Nhiều địa phương chấm thi xong Ngữ văn, ghi nhận điểm cao nhất 9,75
Đến ngày 20/8, nhiều địa phương chấm xong môn Ngữ văn, hoàn tất việc lên điểm, kịp công bố ngày 27/8.
Ngay sau khi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 đợt 1 kết thúc, các địa phương tiến hành công tác chấm thi tự luận và quét phiếu trả lời trắc nghiệm. Đến nay, theo ghi nhận của Zing, nhiều nơi đã hoàn thành việc chấm thi môn Ngữ văn.
Đề thi Ngữ văn năm nay được đánh giá dễ, dự kiến điểm thi nhìn chung cao. Ảnh: Việt Hùng.
Cơ bản chấm xong Ngữ văn
Ông Đinh Quý Nhân, Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Bình, cho biết tỉnh này có hơn 10.000 bài thi môn Ngữ văn. Việc chấm thi hoàn thành hôm 18/8. Dự kiến, ngày 21/8, tỉnh nhập điểm, hoàn tất các thủ tục liên quan đến chấm tự luận.
Ông Phùng Quốc Lập, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Phú Thọ, cho hay việc chấm thi đã hoàn thành.
Vĩnh Phúc cũng hoàn tất việc quét bài thi trắc nghiệm và chấm xong tự luận hôm 19/8.
Theo Giám đốc Sở GD&ĐT Đinh Trung Tuấn, Lai Châu cơ bản chấm xong hôm 19/8 và đang thực hiện các thủ tục cuối cùng. Dự kiến, công tác chấm thi kết thúc vào ngày 21/8.
Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An, ông Thái Văn Thành, thông tin việc chấm tự luận đã hoàn thành, song không tiến hành thống kê điểm số toàn tỉnh.
Video đang HOT
Ông Phan Đoàn Thái, Giám đốc Sở GD&ĐT Bình Thuận, cho biết địa phương này đã hoàn thành chấm thi tự luận.
Tại Quảng Ninh, bà Lê Thị Phượng, Chánh văn phòng sở GD&ĐT, thông tin vừa chấm xong bài thi ngữ văn vào ngày 20/8. Năm nay, toàn tỉnh có 14.600 thí sinh đăng ký dự thi.
Trước đó, ông Nguyễn Văn Tuế, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Ninh, Trưởng ban chấm thi trắc nghiệm, cho hay năm nay, tỉnh có 3 bài thi trắc nghiệm đặc biệt.
Trong đó, hai bài môn Địa lý và một bài môn Giáo dục Công dân, thí sinh khoanh đáp án trực tiếp vào đề thi mà không khoanh vào phiếu trả lời trắc nghiệm.
Hội đồng thi của ba thí sinh này đã lập biên bản và niêm phong bài thi. Do tình huống lần đầu phát sinh, ông Tuế cho biết sẽ có văn bản xin ý kiến của Bộ GD&ĐT để hướng dẫn xử lý.
Trong khi đó, do số lượng lên đến hơn 34.650 bài, Thanh Hóa vẫn chưa chấm xong môn Ngữ văn.
Ông Trịnh Văn Tâm, Chánh văn phòng sở GD&ĐT, cho biết ngày 12/8, đoàn thanh tra chấm thi của bộ về địa phương. Đến ngày 13/8, tỉnh mới bắt đầu công tác chấm thi tự luận, quét bài thi trắc nghiệm. Dự kiến ngày 23/8, công tác chấm thi mới hoàn thành.
Như Zing đã đưa tin trước đó, ngày 18/8, Thừa Thiên – Huế quét xong bài thi trắc nghiệm. Cùng ngày, Trưởng ban chấm thi tự luận tỉnh Hà Nam thông tin hoàn tất công tác chấm thi tự luận và quét bài trắc nghiệm.
Điểm cao nhất môn Ngữ văn được ghi nhận là 9,75, của thí sinh ở Thừa Thiên – Huế. Ảnh: Báo Thừa Thiên – Huế.
Môn Văn có điểm 9,75
Đến nay, điểm cao nhất ghi nhận được ở môn Ngữ văn là 9,75. Bài thi thuộc Hội đồng thi tỉnh Thừa Thiên – Huế, nằm trong nhóm bài thi được rút ra để chấm chung (còn gọi là chấm mẫu).
Ông Nguyễn Tân, Giám đốc Sở GD&ĐT, chia sẻ thêm sau 3 ngày đầu chấm tự luận, điểm số khả quan.
Trong khi đó, tại Bình Thuận, điểm cao nhất môn Ngữ văn là 9,5. Toàn tỉnh có khoảng 25 bài đạt từ 9 điểm trở lên, một bài bị điểm liệt (0 điểm).
“Nhìn chung, điểm thi tự luận của thí sinh Bình Thuận năm nay khá ổn, tốt hơn năm ngoái”, ông Thái đánh giá.
Tại Lai Châu, dù không công bố con số cụ thể, ông Đinh Trung Tuấn cho biết tỉnh này có cả điểm liệt lẫn điểm trên 9 môn Ngữ văn.
Trước đó, Trưởng ban chấm thi tự luận tỉnh Hà Nam thông tin toàn tỉnh có 8.428 bài thi tự luận. Trong đó, hai bài điểm liệt, 333 bài dưới 5 điểm. 8.095 bài thi, tương đương 96,05%, đạt điểm trên trung bình. 186 bài đạt điểm trên 9. Điểm Ngữ văn cao nhất ghi nhận tại Hà Nam là 9,5.
Đã có địa phương chấm xong môn tự luận: điểm cao nhất là 9,5
Ngày 16.8, Hà Nam là một trong những địa phương sớm nhất cả nước đã hoàn thành việc chấm thi tự luận môn ngữ văn.
Khu vực chấm thi tốt nghiệp THPT môn ngữ văn tại Hà Nam - ẢNH Q.T
Theo Ban chấm thi tự luận của tỉnh Hà Nam, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, toàn tỉnh có tổng số 8.428 bài thi môn ngữ văn, số lượng bài thi ít nhưng huy động lượng giám khảo là hơn 100 người, nên việc chấm thi, khớp điểm hoàn tất chỉ trong vòng 4-5 ngày.
Tổng hợp sơ bộ kết quả chấm thi cho thấy, có 2 bài thi bị điểm liệt (từ 1 điểm trở xuống); số bài có điểm dưới trung bình là 333 (chiếm tỷ lệ 3,95%).
Đáng chú ý, số bài có điểm từ 5 trở lên có tới 8.095 bài (chiếm tỷ lệ tới 96,05%). Trong đó, số bài có điểm từ 9 trở lên là 186 bài ( chiếm tỷ lệ 2,21%).
Bài ngữ văn có điểm cao nhất của Hà Nam là 9,5 điểm, không có bài nào đạt điểm 10 .
Trao đổi với phóng viên Thanh Niên, đại diện Ban chấm thi tự luận tỉnh Hà Nam nhận định sơ bộ: "So với kỳ thi năm 2019, kết quả chấm thi môn ngữ văn năm nay có ít điểm liệt hơn; điểm từ 9 trở lên nhiều hơn; điểm trung bình của thí sinh cao hơn".
Hà Nam bắt đầu chấm thi môn tự luận từ sáng 13.8, huy động 104 cán bộ, giáo viên trên toàn tỉnh. Đây đều là các thầy cô có năng lực chuyên môn tốt, được cơ sở giáo dục đề xuất lên để lựa chọn. Sau khi rà soát các tiêu chuẩn, địa phương này cho nghỉ 1 giáo viên chấm thi vì có người thân dự thi năm nay.
Suốt quá trình chấm thi đều có sự giám sát của Công an tỉnh Hà Nam, thanh Bộ GD-ĐT, thanh tra Sở GD-ĐT tỉnh Hà Nam.
Việc chấm thi được khẳng định đã tuân thủ nghiêm ngặt 2 vòng, mỗi lượt mỗi cán bộ chấm khoảng 92 bài. Như vậy, mỗi cán bộ chấm 184 - 185 bài. Việc chấm kiểm tra tiến hành với khoảng hơn 420 bài.
Đại diện Ban chấm thi tự luận của Hà Nam cho hay, việc chấm thi diễn ra suôn sẻ, đúng theo lịch trình dự kiến, không có vấn đề hay tình huống bất thường nào phải giải quyết.
Dự kiến, việc chấm thi trắc nghiệm của Hà Nam cũng sẽ hoàn tất trước ngày 20.8. Tuy nhiên, theo đúng quy định của Bộ GD-ĐT, ngày 27.8, Hà Nam mới tiến hành công bố kết quả thi đến thí sinh.
Lo chấm lỏng, chấm chặt môn thi Ngữ văn Nhiều thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 đang tỏ ra lo lắng việc sẽ có nơi chấm lỏng, nơi chấm chặt ở bài thi Ngữ văn, vì đáp án khá mở. Lãnh đạo Bộ GD&T lưu ý giám khảo các địa phương phải chấm thi thật công tâm, đều tay, không bảo thủ, đặt quyền lợi thí sinh...