Nhiều bố mẹ quát con học bài đến mức gân xanh nổi đầy mặt, đọc xong câu chuyện của cậu bé đáng thương này ắt hẳn sẽ suy nghĩ lại
Tiếng quát của cha mẹ cũng giống như âm thanh chói tai, nó gây nên sự ám ảnh, nỗi sợ hãi cho trẻ.
Năm học mới 2020 – 2021 bắt đầu cũng là lúc nhiều bố mẹ bước vào guồng quay học tập cùng con. Với những gia đình có con vào lớp 1, mọi việc trở nên căng thẳng bởi nhiều đứa trẻ không tiếp thu được bài. Bố mẹ phải mất thời gian giảng giải, hướng dẫn rất lâu nhưng con vẫn không biết đánh vần hoặc viết chữ cho ngay ngắn.
Chính vì vậy, nhiều người trở nên mất bình tĩnh, to tiếng quát mắng con. Về phía con trẻ, thay vì thích thú với việc tiếp thu kiến thức mới lại trở nên sợ hãi, khóc thét mỗi khi phải ngồi vào bàn học.
Thực tế nhiều cha mẹ vẫn tin rằng, “yêu cho roi, cho vọt” và nếu không nghiêm khắc thì con sẽ càng mải chơi, lười học. Tuy nhiên quan niệm này có lẽ sẽ thay đổi sau khi người lớn biết đến cuộc thí nghiệm Albert – một trong những thí nghiệm tai tiếng nhất lịch sử.
Nhiều cha mẹ phải dùng đến đòn roi, quát mắng để kèm con học – Ảnh minh họa.
Thí nghiệm tâm lý học “Albert bé nhỏ”
John Broads Watson (sinh năm 1878) là một nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ – nổi tiếng với việc thành lập trường phái tâm lý học hành vi. Trong suốt cuộc đời mình, Watson đã thực hiện nhiều nghiên cứu, trong đó nổi tiếng và cả tai tiếng nhất chính là “thí nghiệm Albert bé nhỏ” (Little Albert).
Theo đó vào năm 1920, John Broads Watson và trợ lý Rosalie Reiner đã tiến hành một thí nghiệm tại Đại học Johns Hopkins. Mục đích thí nghiệm nhằm chỉ ra những tác động từ môi trường bên ngoài ảnh hưởng tới quá trình phát triển của trẻ nhỏ. Đối tượng được chọn năm ấy là cậu bé Albert, mới 9 tháng tuổi. Trước đó, mẹ của Albert đã đồng ý cho con tham gia thí nghiệm.
Ban đầu, Watson cho Albert tiếp xúc với chuột trắng, thỏ, khỉ và một chiếc mặt nạ Santa Claus. Đứa trẻ lúc này không sợ hãi bất kỳ món đồ nào, thậm chí còn rất thích thú và muốn được chạm vào chúng.
Video đang HOT
Sau đó, Watson tiếp tục cho bé Allbert chơi với chú chuột. Nhưng khi cậu bé chạm vào con vật nhỏ thì nhà tâm lý học lại tạo ra một thứ âm thanh ong tai, chát chúa bằng cách lấy búa đập vào kim loại. Đứa trẻ giật mình và bắt đầu khóc lớn khi nghe thấy tiếng động. Khi Albert cố gắng với lấy con chuột một lần nữa, Watson và trợ lý tiếp tục tạo ra âm thanh chát chúa kia.
Bé Albert tội nghiệp trở nên sợ hãi trước mọi động vật có lông.
Sự việc này tiếp diễn nhiều lần dẫn đến việc Albert tội nghiệp hình thành phản xạ có điều kiện: Mỗi khi nhìn thấy chuột, dù không chạm vào và chơi với nó, thậm chí không có tiếng động của thanh kim loại thì cậu bé vẫn sợ hãi, khóc thét và cố gắng thoát khỏi con chuột.
Không chỉ vậy, Albert còn dần sợ hãi cả các đồ vật, động vật có lông khác. Thậm chí một chiếc áo khoác lông thú cũng khiến cho bé run rẩy, khóc lóc và cố bò đi xa. Watson sau đó kết luận: Phản ứng cảm xúc của con người thực sự là sản phẩm của các kích thích bên ngoài.
“Vì phản ứng cảm xúc của mọi người đến từ những kích thích bên ngoài, nên nếu trẻ khỏe mạnh và được nuôi dưỡng trong một môi trường đủ tốt, chắc chắn những đứa trẻ này sẽ được tôi đào tạo để trở thành luật sư, bác sĩ. Chính môi trường nuôi dạy trẻ có thể khiến một đứa bé trở thành người giàu, kẻ trộm, người ăn xin, cảnh sát hay bất kỳ kiểu người thành công hoặc thất bại nào đó mà hoàn toàn không phụ thuộc vào di truyền hay tố chất sẵn có sinh ra của đứa trẻ”, nhà tâm lý này cho hay.
Watson đã bị chỉ trích dữ dội bởi gây ra những chấn thương tinh thần nghiêm trọng cho một đứa bé. Thí nghiệm của ông là vô nhân đạo nhưng sau đó cũng gây ra tác động sâu sắc đến việc giáo dục trẻ nhỏ. Đồng thời nó chỉ ra ảnh hưởng của môi trường sẽ tác động thế nào đến trẻ, trong hành vi thường ngày và cả vấn đề học tập.
Một số học giả cho biết, sự mất bình tĩnh, quát mắng của cha mẹ khi kèm con học cũng thực sự tàn nhẫn giống cách làm thí nghiệm của Watson trên Albert. Tiếng quát của cha mẹ cũng giống như âm thanh chói tai mà nhà tâm lý học nọ đã tạo ra. Nó gây nên sự ám ảnh, nỗi sợ hãi cho trẻ. Nếu Albert đâm ra sợ chuột và các động vật có lông thì trẻ cũng có thể sợ hãi, chán ghét việc học.
Chính vì vậy, trong quá trình dạy dỗ bố mẹ cần giữ bình tĩnh, từ từ giảng giải và tuyệt đối không đánh đòn, quát mắng con. Hãy nhớ, con bạn giống như một mầm cây. Nếu muốn cây phát triển, bạn cần một quá trình tưới tắm, chăm bón mỗi ngày…
Bỏ hay vẫn thi tốt nghiệp THPT: An toàn là tiêu chí quyết định
Trước một sự việc có thể có góc nhìn tìm cách giải quyết vấn đề và cũng có thể có góc nhìn trầm trọng hóa vấn đề.
Vừa lo chống dịch vừa lo thi tốt nghiệp THPT - Ảnh; ĐOÀN CƯỜNG
Tại hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh thành để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT), riêng chuyện mở cửa sổ phòng thi hay không đã có hai góc nhìn.
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên yêu cầu mở các cửa phòng thi cho thông thoáng bởi giới chuyên môn đã rút ra kết luận phòng đóng cửa, mở máy điều hòa là môi trường tốt cho virus lây lan.
Thế nhưng Thứ trưởng Bộ Giáo dục - đào tạo lại nói các điểm thi cần cân nhắc phía cửa mở để tránh nguy cơ lộ đề thi khi các thiết bị có thể ghi hình đề thi từ xa qua cửa sổ.
Tại sao không nhân ý kiến của bên y tế để nhắc nhở các địa phương tuân thủ chuyện mở cửa? Tại sao lại trầm trọng hóa một rủi ro phải nói là rất nhỏ bởi làm sao từ xa có thể ghi hình đề thi qua cửa mở?
Nhắc mở cửa là để duy trì an toàn cho học sinh; nhắc coi chừng cửa mở là bảo vệ cho trách nhiệm của người lớn.
Có thể nhìn cuộc tranh luận nên tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT hay không qua hai lăng kính như thế. Bỏ thi và giao các trường xét tốt nghiệp sẽ giải quyết được rất nhiều vấn đề, trong đó an toàn cho học sinh là tiêu chí quyết định.
Thứ nhất là tình hình dịch COVID-19 đang quay trở lại, có nhiều ca lây nhiễm trong cộng đồng, chưa phát hiện hết nguồn lây nhiễm. Làm sao yên tâm tổ chức một kỳ thi mà trong đó có cả thí sinh F1, F2 dù có tổ chức phòng thi hay điểm thi riêng.
Về nguyên tắc, F1 là ca có tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân COVID-19, phải cách ly và chỉ có bác sĩ hay nhân viên y tế điều trị được tiếp cận. Làm sao phân công thầy cô giáo vào coi thi chung với các F1 hay với các F2 cũng vậy?
Quan trọng hơn, nhiều địa phương đang yêu cầu người dân cách ly xã hội; nhiều nơi khác áp dụng biện pháp giãn cách xã hội - các điểm thi tập trung hàng trăm, hàng ngàn thí sinh là sai với nguyên tắc cách ly hay giãn cách.
Thí sinh dù không phải là F1, F2 cũng không nên để phơi nhiễm rủi ro lây lan khi cả xã hội đang nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh.
Ngược lại, cứ khăng khăng phải tổ chức thi tốt nghiệp chỉ là cách nghĩ trầm trọng hóa vấn đề. Trước đây đã từng có nhiều cuộc tranh luận nên hay không nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT. Bên nói bỏ đưa ra các lập luận khó bác bỏ: tỉ lệ tốt nghiệp hằng năm luôn cao, ví dụ năm 2019 là 94,06%, năm 2018 là 97,57%; kỳ thi năm nay không dùng làm căn cứ để các trường đại học xét tuyển; các trường đại học từng phát biểu không thi tốt nghiệp họ vẫn có phương án tuyển sinh được...
Việc tiếp tục tổ chức thi tốt nghiệp trong bối cảnh đó chẳng khác gì sợ mở cửa phòng thi bên ngoài sẽ dùng phương tiện tối tân để biết được đề thi đã phát ra cho thí sinh!
Đó là nỗi sợ không thi học sinh sẽ lười học, không thi sẽ sai luật, không thi ngành giáo dục sẽ không hoàn thành nhiệm vụ..., toàn là chuyện của người lớn, toàn là nỗi lo của người lớn.
Thật ra hành lang luật pháp đã lường trước các tình huống như thế và trong phiên bản mới nhất của Luật giáo dục có nói: Học sinh học hết chương trình THPT nhưng không dự thi thì được hiệu trưởng nhà trường cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông.
Đối đế lắm các em có thể chọn cách này và sau này dùng giấy chứng nhận để dự thi các lần sau. Các nước cũng đã lần lượt công bố chuyện bỏ thi tốt nghiệp trung học như Pháp, Na Uy, Tây Phi; nhiều nước khác hoãn thi và nhiều trường đại học nói tuyển sinh không cần xét đến kết quả thi SAT như mọi năm nữa.
Nếu kỳ thi tốt nghiệp dùng để tuyển sinh đại học thì để công bằng cho mọi học sinh, cần phải tổ chức thi như nhau, giả dụ có một địa phương như Đà Nẵng không thi được cũng không ổn; còn thi chỉ để xét tốt nghiệp thì nên bỏ hẳn; các trường sẽ tự xét dựa trên kết quả học tập của học sinh.
Dịch COVID-19 làm xáo động cuộc sống của tất cả mọi người nhưng đồng thời cũng giúp chúng ta nhìn nhận lại ưu tiên của cuộc sống. Con người sẽ chọn cái thực chất và từ bỏ các thứ mang tính hình thức.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ gây ra những áp lực không cần thiết lên học sinh phụ huynh, thầy cô và nhiều người khác liên quan. Nên để nguồn năng lực ấy dồn vào chuyện phòng chống dịch sẽ tốt hơn và thực chất hơn cho xã hội.
Giấc mơ Harvard khép lại khi sinh viên không thể đến trường Nhiều sinh viên Harvard bày tỏ sự thất vọng về kế hoạch sắp tới của trường trong việc giảng dạy, thu học phí và mức hỗ trợ với các trường hợp khó khăn. Ngày 6/7, Harvard ra thông báo chỉ cho phép tối đa 40% trong số gần 6.800 sinh viên được phép quay lại khuôn viên trường vào mùa thu, trong đó...