Nhiều bất cập trong điều động giáo viên ở Quảng Trị
Mỗi năm, các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Quảng Trị điều động hàng trăm giáo viên.
Riêng huyện Gio Linh năm học 2022-2023 điều động và dự kiến điều động 45 cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên của 3 cấp học là Mầm non, Tiểu học và Trung học cơ sở (THCS). Đáng nói, việc điều động này đã gây ra những khó khăn cho giáo viên; nhiều trường hợp bị bất ngờ và hoang mang, lo lắng khi bị điều động.
Qua trình bày của giáo viên, PV Báo CAND xác minh cho thấy, các trường hợp bị điều động là bất ngờ, các đơn vị chức năng liên quan và UBND huyện Gio Linh thực hiện không đảm bảo quy định hành chính, gây ra sự xáo trộn không đáng có và nhiều khó khăn khác cho giáo viên.
PV Báo CAND làm việc với lãnh đạo Phòng GD&ĐT huyện Gio Linh về các sự việc giáo viên phản ánh.
Tuy nhiên, khi PV thắc mắc việc điều động giáo viên không đảm bảo quy định hành chính nói trên, như không thông báo, không làm công tác tư tưởng cho giáo viên thì ông Dương Đức Hạnh, Phó Chủ tịch UBND huyện Gio Linh cho rằng, việc điều động căn cứ vào thực tế thiếu và thừa về vị trí việc làm của các giáo viên giữa các trường nên không phải thông báo và làm công tác tư tưởng(?). Khi PV tiếp tục nhắc lại “việc làm này có đúng quy định nhà nước?” thì ông Hạnh nói thêm rằng, trước đây huyện có làm nhưng năm nay TP Đông Hà và huyện Vĩnh Linh cũng không làm(?).
Sau hơn 1 tuần lãnh đạo Phòng Giáo dục &Đào tạo (GD&ĐT) huyện Gio Linh cho lịch hẹn làm việc, sáng 23/8, PV phải nhiều lần liên hệ gọi điện, nhắn tin thì lãnh đạo đơn vị này miễn cưỡng đồng ý.
Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Văn Nghệ, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Gio Linh cho biết, trên địa bàn huyện có 43 trường học thuộc quyền quản lý của đơn vị, trong đó 21 trường mầm non (20 trường công lập và 1 trường tư thục); 8 trường tiểu học; 11 trường tiểu học-THCS; 3 trường THCS (1 trường phổ thông Dân tộc nội trú), với 1.247 giáo viên, nhân viên và cán bộ quản lý biên chế, 139 giáo viên, nhân viên và cô nuôi hợp đồng. Hàng năm, Phòng GD&ĐT Gio Linh đều có điều động giáo viên và cán bộ quản lý giữa các trường theo 2 hình thức là nguyện vọng và yêu cầu công tác. Trong đó, đối với hình thức nguyện vọng là nhằm giải quyết khó khăn cho giáo viên và cán bộ quản lý; hình thức còn lại là căn cứ vào sự thiếu và thừa về vị trí việc làm của giáo viên, cán bộ quản lý giữa các trường để cân đối, điều chỉnh kịp thời và phù hợp.
Video đang HOT
Tuy nhiên, ông Nghệ cho rằng, do đặc thù của giáo dục, khi điều động theo nguyện vọng của một người sẽ ảnh hưởng dây chuyền 3-4 người khác. Đó cũng là lý do số lượng giáo viên, cán bộ quản lý phải điều động nhiều hàng năm.
PV đưa ra câu hỏi, như vậy để đem lại quyền lợi cho một người sẽ gây ra sự xáo trộn đối với nhiều người khác; chưa kể việc phải điều động nhiều giáo viên, cán bộ quản lý hàng năm, Phòng GD&ĐT Gio Linh có xem xét đến quyền lợi của những người bị điều động? Hoặc đơn vị chọn giải pháp tốt hơn, là luân chuyển theo hình thức 1-1; cụ thể giáo viên công tác lâu năm ở vùng khó khăn, vị trí không thuận lợi với gia đình sẽ được chuyển đến nơi thuận lợi; giáo viên công tác lâu năm nơi thuận lợi này sẽ đến đó thay thế, đổi chỗ cho họ? Nhưng ông Nghệ bảo: “Việc đó là không ảnh hưởng, chỉ có thời gian mới đến thì phải làm quen nên không bằng nơi ở cũ thôi”. “Nhìn chung những năm qua, việc điều động đều đem lại kết quả tốt cho giáo viên. Còn ở huyện thì không thực hiện việc luân chuyển giáo viên như ở cấp Sở”, ông Nghệ nói thêm.
Ngoài ra, việc điều động giáo viên, cán bộ quản lý theo hình thức yêu cầu công tác như ông Nghệ nêu, cũng có dấu hiệu cá nhân. Bởi lẽ nhiều trường hợp bị điều động không theo nguyên tắc hành chính. Cụ thể, hàng năm, Hiệu trưởng các trường học được hướng dẫn lập danh sách báo cáo lên Phòng GD&ĐT huyện những trường hợp không nằm trong diện bị điều động. Các giáo viên còn lại không được thông báo thông tin, kế hoạch điều động, nhà trường cũng không tổ chức họp hội đồng để bàn bạc, thống nhất việc điều động này.
Đơn cử, trường hợp của cô giáo L.T.L.T., Trường Phổ thông Dân tộc nội trú huyện Gio Linh. Trước khi về đây, cô giáo này đã có hơn 10 năm công tác tại một trường học thuộc vùng miền núi huyện Vĩnh Linh. Theo trình bày của cô giáo L.T.L.T., khi bản thân cùng với chồng con vừa ổn định cuộc sống, bệnh trầm cảm sau sinh vẫn chưa được chữa khỏi hoàn toàn, thì giữa tháng 8/2022, cô bất ngờ được thông báo có quyết định điều chuyển đến trường khác xa nhà hơn.
Tại buổi làm việc với ông Nguyễn Văn Nghệ về trường hợp cụ thể này, ông Nghệ thừa nhận Phòng GD&ĐT huyện đã có những sai sót. Ông Nghệ cũng cho biết, sau khi có đơn của cô L.T.L.T. gửi Thường trực Huyện ủy Gio Linh và ông Dương Đức Hạnh, Phó Chủ tịch phụ trách lĩnh vực văn hóa, giáo dục của huyện, UBND huyện đã chỉ đạo phòng kiểm tra, báo cáo sự việc. Theo đó, đơn vị cùng Phòng Nội vụ huyện đã có buổi gặp làm việc với bản thân cô giáo và chồng của cô này. Tại buổi làm việc, lãnh đạo Phòng GD&ĐT huyện thẳng thắn nhìn nhận sự việc, xin lỗi vợ chồng cô giáo về những sai sót kể trên.
Ông Trần Văn Quảng, Bí thư Huyện ủy Gio Linh cho hay, công tác nhân sự về giáo dục là thuộc thẩm quyền quản lý, điều hành và quyết định của các Phòng GD&ĐT, Phòng Nội vụ huyện và UBND huyện. Tuy nhiên, do có đơn đến Thường trực Huyện ủy nên đơn vị đã chỉ đạo UBND huyện kiểm tra, giải quyết theo đúng quy định pháp luật.
Trường học vùng khó rà soát, nâng cấp cơ sở vật chất đón năm học mới
Trước thềm năm học 2022 - 2023, nhiều trường học tại tỉnh Quảng Trị hối hả chuẩn bị, nâng cấp cơ sở vật chất, vệ sinh trường lớp, rà soát trang thiết bị phục vụ dạy học.
Cô giáo Trường Mầm non Hoa Lan (huyện miền núi Đakrông) chỉnh trang góc học tập ở các lớp học.
Sẵn sàng đón trẻ trở lại trường
Theo kế hoạch, năm học 2022 - 2023, Trường Mầm non Hướng Dương (huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị) huy động gần 270 trẻ. Những ngày qua, các cô giáo tích cực vệ sinh trường lớp, quét dọn khuôn viên, cắt tỉa cây xanh, sửa sang các thiết bị cần thiết để chuẩn bị đón trẻ trở lại trường.
Cô Hoàng Thị Cam - Hiệu trưởng Trường Mầm non Hướng Dương cho biết, chuẩn bị cho năm học 2022 - 2023, nhà trường đã triển khai các nội dung theo hướng dẫn của Phòng GD&ĐT huyện Cam Lộ.
"Thời gian qua, Trường Mầm non Hướng Dương đã đầu tư trang thiết bị dạy học, phù hợp các độ tuổi. Bên cạnh đó, sửa chữa hệ thống điện, nước và thiết bị phục vụ học tập cho trẻ tốt nhất", cô Hoàng Thị Cam cho hay.
Trước hết, nhà trường xác định phòng chống Covid là nhiệm vụ quan trọng khi trẻ vào học. Bên cạnh đó, nhà trường thực hiện công tác vệ sinh trường lớp nhằm đảm bảo cảnh quan xanh - sạch - đẹp, an toàn và chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để đón trẻ vào năm học mới.
Trường Mầm non Hoa Lan (huyện Đakrông) có 2 điểm trường, với 423 cháu; trong đó, điểm trung tâm gần 300 cháu và điểm trường tại thôn A Rồng, thị trấn Krông Klang có 124 cháu.
Cô Nguyễn Thị Vân Anh - Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết, trước thềm năm học mới, các cô giáo triển khai nhiều nhiệm vụ quan trọng như điều tra trẻ trong độ tuổi, thực hiện công tác tuyển sinh; sửa chữa, mua sắm bổ sung trang thiết bị thiết yếu phục vụ dạy học. Đặc biệt, năm học này, nhà trường đã sửa dãy nhà 2 tầng, với 4 phòng học và 1 phòng thư viện, đảm bảo cơ sở vật chất khang trang.
"Khó khăn hiện nay tại điểm trường A Rồng, mới có 4 phòng nên việc huy động trẻ trong độ tuổi nhà trẻ hạn chế trong khi nhu cầu phụ huynh cho trẻ đến trường khá cao. Nhà trường đã đề xuất mở rộng quỹ đất để xây thêm lớp học", cô Vân Anh chia sẻ.
Giáo viên Trường Tiểu học Cam Thành (huyện Cam Lộ) vệ sinh trường lớp để chuẩn bị năm học mới.
Đầu tư hàng tỷ đồng xây phòng học
Trước thềm năm học 2022 - 2023, Trường Tiểu học Cam Thành (huyện Cam Lộ) đã đưa vào sử dụng dãy nhà 8 phòng do tỉnh Thái Bình tài trợ xây dựng, với nguồn vốn 5 tỷ đồng. Dãy phòng học mới hoàn thành góp phần tạo nên sự khang trang cho nhà trường. Đây là tiền đề để trường hoàn thiện hồ sơ kiểm định chất lượng (mức độ 3) làm cơ sở đề nghị công nhận trường chuẩn Quốc gia mức độ 2.
Trường Tiểu học Cam Thành có 3 điểm trường, gồm điểm trường chính ở thôn Cam Phú (xã Cam Thành); 2 điểm lẻ ở thôn Tân Xuân, thôn Thượng Lâm. Năm học 2022 - 2023, trường được biên chế 14 lớp với tổng số 255 học sinh; trung bình 18 học sinh/lớp. Cô Đào Thị Hương - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Cam Thành (huyện Cam Lộ) cho hay, từ đầu tháng 8, giáo viên tập trung tại trường để thực hiện công tác vệ sinh. Bên cạnh đó, nhà trường sửa sang các công trình thiết yếu; huy động số lượng học sinh trong độ tuổi, tiến hành biên chế lớp, sắp xếp lại đội ngũ, phân công chuyên môn.
Tại Trường THCS Hướng Hiệp (huyện Đakrông), ban giám hiệu đã huy động cán bộ, giáo viên thực hiện tổng vệ sinh trường lớp, chỉnh trang cây xanh, sửa sang cơ sở vật chất. Theo thầy Hiệu trưởng Tạ Văn Quyến, nhà trường đã thông báo cho phụ huynh mua sách, dụng cụ học tập cho học sinh; chọn đúng đầu sách theo quy định của nhà trường. Về cơ sở vật chất, nhà trường đã tu sửa một số hạng mục, bàn ghế...
Tuy nhiên, nhà trường vẫn gặp một số rào cản (chưa được trang cấp thiết bị, máy vi tính, thiếu sách giáo khoa). Để đảm bảo công tác giảng dạy, nhà trường đã liên hệ và nhờ nhà tài trợ tặng đủ sách phục vụ dạy học. Với thiết bị máy tính do đã cũ, nhà trường sửa chữa lại, phân chia nhóm lớp để đảm bảo chương trình.
Quảng Trị: 30% trường tiểu học không có giáo viên môn Tin Quảng Trị dự kiến điều động luân phiên giáo viên tiếng Anh và Tin học để tạm đáp ứng điều kiện dạy học theo chương trình phổ thông 2018. Theo Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Trị, đến nay, toàn tỉnh hiện có 115/149 cơ sở giáo dục Tiểu học triển khai dạy môn Tin học với 112 giáo viên. TS Lê Thị Hương -...