Nhiễm khuẩn bệnh viện nguy hiểm thế nào?
Hiện nay nhiều bệnh viện tiếp tục thắt chặt công tác kiểm soát phòng ngừa lây nhiễm Covid-19 ngay từ cổng vào để tránh virus xâm nhập.
Ảnh minh họa
Không ít bệnh viện là nạn nhân của dịch Covid-19 khi bỗng dưng trở thành ổ dịch. Không chỉ vậy, các bệnh viện còn phải đối mặt với các dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp khác đang tiềm ẩn trong cộng đồng như bệnh cúm, sởi, ho gà, bạch hầu, bệnh do não mô cầu…
Để tránh lây nhiễm dịch bệnh trong cộng đồng, bảo đảm hoạt động của bệnh viện an toàn, hiệu quả, chất lượng, công tác phòng chống nhiễm khuẩn tại bệnh viện đóng vai trò như thế nào? Cần làm gì để tạo một môi trường bệnh viện an toàn?
Duy trì tiêm chủng thường xuyên để ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh
Sau thời gian tạm hoãn để phòng, chống dịch Covid-19, từ ngày 23-4, việc tiêm chủng thường xuyên được tổ chức trở lại. Các tỉnh, thành phố bám sát diễn biến dịch Covid-19, triển khai tiêm chủng giúp trẻ trong độ tuổi được tiêm chủng đầy đủ và không để xảy ra các bệnh dễ gây ra dịch.
Nhiều địa phương đã triển khai các biện pháp phòng, chống Covid-19 trong tổ chức tiêm chủng thường xuyên. Trong ảnh: Khám sàng lọc tại Trạm y tế xã Minh Đức, huyện Tứ Kỳ (Hải Dương).
Trước tình hình đại dịch Covid-19, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khuyến cáo về nguy cơ cao bùng phát bệnh, dịch đối với các bệnh truyền nhiễm có vắc-xin và khuyến cáo các quốc gia cần tiếp tục duy trì công tác tiêm chủng thường xuyên ở những nơi có khả năng tiến hành tiêm chủng an toàn, nhất là tiêm chủng vắc-xin phòng các bệnh dễ gây dịch như sởi, bại liệt, bạch hầu và ho gà...
Tại Việt Nam, những tháng đầu năm 2020, chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) cũng bị ảnh hưởng của dịch Covid-19, khi tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ tám loại vắc-xin cho trẻ dưới một tuổi trên quy mô toàn quốc chỉ đạt 20,3%, chưa đạt tiến độ yêu cầu (23,8%), tỷ lệ tiêm đủ liều vắc-xin phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi, viêm màng não do vi khuẩn Hib đạt 20,5%, trong đó có những tỉnh chỉ đạt tỷ lệ khoảng 15%. Đáng chú ý, ba tháng đầu năm, cả nước đã ghi nhận 617 ca sởi tại 35 tỉnh, thành phố, trong đó nhiều tỉnh có hơn 20 trường hợp. Ngoài ra, 30 trường hợp mắc bệnh ho gà rải rác tại 16 tỉnh, thành phố; ba trường hợp mắc bệnh bạch hầu tại Kon Tum... Điều này cho thấy nguy cơ xuất hiện dịch bệnh nếu không duy trì tỷ lệ tiêm chủng cao. Ngoài tám loại vắc-xin cần tiêm chủng cho trẻ dưới một tuổi thì các bà mẹ cũng cần lưu ý đưa trẻ đi tiêm chủng đúng lịch, đủ mũi vắc-xin viêm não Nhật Bản khi trẻ đủ một tuổi để chủ động phòng, chống dịch bệnh do vi-rút viêm não Nhật Bản là bệnh có xu hướng tăng cao trong các tháng hè.
Nhằm bảo vệ các thành quả của chương trình TCMR và chủ động phòng, chống các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ em, dự án TCMR (Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư) đã có hướng dẫn tổ chức tiêm chủng thường xuyên trong bối cảnh dịch Covid-19.
Để bảo đảm không tập trung đông người trong buổi tiêm chủng, nhiều trạm y tế đã phải tăng số buổi tiêm chủng trong tháng hoặc tổ chức thêm buổi tiêm chủng ngoài trạm tại các thôn, bản; sắp xếp lại điểm tiêm chủng cho phù hợp, thông báo đối tượng đến tiêm chủng theo khung giờ phù hợp. Trước ngày tiêm chủng, các cán bộ y tế thực hiện khám sàng lọc các đối tượng trẻ có biểu hiện viêm long đường hô hấp, người đưa trẻ đi tiêm chủng các dấu hiệu ho, sốt... nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2 để chủ động tư vấn không đưa trẻ đi tiêm chủng.
PGS, TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư nhấn mạnh, trong buổi tiêm chủng, ngoài việc thực hiện quy trình tiêm chủng bảo đảm an toàn, cán bộ y tế phải hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm vi-rút SARS-CoV-2. Đồng thời thường xuyên vệ sinh sạch sẽ điểm tiêm chủng, khử khuẩn trước và sau buổi tiêm chủng bằng hình thức lau với dung dịch sát khuẩn hoặc Cloramin theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Cán bộ y tế và người đến tiêm chủng cần thực hiện các biện pháp bảo hộ cá nhân như đeo khẩu trang, rửa tay hoặc sát khuẩn tay thường xuyên, kiểm tra thân nhiệt theo quy định tại điểm tiêm chủng. Các điểm tiêm chủng bố trí vị trí chờ tiêm chủng thông thoáng, đủ ghế ngồi chờ và bảo đảm khoảng cách an toàn giữa các đối tượng.
Cung ứng đủ vắc xin cho trẻ trong tiêm chủng mở rộng Bộ Y tế cho biết từ tháng 5 tới, vắc xin '5 trong 1' DPT-VGB-Hib (bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi/viêm màng não do vi khuẩn Hib) sẽ chính thức sử dụng thay thế cho vắc xin DP. Tiêm vắc xin cho trẻ tại Hà Nội - ẢNH MINH HỌA: NGỌC THẮNG Ngày 29.4, Bộ Y tế...