xuất bản bộ SGK Cánh Diều thì 100% các trường ở tỉnh Long An chọn toàn bộ 9 cuốn của bộ SGK này. Ở tỉnh Sơn La, 100% các trường chọn SGK 5 môn: toán, đạo đức, âm nhạc, giáo dục thể chất, hoạt động trải nghiệm. Ở Phú Thọ, 100% các trường chọn SGK 4 môn: tiếng Việt, toán, tự nhiên xã hội và giáo dục thể chất. Ở Thái Nguyên, 100% các trường chọn SGK 3 môn: tiếng Việt, toán, tự nhiên xã hội. Ở tỉnh Nam Định, 100% các trường chọn SGK 2 môn tiếng Việt, tự nhiên xã hội...
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, đơn vị có tới 4/5 bộ SGK lớp 1 được phê duyệt, cho biết đã nhận kết quả lựa chọn sách của 22 tỉnh/TP gửi đến, với tỷ lệ bình quân chọn đạt gần 80%. Có 14 tỉnh chọn từ 80% trở lên. Các tỉnh Lai Châu, Yên Bái, Khánh Hòa, Quảng Bình, Đắk Nông có tỷ lệ chọn 100%. Các tỉnh có tỷ lệ từ 80 - 94% gồm: Trà Vinh, Bến Tre, Nghệ An, Quảng Nam, Cao Bằng, Đắk Lắk, TP.HCM, Kiên Giang...
Với Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, nơi có tới 4 bộ SGK được phê duyệt, việc có 100% các trường ở địa phương nào đó chọn sách của nhà xuất bản này cũng là dễ hiểu
Thái Văn Tài - Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học, Bộ GD-ĐT
Khi được đề nghị bình luận về việc 100% các trường học trong một địa phương chỉ chọn một bộ SGK, ông Thái Văn Tài cho biết Bộ GD-ĐT chưa nhận được thông tin cụ thể về trường hợp nào như vậy.
Ông Tài cho rằng: "Với Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, nơi có tới 4 bộ SGK được phê duyệt, việc có 100% các trường ở địa phương nào đó chọn SGK của nhà xuất bản này cũng dễ hiểu vì tuy cùng một đơn vị xuất bản nhưng họ có 4 bộ SGK khác nhau. Điều này khác với việc cả tỉnh chỉ chọn một bộ SGK".
Ông Tài cũng cho biết chậm nhất ngày 20.5, các nhà xuất bản có SGK lớp 1 phải nhận được đầy đủ thông tin về số lượng SGK được các nhà trường, địa phương lựa chọn tương ứng với số học sinh để kịp lên kế hoạch in ấn, xuất bản. Trường hợp nếu có cuốn SGK nào được lựa chọn quá ít, ví dụ cả tỉnh/TP chỉ có một trường chọn một cuốn SGK nào đó thì các nhà xuất bản cũng phải trả lời họ có cung ứng được với số lượng quá ít như vậy không. Nếu không thì các cơ sở cũng phải có phương án dự phòng.
Quản lý thế nào khi các trường dạy SGK khác nhau?
Có thể thấy từ năm học tới, mỗi quận, huyện của Hà Nội và một vài tỉnh, thành khác sẽ có nhiều SGK khác nhau. Câu hỏi đặt ra là công tác quản lý chuyên môn của cấp phòng, sở GD-ĐT sẽ thế nào?
Bà Phan Thị Lệ Hằng, Trưởng phòng GD-ĐT Q.Hà Đông, cho biết: "Trong một trường có thể sử dụng sách từ nhiều bộ khác nhau nên quản lý sẽ phải thay đổi, không thể bám sát vào một bộ như lâu nay mà phải bám vào chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình từng môn, từng lớp học".
Ông Lê Hồng Vũ, Trưởng phòng GD-ĐT Q.Tây Hồ, cũng cho biết khi có nhiều SGK thì dù trường chọn sách nào để giảng dạy chính thức thì đó cũng chỉ là tài liệu dạy học chứ không phải là "pháp lệnh" như quan điểm trước đây. Do vậy, ông Vũ cho rằng việc đánh giá giờ dạy của giáo viên phải theo chương trình chứ không theo cuốn SGK nào cả.
"Tương tự như vậy, kiểm tra, đánh giá học sinh cũng cần tuyệt đối tránh bám vào SGK cụ thể để ra đề, nhất là đối với những cuộc thi vượt khỏi cấp trường. Có như vậy cả người dạy và người học mới yên tâm về việc mỗi trường lựa chọn một cuốn/bộ SGK khác nhau", ông Vũ nói.
Đồng quan điểm, ông Lê Đức Thuận, Trưởng phòng GD-ĐT Q.Ba Đình, khẳng định: "Chúng tôi sẽ phải thuộc từng cuốn SGK, trường nào sử dụng sách nào. Tuy nhiên, đây là cơ hội rất tốt để các trường phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và xây dựng tốt hơn kế hoạch giáo dục riêng của từng trường, phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh", ông Thuận chia sẻ.
Ông Thái Văn Thành, Giám đốc Sở GD-ĐT Nghệ An, cũng nhấn mạnh việc một trường sử dụng cùng lúc nhiều bộ SGK không ảnh hưởng đến chất lượng dạy học. Hiện nay, khung chương trình mới là pháp lệnh, còn SGK chỉ là tài liệu tham khảo. Bên cạnh đó, cả 5 bộ SGK đều đã được Bộ GD-ĐT thẩm định, phê duyệt. Dù học theo tài liệu nào cũng đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng đầu ra lớp học, cấp học được quy định.
Đại diện Bộ GD-ĐT cũng nhiều lần khẳng định khi có nhiều SGK thì việc kiểm tra, đánh giá sẽ căn cứ vào chương trình chứ không ra đề theo bất cứ SGK nào.
Hà Nội chọn từ nhiều bộ SGK khác nhau
Đến thời điểm này, các trường ở Hà Nội đã hoàn tất việc chọn SGK lớp 1 và đang báo cáo Sở GD-ĐT. Lãnh đạo phòng GD-ĐT nhiều quận ở Hà Nội đều cho hay có nhiều bộ sách được chọn chứ không có bộ nào được chọn 100% ở các quận, cũng không có bộ nào chiếm tỷ lệ áp đảo tới 80 - 90%...
Ông Lê Hồng Vũ, Trưởng phòng GD-ĐT Q.Tây Hồ, cho biết quận có 15 trường tiểu học, cả 5 bộ SGK đều có những môn được các trường lựa chọn chứ không có bộ SGK nào bị "từ chối" hoàn toàn ở tất cả các môn. Có một số cuốn sách được 14/15 trường lựa chọn và ngược lại có nhiều cuốn không trường nào hoặc chỉ có 1 trường lựa chọn.
Ông Lê Đức Thuận, Trưởng phòng GD-ĐT Q.Ba Đình, cũng cho biết có một số nơi chỉ giới thiệu một số bộ sách cho các trường lựa chọn nhưng Q.Ba Đình chủ trương giao toàn quyền tự chủ cho các nhà trường và tất cả các trường đều được tiếp cận đầy đủ cả 5 bộ sách đã được Bộ GD-ĐT phê duyệt.
Long An chọn sách Cánh Diều do lựa chọn của giáo viên
Ngày 19.5, bà Lê Thị Song An, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Long An, cho biết hơn 70% trong tổng số 218 trường tiểu học trên địa bàn tỉnh chọn bộ sách Cánh Diều (9 cuốn, trong 8 môn). Bộ sách hợp tác giữa 3 đơn vị: Nhà xuất bản ĐH Sư phạm, Nhà xuất bản ĐH Sư phạm TP.HCM và Công ty đầu tư xuất bản - thiết bị giáo dục Việt Nam.
Trên cơ sở này, Sở đã trình UBND tỉnh Long An phê duyệt, báo cáo về Bộ GD-ĐT để áp dụng cho 100% học sinh lớp 1 (29.000 em) trong năm học 2020 - 2021. Bộ sách được công bố giá bán là 199.000 đồng, cao hơn một số bộ sách khác.
Theo bà Song An, sắp tới Sở sẽ có thông báo đến các trường để thông tin đến phụ huynh học sinh nhằm tạo sự chủ động đối với phụ huynh, học sinh. "Trên cơ sở thông tư hướng dẫn của Bộ GD-ĐT, Sở đã thực hiện đúng quy trình từ đầu đến cuối để có sự thống nhất trong lựa chọn bộ sách Cánh Diều. Cụ thể, ngày 20.12.2019, Sở và các trường đã nhận được các bộ sách "chào hàng" và sau khi có cơ chế làm việc khẩn trương, nghiêm túc của giáo viên tại các trường, đã đưa ra lựa chọn, báo cáo về Sở. Sở cũng thống nhất chọn bộ sách này vì nội dung được trình bày dễ hiểu, các em sẽ dễ tiếp thu hơn và qua đó có điều kiện phát huy được tính sáng tạo... Tôi khẳng định Sở không có định hướng gì đối với các trường trong nhiệm vụ này", bà Song An nói. - Bắc Bình
Chuyên gia phân tích "thiệt - hơn" về chuyện cho học sinh học vượt lớp Dự thảo thông tư cho học sinh tiểu học vượt lớp trong phạm vi cấp học đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Kế thừa quy định trong Điều lệ trường tiểu học hiện hành, dự thảo thông tư mới cho phép học sinh có thể lực tốt và phát triển sớm về trí tuệ được học vượt lớp trong phạm vi...