Nhiều đặc sản Hòa Bình đổ về Hà Nội
Cam Cao Phong, củ, quả Lương Sơn, Yên Thủy, các loại trà túi lọc tôm, cá sông Đà, gà ri Lạc Sơn,… với giá rất hấp dẫn. Tất cả các mặt hàng này đều có đầy đủ tem truy xuất nguồn gốc tại hội chợ nông sản.
Sáng 14/11, tại Siêu thị BigC Thăng Long (Hà Nội), Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình khai mạc Tuần lễ giới thiệu Sản phẩm cây ăn quả có múi và nông thủy sản an toàn, chất lượng của tỉnh Hòa Bình năm 2019, kéo dài tới ngày 18/11.
Tới tham dự có Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia; Bí thư tỉnh ủy Hòa Bình Bùi Văn Tỉnh; lãnh đạo các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, UBND tỉnh Hòa Bình và một số bộ, ngành Trung ương.
18 doanh nghiệp, hợp tác xã của tỉnh Hòa Bình trưng bày 22 gian hàng giới thiệu các mặt hàng chất lượng nhất của địa phương và thực hiện chính sách giảm giá khá sâu như cam Cao Phong (còn 20.000 đồng/kg), bưởi đỏ, bưởi da xanh Tân Lạc (33.000 đồng/quả), quýt Hòa Bình (30.000 đồng/kg) và các mặt hàng rau, củ, quả Lương Sơn, Yên Thủy, các loại trà túi lọc (Sachi, Giảo cổ lam, cao cà gai leo,…), tôm, cá sông Đà, gà ri Lạc Sơn,… với giá rất hấp dẫn. Tất cả các mặt hàng này đều có đầy đủ tem truy xuất nguồn gốc.
Ngoài Hà Nội, các mặt hàng của Hòa Bình cũng sẽ xuất hiện tại hệ thống các siêu thị ở nhiều tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc trong dịp này.
Theo ông Bùi Văn Khánh, Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình, lượng tiêu thụ nông, thủy sản của Hòa Bình ở các tỉnh, thành phố khác còn thấp. Thị trường thành phố Hà Nội mới chỉ tiêu thụ từ 20-30% so với khả năng cung cấp của tỉnh Hòa Bình vì chưa hình thành mối liên kết giữa vùng sản xuất và thị trường tiêu thụ, thiếu thông tin về nguồn gốc sản phẩm.
Qua tuần lễ này, các doanh nghiệp, hợp tác xã của tỉnh Hòa Bình muốn hướng tới đáp ứng nhu cầu về thực phẩm của người dân Hà Nội và các tỉnh phía Bắc trong dịp cuối năm 2019 và Tết Nguyên đán Canh Tý.
Được biết, nhiều diện tích sản xuất nông nghiệp ở Hòa Bình thực hiện quy trình VietGap, GlobalGap. Cục Sở hữu trí tuệ bảo hộ về nhãn hiệu tập thể như nhãn Sơn Thủy – Kim Bôi, bưởi đỏ – Tân Lạc, tôm, cá sông Đà, gà – Lạc Thủy, cam Cao Phong… được cấp Chứng nhận về Chỉ dẫn địa lý.
Tính tới hết năm 2018, tỉnh Hòa Bình có 10.500 ha cây ăn quả có múi, trong đó diện tích trong thời kỳ kinh doanh là gần 5.200 ha, năng suất bình quân đạt 239 tạ/ha, sản lượng hơn 123.700 tấn, gấp 3 lần so với năm 2015. Tốc độ phát triển cây có múi đạt 45%/năm, cao gấp 5 lần so với tốc độ phát triển cây có múi toàn quốc.
Ngoài ra, Hòa Bình còn có trên 4.000 lồng cá, sản lượng 8.000 tấn, gà ta đạt 4,2 triệu con.
Video đang HOT
Dự báo tới năm 2020, diện tích cây ăn quả có múi của Hòa Bình sẽ đạt trên 12.000 ha, sản lượng trên 30.000 tấn; 5.000 lồng cá với sản lượng 10.000 tấn, gà đạt 5,2 triệu con. Quy mô sản xuất có thể phát triển thêm 30% so với hiện nay vào năm 2025.
Việc phát triển kinh tế – xã hội của các tỉnh còn khó khăn, nhất là các tỉnh miền núi cao, vùng biên giới, trong đó có Hòa Bình luôn được lãnh đạo Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm.
Riêng Thủ tướng Chính phủ trong nhiệm kỳ này đã 2 lần trực tiếp lên thị sát và làm việc với lãnh đạo tỉnh Hòa Bình. Thủ tướng đánh giá diện mạo của tỉnh đã có nhiều đổi thay nhanh, tích cực, nhất là thu nhập của người dân đã khá hơn, yếu tố quan trọng thể hiện chất lượng tăng trưởng.
Là tỉnh miền núi với dân tộc Mường chiếm 63%, tỉnh có nhiều tiến bộ về xây dựng nông thôn mới, hình thành một số vùng về thay đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, bước đầu hình thành chuỗi sản phẩm hàng hóa. Số xã nông thôn mới ở Hòa Bình là tiêu biểu cho vùng Tây Bắc.
Thủ tướng yêu cầu tỉnh Hòa Bình phải có chiến lược, quy hoạch phát triển, trong đó, tập trung vào một số lĩnh vực, sản phẩm mũi nhọn như nông nghiệp, du lịch.
Không chỉ Hòa Bình mà địa phương miền núi lân cận như Sơn La, có điều kiện hạ tầng còn nhiều khó khăn nhưng đã vươn lên trở thành một trung tâm sản xuất và xuất khẩu nông sản của miền Bắc và cả nước.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia cũng nhiều lần từng nhấn mạnh hướng đi thành công trong sản xuất nông nghiệp, nhất là tại các tỉnh, thành phố có cây đặc sản là không chỉ hướng tới thị trường trong nước mà phải hướng tới đáp ứng cả thị trường nước ngoài để có thành công lâu bền.
Trước những kết quả ban đầu này, Chính phủ đã thống nhất trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến để thông qua Đề án phát triển vùng dân tộc thiểu số tại Kỳ họp thứ 8 đang diễn ra tại Hà Nội nhằm nhân rộng lên nhiều mô hình như Sơn La và những kết quả ban đầu như Hòa Bình đã đạt được để tăng thu nhập, nâng cao chất lượng sống của đồng bào dân tộc, rút ngắn khoảng cách với miền xuôi.
Thành Chung – Tùng Anh
Theo Nhịp sống kinh tế
Sự thật về cam Cao Phong giá rẻ tràn lan trên phố
Cam Cao Phong là loại cam đặc sản của vùng Cao Phong Hòa Bình, với những giá trị về kinh tế và chất lượng thì giá bán của loại cam này dao động từ 30.000/kg trở lên khi mua tại vườn.
Tuy nhiên, trên những vỉa hè hay những khu chợ dân sinh tại thành phố Hà Nội, nó lại có giá rẻ đến bất ngờ, chỉ 15.000 đồng/ kg.
Cam gắn mác Cao Phong Hòa Bình giá rẻ được chào bán khắp các tuyến phố Hà Nội
Quả quý được chứng nhận chỉ dẫn địa lý
Từ nhiều năm nay, cam Cao Phong đã trở thành một thương hiệu của Hòa Bình. Cam vỏ mọng nhiều nước có vị ngọt chua đặc trưng. Đây là nông sản đem lại sản lượng cao cho người dân nơi đây. Tại Cao Phong hiện nay đang phát triển 4 giống cam chính là cam lòng vàng, cam Xã Đoài, cam canh, cam V2. Bốn giống cam này lần lượt ra trái từ tháng 9 dương lịch đến khoảng tháng 2-3, mùa chín rộ ước chừng vào Tết Nguyên đán.
Năm 2014, Bộ Khoa học và Công nghệ đã trao Giấy chứng nhận Chỉ dẫn địa lý Cao Phong cho sản phẩm cam của huyện Cao Phong. Chỉ dẫn địa lý "Cao Phong" bước đầu bảo hộ cho bốn giống cam là CS1, Xã Đoài lùn, Xã Đoài cao và cam Canh. Đây là những giống cam được di thực ở các địa phương khác về huyện Cao Phong từ những năm 1960. Đây cũng là chỉ dẫn địa lý đầu tiên được cấp cho tỉnh Hòa Bình.
Cam tại đây được hướng dẫn trồng và phát triển theo mô hình trồng cam sạch theo tiêu chuẩn VietGap. Vì là loại quả tươi ngon và có chất lượng tốt nên hiện nay cam không chỉ bày bán ở thị trường trong nước mà còn hướng tới xuất khẩu ra nước ngoài.
Các cấp chính quyền tại đây cũng tạo mọi điều kiện để giúp đỡ người dân trồng cam theo mô hình sạch, và có những hướng phát triển cho mỗi năm để phù hợp với tình hình phát triển của địa phương, hướng tới đem cam Cao Phong xuất khẩu ra nước ngoài. Hàng năm, tại đây còn tổ chức lễ hội Cam Cao Phong để quảng bá hình ảnh cam Cao Phong và khẳng định thương hiệu cam số một hiện nay.
Chị Tường Anh, chủ vườn tại đây cho biết: " Trồng và chăm sóc theo mô hình VietGap đã làm cho chất lượng cam ngày càng tăng lên, năng suất hàng năm cũng tăng lên rất nhiều. Mỗi năm vào ngày lễ hội thì cũng được tổ chức để nhằm quảng bá hình ảnh của cam Cao Phong ra rộng rãi hơn".
Trung bình giá cam tại vườn được bán với giá từ 25.000-30.000 đồng/kg và giá này, theo người trồng còn có thể tăng lên tùy vào nhu cầu của thị trường, tùy thuộc từng loại cam,ví dụ như cam V2 thường ra quả vào dịp Tết Nguyên đán nên rất được ưa chuộng, vì thế giá cũng cao hơn những loại cam khác.
Giá cam tại vườn còn đắt hơn khi xuống phố
Theo chị Tường Anh cho biết: "Giá tại vườn là 25.000-30.000 đồng/kg thì nếu đem ra thị trường, đặc biệt là đưa đến các thành phố lớn như Hà Nội thì giá ước chừng khoảng từ 45.000 đồng/kg trở lên".
Thế nhưng, tại các cung đường Hà Nội như Nguyễn Xiễn, Hồ Tùng Mậu... hay tại một số chợ dân sinh, "Cao Phong" lại chỉ có 10.000-15000 đồng/kg. Giá mà ngay cả bán tại vườn cũng không có. Khi được hỏi về xuất xứ của những trái cam này, người bán đều thản nhiên trả lời đây là cam Cao Phong chuyển từ Hòa Bình về.
Tuy nhiên, khi được hỏi vì sao lại có giả rẻ hơn nhiều so với mua tại vườn như vậy thì người mua sẽ nhận được câu trả lời rằng đây là loại rẻ hoặc mua nhiều nên giá rẻ hơn. Chị Liên (bán hoa quả ở chợ Nhà Xanh- Xuân Thủy) cho biết: "Cam này là cam Cao Phong chuẩn, nhưng cũng có loại này loại kia nên giá rẻ hơn thôi em ".
Thực tế, những quả cam mang thương hiệu Cao Phong nhưng thực chất lại được lấy từ những tỉnh khác hoặc thậm chí là hàng từ Trung Quốc với cái giá chỉ vài ngàn đồng một cân. "Như cam ở những nơi khác nhập chỉ có giá khoảng 9000-10.000 đồng/ kg thôi, rất rẻ, còn giá cam ở Cao Phong thì không bao giờ có giá như vậy.
Cam đấy nhìn bề ngoài thì nó giống hệt như cam Cao Phong nhưng những người nào sành ăn thì người ta biết ngay. Vì cam bình thường sẽ không có độ đậm cũng như mùi thơm đặc trưng. Có khi cũng là loại cam lòng vàng nhưng được trồng ở khu vực khác trong tỉnh, nhưng cũng không thể nào ngon bằng cam ở tại chính đất Cao Phong", chị Tường Anh chia sẻ thêm.
Đánh vào nhu cầu của người mua muốn mua những sản phẩm có danh tiếng nhưng lại thích rẻ, chính vì vậy những người bán, nghiễm nhiên dùng cái mác cam Cao Phong để che mắt người mua. Vì cam Cao Phong thật có giá thành thường cao hơn những loại cam ở nơi khác, chính vì vậy nhiều người không biết có thể mua phải những loại cam cộp mác Cao Phong nhưng thực ra thì lại không phải.
Bạn Mỹ Hảo (sinh viên) cho biết: " Mình cũng hay mua hoa quả ở mấy sạp bên vỉa hè nhưng cũng chưa bao giờ tìm hiểu kỹ lắm. Người bán nói cam ở đâu thì mình biết vậy thôi chứ cũng không tìm hiểu gì nhiều, giá cả hợp lý thì mua thôi"...
Việc thương hiệu cam Cao Phong bị đem đi gắn mác cho những loại cam không phải cam Cao Phong chính gốc sẽ làm tổn thất lớn về thương hiệu cũng như niềm tin của người tiêu dùng.
Người mua phải cam Cao Phong nhái sẽ đánh giá sai về chất lượng những trái cam mà người trồng đang từng ngày phải xây dựng, gìn giữ. Những trái cam đạt chuẩn mà những người trồng phải chăm bón kỹ lưỡng rồi sẽ bị hàng nhái làm mất đi uy tín và niềm tin của người tiêu dùng .
Theo Phapluat.
Hòa Bình tưng bừng tổ chức lễ hội cây có múi Cam Cao Phong, bưởi đỏ Tân Lạc cùng cả trăm gian hàng bán nông sản khác đã cùng hội tụ về Lễ hội cây có múi tỉnh Hòa Bình. Đây cũng là dịp để Hòa Bình quảng bá các đặc sản của xứ Mường tới người tiêu dùng. Sáng 2/11, tại Trung tâm Hội chợ triển lãm tỉnh Hòa Bình, Bộ NN&PTNT, UBND...