Nhiều chính sách ưu đãi đối với giáo dục mầm non
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg quy định một số chính sách phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2011-2015, bao gồm chính sách đối với trẻ em, giáo viên và cơ sở giáo dục.
Theo đó, đối với trẻ em mẫu giáo 3 và 4 tuổi có cha mẹ thường trú tại các xã biên giới, núi cao, hải đảo, các xã và thôn bản đặc biệt khó khăn; cha mẹ thuộc diện hộ nghèo theo quy định; trẻ em mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa hoặc bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế sẽ được ngân sách nhà nước hỗ trợ 120.000 đồng/tháng để duy trì bữa ăn trưa tại trường và được hưởng theo thời gian học thực tế nhưng không quá 9 tháng/năm học.
Trẻ em mẫu giáo 5 tuổi được hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định tại Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 9/2/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010-2015.
Trẻ em mẫu giáo dân tộc rất ít người được hưởng chính sách theo quy định tại Quyết định số 2123/QĐ-TTg ngày 22/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người giai đoạn 2010-2015.
Đối với giáo viên (bao gồm cả hiệu trưởng, phó hiệu trưởng) làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập, dân lập được Nhà nước hỗ trợ ngân sách để trả lương theo thang bảng lương giáo viên mầm non, được nâng lương theo định kỳ, được tham gia đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và các chế độ chính sách khác như giáo viên có cùng trình độ đào tạo đang hợp đồng làm việc tại các cơ sở giáo dục mầm non công lập. Giáo viên mầm non công tác tại các cơ sở giáo dục mầm non tư thục được Nhà nước hỗ trợ chi phí bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị và chuyên môn, nghiệp vụ.
Đối với cơ sở giáo dục mầm non, Ủy ban nhân dân các địa phương bảo đảm quy hoạch diện tích đất và áp dụng các phương thức giao đất, cho thuê đất, thuê cơ sở vật chất để phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non. Nhà nước tập trung các nguồn đầu tư để xây dựng cơ sở vật chất cho các trường mầm non công lập theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa, hiện đại hóa. Ưu tiên xây dựng mới các cơ sở giáo dục mầm non công lập ở vùng nông thôn, các xã khó khăn miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa và các xã, phường có mức sống thấp của thành phố, thị xã.
Video đang HOT
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/12/2011, thay thế Quyết định số 161/2002/QĐ-TTg ngày 15/11/2002 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển giáo dục mầm non. Những chính sách hiện hành về giáo dục mầm non khác trái với Quyết định này đều bãi bỏ.
Theo TTXVN/Vietnam
Phổ cập mầm non 5 tuổi vẫn "rối"
Theo kế hoạch, đến tháng 6/2012, 24/24 quận, huyện tại TPHCM sẽ hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi. Thời gian đã cận kề nhưng nhiều quận huyện vẫn đang rối bời và lo ngại khó cán đích đúng thời hạn.
Điệp khúc thiếu trường lớp, giáo viên
Thiếu trường lớp, thiếu nhân sự là hai áp lực lớn nhất đối việc thực thực hiện phổ cập mầm non trẻ 5 tuổi. Ngoài việc tăng tốc xây dựng thêm hàng trăm phòng học từ nay đến năm 2013 thì công tác tuyển giáo viên (GV) luôn là bài toán khó với các đơn vị giáo dục. Ở tất cả các quận huyện đều đang "cầm cự" với tình trạng thiếu GV, thiếu cán bộ quản lý bậc mầm non như Q.8 thiếu 26 GV, thiếu 2 hiệu phó Q.3 thiếu khoảng 20 GV... Thành phố đang thiếu gần 800 GV và 24 cán bộ quản lý.
"Đích" đã cận kề, việc phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi vẫn nhiều vướng mắc.
Theo thống kê của Sở GD-ĐT TPHCM hiện toàn thành phố 759 trường mầm non công lập và ngoài công lập, hơn 1.000 nhóm trẻ gia đình. Số trường lớp công lập hiện nay chỉ đáp ứng được khoảng 70% tổng số trẻ 5 tuổi, số còn lại đang theo học tại các trường tư thục, nhóm lớp.
13 phường tại TPHCM vẫn chưa có trường mầm non công lập, tập trung ở các quận Tân Phú, Bình Tân, Gò Vấp... Còn 7 quận, huyện chưa có trường chuyên biệt: quận 4, 7, 9, Thủ Đức, Bình Tân, Hóc Môn, Nhà Bè.
Bà Trương Ngọc Anh, chuyên viên Phòng GD-ĐT quận Bình Tân cho hay việc phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi trên địa bàn mình e rằng khó hoàn thành theo tiến độ. Việc xây dựng trường công tại 3 phường trên địa bàn quận cũng không thấy khả quan.
"Một trường công được xây mới có thể xóa được 3 - 5 nhóm lớp. Nhưng hiện nay, trường công không được xây mới, nhóm lớp ngày càng dôi ra thì chúng ta cứ loay hoay trong vòng xoay đó không biết bao giờ có thể gỡ nút", bà Anh nói.
Phía Phòng GD-ĐT Q.1 cho hay, khó khăn của quận mình là nhiều trẻ theo học ở trường mầm non tư thục của Công giáo, việc đưa về trường công lập không đơn giản, hơn nữa cũng không đủ trường lớp. Để khắc phục, đành phải "làm ngược" đưa chương trình phổ cập đến để áp dụng tại các trường tư.
Ngành giáo dục đang "tự bơi"
Nhiều người cho rằng, thực hiện kế hoạch phổ cập mầm non, ngành giáo dục cần phải thông tin cho các bộ phụ trách mảng văn hóa, giáo dục tại các địa phương. Bởi riêng ngành không thể tuyên truyền đến được 100% phụ huynh học sinh có con đang trong độ tuổi này. Không ít gia đình có thể vì điều kiện mà cho rằng học
Về vấn đề nhân sự, bà Trần Thị Kim Thanh, Phó giám đốc Sở GD - ĐT cho hay mỗi phòng giáo dục phải có 3 cán bộ ở tổ mầm non. Một phụ trách chung và 2 chuyên viên chăm sóc dạy học ở trường. Nếu các trường thiếu người, cần thông báo để Sở tìm người hỗ trợ, bổ sung.
mầm non không quan trọng, chỉ cho con bắt đầu từ lớp 1. Nhà trường không thể nào tiếp cận để có thể vận động họ. Việc nhóm lớp không quản lý độ tuổi của trẻ cũng ảnh hưởng nhiều kế kế hoạch phổ cập.
Đại diện Phòng GD-ĐT quận Phú Nhuận phân tích bất cập ở chỗ khác với phổ cập giáo dục tiểu học, học sinh được miễn phí học phí, còn ở mầm non phổ cập vẫn phải đóng tiền nên không phải gia đình nào cũng cho con đi học. "Mất tiền để học nên người ta có quyền lựa chọn cho riêng mình tùy theo điều kiện, gửi ở nhóm lớp tiết kiệm hơn. Có trường học, chúng tôi còn phải mời họ đưa con đến học thử nhưng sau đó họ vẫn không cho con theo học".
Việc điều tra để lập danh sách trẻ 5 tuổi tại các quận, huyện cũng nhiều nan giải vì thiếu nhân lực mà lại phụ thuộc vào địa phương phường, xã, tổ dân phố. Phía ngành giáo dục lại không có quyền hành chỉ đạo cán bộ địa phương. Hoặc nếu "nhờ vả" được cũng không dám phó thác vì sợ sai sót, thiếu trung thực. Tình trạng trẻ quận mình học ở quận khác cũng phổ biến và khi đó lại phải chờ danh sách từ quận bạn.
Bà Nguyễn Thị Kim Dung, Trưởng phòng giáo dục mầm non Sở GD-ĐT cho hay, đề án phổ cập mầm non là do UBND quận, huyện ký kết nên cơ quan này cũng có trách nhiệm, chỉ đạo thực hiện. Để khắc phục, cán bộ phụ trách mầm non cần có ý kiến với trưởng phòng GD-ĐT quận, huyện xúc tiến làm việc với địa phương để tìm được sự hỗ trợ. "Nếu ngành giáo dục tự bơi mà không có được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương thì chắc chắn không thực hiện được", bà Dung nhấn mạnh.
Hoài Nam
Theo dân trí
TPHCM: Hàng trăm giáo viên mầm non nghỉ việc do thu nhập thấp Từ đầu năm học 2011 đến nay đã có 422 giáo viên, quản lý và nhân viên ngành mầm non nghỉ việc do thu nhập quá thấp, công việc quá tải. Thành phố đang thiếu nhân lực ngành mầm non một cách trầm trọng. Những khó khăn trong giáo dục mầm non hiện nay được Sở GD-ĐT TPHCM đề cập trong buổi làm...