Nhiều cơ sở giáo dục kỹ năng sống cho trẻ gặp khó thời COVID-19
Nghỉ hè là thời điểm “lên ngôi” của các cơ sở dạy kỹ năng sống (KNS) cho trẻ khi ngày càng có nhiều phụ huynh tìm đến đăng ký cho con mình.
Tuy nhiên, hiện nay do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 đã khiến không ít trung tâm rơi vào tình cảnh “điêu đứng”, thậm chí có nơi phải chuyển hướng hoạt động do khó khăn về tài chính và nhân sự.
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên Công ty TNHH Giáo dục đào tạo Expert tại phường Đông Thọ (TP Thanh Hóa), gặp rất nhiều khó khăn về tài chính, nhân sự… Ảnh: Tư Liệu
Những năm gần đây, KNS là một trong những môn học được rất nhiều phụ huynh lựa chọn vào dịp hè. Bắt kịp xu hướng đó, hầu khắp các cơ sở như trung tâm thể dục thể thao, nhà văn hóa thiếu nhi, cho đến các cơ sở giáo dục tư thục đã mở các khóa học nghệ thuật, năng khiếu, thể thao trong dịp hè dành cho trẻ từ độ tuổi mẫu giáo đến 18 tuổi. Theo tìm hiểu của chúng tôi, trong số 29 cơ sở tư thục dạy KNS cho trẻ đang hoạt động trên địa bàn tỉnh thì chỉ một có số ít đang chờ gia hạn, còn hầu hết đã được cấp phép đầy đủ. Để thu hút học sinh và giúp phụ huynh hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc học KNS cho trẻ, hầu hết các cơ sở không chỉ chú trọng tuyên truyền như phát tờ rơi, quảng cáo trên mạng xã hội, báo chí, truyền thông và nhiều kênh thông tin chính thức về các lớp học, khóa học… mà còn quan tâm đến việc đổi mới, nội dung và đa dạng các hình thức học. Các môn học không chỉ bó hẹp trong phạm vi như học bơi, đàn, khiêu vũ, múa, mỹ thuật, âm nhạc…; mà còn nhiều hoạt động mang tính trải nghiệm như “Học kỳ quân đội”, “Học thành người có ích”, “Hòa mình với thiên nhiên”, “Khóa tu mùa hè”… cũng được nhiều trung tâm chú trọng.
Khi tham gia học ở các lớp học KNS, các em được dạy những điều cơ bản nhất như giới thiệu bản thân, kỹ năng giao tiếp ứng xử, làm việc theo nhóm, kỹ năng khám phá, thay đổi bản thân… Mục đích của các lớp học này là giúp các em tự tin, tự lập và có những trải nghiệm hơn trong cuộc sống. Tuy nhiên, hai năm trở lại đây do ảnh hưởng của dịch bệnh, các trung tâm đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, từ chi phí thuê địa điểm, chi trả lương giáo viên, chi phí giảng dạy trực tuyến…
Qua tìm hiểu thực tế tại Công ty TNHH Giáo dục đào tạo Expert (phường Đông Thọ, TP Thanh Hóa), được biết: Công ty đi vào hoạt động từ năm 2011, ban đầu chỉ dạy nghề kế toán, kiểm toán. Đến năm 2018, nhận thấy xu hướng học toán Soroban rất hữu ích cho trẻ, nên công ty quyết định đầu tư cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên chuyển sang lĩnh vực này. Sau khi mở, lượng học sinh khá ổn định khoảng 200 – 400 học sinh/năm. Tuy nhiên, từ năm 2020 do ảnh hưởng của dịch bệnh nên công ty gặp không ít khó khăn. Nói về vấn đề này, chị Trịnh Thị Vĩnh, Giám đốc Công ty TNHH Giáo dục đào tạo Expert, cho biết: “Đã nhiều ngày nay, công ty chúng tôi đóng cửa để phòng chống dịch theo quy định. Nhưng chúng tôi vẫn phải duy trì đội ngũ nhân viên đã được đào tạo khá bài bản, có kỹ năng và kinh nghiệm trong việc dạy toán Soroban. Hơn nữa, phương pháp dạy toán Soroban cho trẻ em hiện nay cũng khá mới mẻ. Do đó để phụ huynh hiểu rõ tầm quan trọng của việc học môn này chúng tôi phải tăng cường công tác tuyên truyền, marketing… nên đã bỏ ra chi phí rất lớn. Ngoài ra còn tiền thuê mặt bằng hàng tháng cũng khá nhiều. Vậy nên tính trong đợt dịch năm 2020 chúng tôi lỗ khoảng 600 – 700 triệu đồng. Nếu dịch lần này kéo dài chắc chắn thiệt hại của công ty sẽ rất lớn.
Chị Trương Thị Khương, Giám đốc Công ty TNHH Đào tạo kỹ năng Việt (TP Thanh Hóa) cũng cho biết: Công ty đi vào hoạt động từ tháng 5-2020, với 6 bộ môn đào tạo kỹ năng cho trẻ, như múa, họa, MC… Từ khi hoạt động đến nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên chỉ thu hút được hơn 160 học sinh. Thông thường dịp hè là thời điểm khá đông học sinh đến học, nhưng hiện nay để phòng chống dịch công ty đã dừng hoạt động trong khi vẫn duy trì việc chi trả lương cứng cho giáo viên và tiền thuê mặt bằng hàng tháng…
Tại Nhà Văn hóa thiếu nhi TP Thanh Hóa, trao đổi với Giám đốc Phạm Thị Lê Hằng, được biết: Nhà văn hóa hiện giảng dạy 18 bộ môn năng khiếu như múa, đàn organ, họa, bóng bàn… với đầy đủ trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy của giáo viên, học tập của các em. Hàng năm, nhất là vào dịp hè, thường có khoảng 800 – 1.000 em đến học. Nhưng hai năm nay, do ảnh hưởng bởi dịch bệnh nên nhà văn hóa chỉ thu hút được khoảng 500 em. Đến nay, chúng tôi đã ngừng hoạt động dạy học theo quy định và thực hiện nghiêm công tác phòng chống dịch. Việc ngừng dạy học không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị mà còn làm gián đoạn và ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học. Do vậy đơn vị đã có sự chia sẻ với phụ huynh về việc giáo dục KNS cho con em mình vào thời điểm các cháu đang nghỉ ở nhà. Theo đó, các bậc phụ huynh cần đồng hành cùng con trong quá trình học và duy trì những kỹ năng mà các con đã được học; rèn cho con ý thức tự giác, tự lập bắt đầu từ những việc nhỏ nhất trong gia đình. Bên cạnh đó, cần hình thành cho con các kỹ năng cơ bản như giao tiếp ứng xử, biết lắng nghe chia sẻ với nhau; hình thành nền nếp sinh hoạt cá nhân, thói quen đúng giờ, lối sống tích cực, lành mạnh…
Video đang HOT
Việc tổ chức đa dạng các lớp năng khiếu đã tạo được những sân chơi lành mạnh, an toàn; góp phần nâng cao hoạt động quản lý, giáo dục trẻ em dịp hè, hướng các em đến việc hoàn thiện bản thân và ngày một trưởng thành. Tuy nhiên với tình hình dịch bệnh như hiện nay khiến cho không ít các trung tâm dạy KNS đang gặp phải muôn vàn khó khăn về tài chính và nhân sự… Do vậy, để có thể tiếp tục duy trì và tổ chức lại các hoạt động, các trung tâm đang rất cần sự quan tâm, hỗ trợ từ phía các cơ quan chức năng và chính quyền các địa phương; cũng như chia sẻ từ chính các bậc phụ huynh.
Nếu chương trình mới mà vẫn để dạy thêm tràn lan, khó có thể nói thành công
Hiện nay, tình trạng dạy thêm học thêm tràn lan gây ra rất nhiều hệ lụy, bức xúc trong nhân dân, ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển tự nhiên của các em.
Nếu thực hiện theo chương trình mới trong thời gian sắp tới vẫn còn tồn tại tình trạng dạy thêm học thêm như hiện nay thì khó có thể nói chương trình thành công, khó có thể nói chương trình giảm tải, đạt được mục tiêu của việc thực hiện chương trình mới.
Hiện nay không cần dạy thêm, học thêm
Một số giáo viên lấy lý do chương trình nặng phải dạy thêm cho học sinh từ đó đặt ra kiến thức cao, bắt học sinh phải chạy theo, tạo áp lực không cần thiết.
Một số phụ huynh thì cho rằng cho học sinh học thêm vẫn tốt hơn để các em ở nhà khi mà tinh thần tự học của các em chưa cao.
Hiện nay quan điểm trên đã không còn phù hợp, kiến thức đã tinh giảm, chương trình đã tinh gọn bên cạnh đó việc xây dựng chương trình mới đã hướng đến việc học 2 buổi/ ngày, học sinh đã học 2 buổi/ ngày mà còn dạy thêm thì rất vô lý.
Chúng ta đã quá sai lầm khi đặt nặng kiến thức hàn lâm trong trường phổ thông mà quên đi mục đích cao cả của giáo dục là giáo dục lý tưởng sống, đạo đức, kỹ năng sống,...
(Ảnh minh họa: Báo Lao động)
Nếu không còn dạy thêm, học thêm
Nếu trường học chấm dứt được dạy thêm, học thêm là một điều vô cùng tích cực khi đó hầu như tất cả giáo viên sẽ làm việc hết mình, dạy thật, học thật sẽ được thực hiện.
Khi đó trường học sẽ đoàn kết, giáo viên không còn việc "chân trong, chân ngoài", "chạy sô" để kiếm tiền, nói xấu nhau, gây mất đoàn kết nội bộ, không có lý do gì để o ép, "đì" học sinh.
Khi đó giáo viên sẽ yêu thương học sinh thật lòng, không có việc phân biệt đối xử giữa người học thêm và người không học.
Khi đó bất công giữa các học sinh sẽ mất đi, mọi học sinh đều được đối xử bình đẳng, công bằng.
Khi đó, mọi học sinh đều sẽ cố gắng học tập, tự học, có thời gian tham gia các khóa học thể dục thể thao, thẩm mỹ, kỹ năng sống, đạo đức,...
Đa phần, những bất cập trong trường học hiện nay đều từ dạy thêm mà ra.
Chuyển từ dạy kiến thức sang dạy những điều cần thiết hơn
Thay vì quá đặt nặng việc học kiến thức trong trường phổ thông, thay vì dạy thêm kiến thức chúng ta phải dần dần thay đổi quan niệm về việc dạy những vấn đề khác quan trọng hơn trong cuộc sống.
Do đó, tại các trường phổ thông chỉ nên dạy kiến thức cơ bản, học sinh có khi đạt được kiến thức môn này, không đạt của môn khác là điều hoàn toàn có thể chấp nhận được.
Không có khái niệm môn chính, môn phụ, không thể lấy các môn Toán, Văn, Anh văn làm các môn thi tuyển vào lớp 10 là không còn phù hợp.
Thay vì dạy thêm các môn văn hóa, đặt nặng kiến thức hàn lâm xa rời thực tiễn nên dạy học sinh tinh thần yêu thích thể thao, rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại, tăng cường các khóa huấn luyện thể dục thể thao, đưa thể thao vào trường học để học sinh vừa học tập, vừa rèn luyện.
Bên cạnh đó, phải giáo dục học sinh lý tưởng sống, đạo đức, đưa nội dung trên làm mục tiêu chính để hướng tới, xây dựng đội ngũ học sinh có phẩm chất, đạo đức tốt sẽ tránh được tình trạng học sinh vô lễ với giáo viên, người lớn, học sinh đánh nhau, vi phạm pháp luật,...
Thay vì dạy thêm kiến thức hàn lâm, nên chuyển sang dạy các kỹ năng sống, kỹ năng thích nghi với cuộc sống, chấp nhận đương đầu khó khăn, thử thách sẽ không có học sinh, sinh viên tự tử vì áp lực học hành, áp lực cuộc sống, gia đình,...
Cuối cùng, kiến thức ở trường phổ thông nên được thiết kế và dạy một cách đơn giản nhất, việc dạy học nên chuyển dần từ đánh giá kiến thức sang đánh giá thái độ, lý tưởng sống, kỹ năng sống,...có như thế mới tạo dần xã hội tích cực, hoàn thiện.
Muốn vậy phải kết hợp giữa xã hội, gia đình, nhà trường bằng các chủ trương, chính sách, đường lối và sự hợp tác của gia đình trong việc giáo dục học sinh.
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Nghịch lý: Học nghề dễ kiếm việc, thu nhập khá lại ít người theo học Học viên học trường nghề ra trường rất dễ kiếm việc làm vì nhu cầu thị trường lớn, nhưng đến mỗi kỳ tuyển sinh, các trường nghề lại rất khó tìm học viên. Học nghề dễ kiếm việc Dù thông báo nhận hồ sơ xét tuyển học viên từ đầu tháng 4 nhưng tính đến thời điểm hiện tại, khi được hỏi về...