Nhiều đại học ở Mỹ nhận tiền tài trợ lớn hơn GDP một quốc gia
Các đại học danh tiếng ở Mỹ thường có nguồn tài trợ lớn với con số lên đến hàng chục tỷ USD, cao hơn GDP của không ít quốc gia.
Đứng đầu trong danh sách là ĐH Harvard . Cuối năm tài chính 2020, nguồn tài trợ của trường lên đến 41,9 tỷ USD, tức cao hơn GDP của nhiều nước như Uganda, Bolivia, Nepal… Đây là nguồn tài trợ đến từ các doanh nghiệp, tổ chức xã hội, đặc biệt cựu sinh viên. Nguồn tài trợ lớn không khẳng định chất lượng đào tạo cao nhưng 9 trong 10 trường đứng đầu Mỹ về nguồn vốn này cũng nằm trong bảng xếp hạng 25 đại học tốt nhất nước do US News bình chọn (Harvard đứng thứ 2). Ảnh: Independent .
ĐH Yale – ngôi trường danh tiếng thường xuất hiện trong các bảng xếp hạng QS, Times Higher Education, US News – cũng nhận nguồn vốn tài trợ lớn từ xã hội (chủ yếu là cựu sinh viên). Năm 2020, với 31,1 tỷ USD. Trong khi đó, theo thống kê của Ngân hàng Thế giới đối với 206 quốc gia và vùng lãnh thổ, hơn 100 nước có GDP dưới 31 tỷ USD. Ảnh: Yale.
ĐH Stanford đứng thứ 3 theo xếp hạng của US News với 28,9 tỷ USD. Như vậy, nguồn vốn tài trợ năm 2020 của trường thậm chí còn cao hơn GDP của hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. ĐH Stanford cũng nổi tiếng với chất lượng đào tạo hàng đầu thế giới. US News đánh giá đây là trường đứng thứ 5 ở Mỹ trong khi QS xếp trường thứ 3 thế giới. Ảnh: Stanford .
Princeton - đại học tốt nhất ở Mỹ theo đánh giá của US News – xếp thứ 4 về mức độ giàu có. Năm 2020, vốn tài trợ trường nhận được lên đến 25,9 tỷ USD. ĐH Princeton thành lập năm 1746, nằm trong nhóm trường danh giá Ivy League, đứng thứ 7 thế giới trong bảng xếp hạng của Times Higher Education . Ảnh: Princeton .
Video đang HOT
Với nguồn vốn tài trợ gần 18,4 tỷ USD năm 2020, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đứng thứ 5 trong bảng xếp hạng. Đây cũng là trường danh giá không kém các trường trên khi xếp thứ 2 (cùng thứ hạng với ĐH Harvard) trong bảng xếp hạng của US News , thứ nhất thế giới theo QS và thứ 5 thế giới theo Times Higher Education . Ảnh: Library of Congress.
ĐH Pennsylvania (UPenn) có vốn tài trợ năm 2020 gần 14,9 tỷ USD. Con số này khiêm tốn khi so với ĐH Harvard nhưng vẫn cao hơn GDP năm ngoái của khoảng 80 quốc gia, vùng lãnh thổ (theo thống kê của Ngân hàng Thế giới). Ngôi trường danh giá thuộc Ivy League này cũng được đánh giá cao về chất lượng đào tạo. US News đánh giá trường xếp thứ 8 ở Mỹ trong khi hai bảng xếp hạng QS và Times Higher Education đều xếp UPenn thứ 13 trong danh sách các trường tốt nhất thế giới năm 2022. Ảnh: UPenn .
ĐH Texas A&M là một trong số hai trường công lập lọt vào danh sách 10 đại học có nguồn tài trợ lớn nhất năm 2020. Nguồn vốn đầu tư trường nhận được sự xã hội, cựu sinh viên trong năm ngoái là 12,7 tỷ USD. ĐH Texas A&M cũng là trường duy nhất trong danh sách không nằm trong top 25 đại học tốt nhất ở Mỹ (trường đứng thứ 68 do US News đánh giá). Ảnh: Henderson Engineers.
ĐH Notre Dame đứng thứ 8 với vốn tài trợ 12,3 tỷ USD, cao hơn GDP năm ngoái của khoảng 70 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Ngôi trường tư thục này xếp hạng 19 trong bảng xếp hạng những đại học tốt nhất tại Mỹ của US News . Ảnh: University of Notre Dame.
Với vốn tài trợ thấp hơn không đáng kể, ĐH Michigan-Ann Arbor đứng thứ 9 trong bảng xếp hạng do US News đưa ra. Trường đứng thứ 23 về chất lượng đào tạo. Đại học công lập này thành lập năm 1817 và có sức hút lớn đối với học sinh ở Mỹ. Trong đợt tuyển sinh vừa qua, trường nhận đến 83.000 hồ sơ ứng tuyển. Ảnh: WLNS .
Đứng thứ 10 là ĐH Columbia – một trường tư thục danh tiếng thuộc Ivy League. Không chỉ nằm trong nhóm trường có vốn tài trợ cao (11,3 tỷ USD), ĐH Columbia còn được US News đánh giá là đại học tốt thứ 2 ở Mỹ (cùng hàng với Harvard MIT). Trong bảng xếp hạng thế giới, trường đứng thứ 11 theo Times Higher Education và thứ 19 theo QS . Ảnh: Getty Images.
10 trường đại học ở Mỹ tuyển sinh khắt khe nhất
Những trường danh tiếng như ĐH Harvard, Viện Công nghệ California, ĐH Stanford tuyển sinh rất khắt khe, tỷ lệ thí sinh trúng tuyển ở mức thấp.
Đứng đầu danh sách đại học tuyển sinh khắt khe nhất của Niche là Viện Công nghệ California (Caltech) . Đây là trường tư thục ở Pasadena, California. Caltech cũng là một trong những trường tốt nhất đào tạo ngành Kỹ thuật, Toán, Khoa học. Tỷ lệ trúng tuyển chỉ ở mức 6% và thí sinh cần đạt SAT trong khoảng 1530-1560. Tỷ lệ tốt nghiệp của trường đạt 94% và lương khởi điểm cho cựu sinh viên ở mức 54.500 USD. Ảnh: Flickr .
Đứng thứ hai là ĐH Harvard - trường tư thục lâu đời và danh tiếng tại Cambridge, Massachusetts. Tỷ lệ trúng tuyển của trường ở mức 4%, tuy nhiên, yêu cầu về điểm SAT thấp hơn Caltech - thí sinh cần đạt điểm khoảng 1.460-1.570. Tỷ lệ tốt nghiệp của trường đạt 97% và mức lương khởi điểm trung bình của cựu sinh viên là 70.300 USD. Ảnh: Pinterest .
Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) cũng là một trong những trường tuyển sinh ngặt nghèo nhất. Trường tuyển ở mức 4.500 sinh viên và tỷ lệ trúng tuyển đạt 7%. Yêu cầu về điểm SAT từ 1.510-1.570. Trường nổi tiếng với các ngành Khoa học máy tính, Kỹ thuật cơ khí, Toán. Tỷ lệ tốt nghiệp đạt 95%. Lương khởi điểm trung bình của cựu sinh viên MIT là 82.200 USD. Ảnh: Flickr .
ĐH Stanford đứng thứ tư với tỷ lệ trúng tuyển 4%, yêu cầu điểm SAT ở mức 1.440-1.570. Trường nổi tiếng với ngành Khoa học máy tính, Kỹ thuật, Sinh học. Mỗi năm, ĐH Stanford tuyển gần 7.000 sinh viên. Tỷ lệ tốt nghiệp tại ngôi trường danh giá này đạt 94% và lương khởi điểm trung bình của cựu sinh viên là 70.400 USD. Ảnh: Stanford .
ĐH Yale cũng là trường nổi tiếng với tỷ lệ chọn lọc khắt khe. Trường chỉ nhận 6% trong tổng số thí sinh ứng tuyển. Tân sinh viên thường có điểm SAT trong khoảng 1.460-1.570. Trường tư thục này có chính sách hỗ trợ tài chính cam kết đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên, đảm bảo họ không phải vay nợ sinh viên để trang trải chi phí học tập. Ảnh: Yale .
Đứng thứ sáu là ĐH Princeton với tỷ lệ trúng tuyển đạt 6% và yêu cầu điểm SAT ở mức 1.460-1.570. Trường nổi tiếng với các ngành Phân tích chính sách công, Khoa học máy tính, Kinh tế học. Hàng năm, Princeton tuyển khoảng 5.300 sinh viên. Tỷ lệ tốt nghiệp đạt 98% và lương khởi điểm trung bình của cựu sinh viên là 60.800 USD. Ảnh: Flickr .
ĐH Chicago cũng là trường khó đỗ khi mỗi năm chỉ tuyển 6% trong tổng số thí sinh nộp hồ sơ ứng tuyển. Điểm SAT của sinh viên trúng tuyển thường ở mức 1.500-1.570. Trường hoạt động từ năm 1890, từng có 92 cựu sinh viên, giảng viên giành giải Nobel. Ảnh: Uchicago .
ĐH Columbia đứng thứ tám trong danh sách do Niche đưa ra. Tỷ lệ trúng tuyển vào trường là 5%. Điểm SAT của sinh viên ở mức 1.440-1.570. Đây cũng là trường danh tiếng, thu hút người học từ hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ảnh: Flickr .
ĐH Duke xếp thứ chín với tỷ lệ trúng tuyển 8%, điểm SAT 1.480-1.570. Mỗi năm, trường tuyển khoảng 6.600 sinh viên hệ đại học. Tỷ lệ tốt nghiệp tại trường đạt 95% và cựu sinh viên Duke thường nhận lương khởi điểm 76.300 USD. Ảnh: Frontiers .
ĐH Northwestern (Evanston, Illinois) nhận khoảng 8.300 sinh viên hệ đại học mỗi năm, chiếm 9% trong tổng số người ứng tuyển. Yêu cầu về điểm SAT rơi vào mức 1.440-1.550. Trường nổi tiếng với các ngành Kinh tế học, Tâm lý học, Báo chí. Tỷ lệ tốt nghiệp đạt 94% và lương khởi điểm trung bình của cựu sinh viên là 58.900 USD. Ảnh: Wgntv .
5 đại học đào tạo khoa học máy tính tốt nhất thế giới Đại học Oxford (Vương quốc Anh) năm thứ tư dẫn đầu thế giới về lĩnh vực khoa học máy tính, theo công bố ngày 6/10 của THE. Ở kỳ xếp hạng đại học thế giới năm 2022 trong lĩnh vực khoa học máy tính của Times Higher Education (THE), công bố ngày 6/10, có hơn 890 trường góp mặt. Hơn một phần sáu...