Nhiệm vụ ‘bất khả thi’ của quân đội Đức
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius ngày 2/8 cho biết các lực lượng vũ trang của nước này đang gặp khó khăn lớn trong việc tuyển tân binh và điều này đang cản trở nỗ lực củng cố quân đội Đức sau cuộc xung đột ở Ukraine.
Quân đội Đức đang gặp khó khăn trong tuyển dụng tân binh. Ảnh: Bundeswehr.de
Bộ trưởng Pistorius cho rằng không nên nhìn nhận lực lượng vũ trang của nước này (Bundeswehr) như bộ phim “ Nhiệm vụ bất khả thi”, nhưng thừa nhận rằng ông đang phải đối mặt với nhiệm vụ nặng nề của chính mình là tuyển dụng và giữ chân binh sĩ phục vụ trong quân đội.
Ông Pistorius nói với các phóng viên trong chuyến thăm trung tâm hướng nghiệp của quân đội Đức ở Stuttgart ngày 2/8: “Mọi người đang nói về sự thiếu hụt nhân sự trong Bundeswehr – và không ai biết điều này rõ hơn tôi”.
Pistorius cho biết: “Năm nay chúng tôi có ít hơn 7% số người đăng kí so với cùng kỳ năm ngoái”. Tuy nhiên, ông mong đợi một xu hướng đảo ngược, cho biết các yêu cầu tư vấn về nghề nghiệp trong Bundeswehr đã tăng 16%.
Thúc đẩy nhập ngũ
Video đang HOT
Hiện Đức có khoảng 183.000 quân nhân đang phục vụ trong Bundeswehr. Nhưng Chính phủ Đức đang tìm cách tăng cường nhân lực như một phần của “Zeitenwende ” (tạm dịch là “sự thay đổi của thời đại” hoặc “một bước ngoặt”) do Thủ tướng Đức Olaf Scholz công bố để phản ứng với cuộc xung đột Nga – Ukraine.
Các lực lượng vũ trang Đức đã đặt mục tiêu có khoảng 203.000 quân vào năm 2031, nhưng ông Pistorius cho biết mục tiêu này vẫn đang được xem xét – có thể là một dấu hiệu cho thấy nó sẽ không thực tế.
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius phát biểu tại một trung tâm hướng nghiệp của quân đội nước này ở Stuttgart. Ảnh: Bundeswehr.de
Tuần trước, Chính phủ Đức đã thông qua một loạt các biện pháp nhằm tăng số lượng phụ nữ phục vụ trong quân đội. Tuy nhiên, các lực lượng vũ trang Đức cũng gặp khủng hoảng trong việc duy trì với tỷ lệ xuất ngũ là 30%.
Bộ trưởng Pistorius nói: “Điều đó liên quan nhiều đến kỳ vọng, quản lý kỳ vọng, có thể là quan niệm sai lầm và trong một số trường hợp cá nhân cũng có những đòi hỏi quá đáng”. Ông Pistorius đề xuất những định hướng hoặc “quảng cáo” thực tế hơn cho Bundeswehr, tránh làm cho quân đội Đức giống như “bộ phim Nhiệm vụ bất khả thi”, ám chỉ đến bộ phim bom tấn của Hollywood.
Bundeswehr đã phát động một chiến dịch quảng cáo, tuyển dụng và “đánh bóng” hình ảnh mới vào năm ngoái, nhưng đã vấp phải sự chỉ trích ở một số khía cạnh. Nhiều áp phích và video tập trung nhiều vào máy bay chiến đấu, lính dù, tàu ngầm cùng các nhiệm vụ và thiết bị chuyên dụng khác vốn chỉ một phần nhỏ tân binh có khả năng đáp ứng.
Ông Pistorius cho biết thế hệ trẻ ưu tiên sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống hơn, điều có thể thách thức những người quan tâm đến sự nghiệp quân sự.
Dân số già của Đức cũng là một vấn đề đối với việc tuyển dụng quân sự, vì Bundeswehr thường tìm cách tuyển dụng những người mới bắt đầu đến tuổi lao động chứ không phải khi họ lớn tuổi.
“Đến năm 2050, chúng ta sẽ có ít hơn 12% số người trong độ tuổi 15-24″, ông Pistorius nói, đề nghị nỗ lực nhiều hơn để tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp, vốn vẫn là một vấn đề gây tranh cãi đối với một số người ở Đức.
Các vấn đề nghiêm trọng mà Bundeswehr phải đối mặt đã được phơi bày vào tháng 3 khi ủy viên về quốc phòng trong Quốc hội Đức Eva Hgl cho biết quân đội nước này có “quá ít về mọi thứ” và doanh trại của họ ở trong “tình trạng đáng báo động”. Báo cáo của ủy viên Hgl cho thấy nơi ở của một số binh sĩ xuống cấp và thiếu thậm chí cả nhà vệ sinh.
Đức sẽ chi 22 tỷ USD để mua sắm đạn dược mới cho tới năm 2031
Truyền thông địa phương đưa tin, chính phủ Đức quyết định sẽ chi 20 tỷ euro (22 tỷ USD) mua đạn dược mới cho tới năm 2031 để bù đắp sự thiếu hụt hiện nay.
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius (Ảnh: DW).
"Không có đạn dược, các hệ thống vũ khí hiện đại nhất cũng vô dụng, ngay cả khi chúng đã sẵn sàng để sử dụng ngoài chiến trường", Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius nói với tạp chí Spiegel hôm 24/7.
Theo tạp chí Spiegel, việc Đức tăng cường tiềm lực để mua đạn pháo mới còn liên quan đến việc bổ sung đạn pháo cho lựu pháo tự hành PZH-2000, hiện cũng được sử dụng ở Ukraine.
Đạn 155mm dành cho lựu pháo tự hành PZH-2000 rất khan hiếm và kho dự trữ của quân đội Đức cũng ngày càng cạn kiệt. Vào tháng 6 vừa qua, quốc hội Đức đã thông qua một số hợp đồng khung trị giá hàng tỷ USD cho đạn pháo và xe tăng.
Ngoài ra, quân đội Đức cũng đã đặt hàng hàng trăm nghìn quả đạn pháo từ nhà sản xuất vũ khí Rheinmetall, cũng như số lượng lớn đạn dược cho xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2, hiện quân đội Ukraine cũng đang sử dụng.
Công ty sản xuất vũ khí có trụ sở tại Dusseldorf này cho biết, họ đang lên kế hoạch cho một chiến dịch đầu tư lớn để lấp đầy kho dự trữ trống của quân đội Đức và Ukraine.
"Chúng tôi muốn cùng nhau hành động sớm nhất là vào năm tới. Chúng tôi sẽ tăng sản lượng hàng năm lên 600.000 viên", Giám đốc Rheinmetall, ông Armin Pappberger nói với Spiegel hôm 24/7.
Theo vị giám đốc này, riêng công ty của ông sẽ sản xuất 60% số đạn pháo cần thiết ở Ukraine. Công ty dự kiến sẽ sớm bắt đầu đợt giao hàng đầu tiên trị giá 127 triệu euro gồm đạn dược huấn luyện và chiến đấu.
Đức và Mông Cổ thúc đẩy mở rộng hợp tác Ngày 30/6, phát biểu trong cuộc gặp Ngoại trưởng Mông Cổ Batmunkh Battsetseg ở thủ đô Ulan Bator của nước này, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock cho biết Đức và Mông Cổ có tiềm năng hợp tác to lớn, đặc biệt là về nguyên liệu thô quan trọng và các sứ mệnh quốc tế chung. Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock. Ảnh tư liệu:...