Nhếch nhác, mất vệ sinh tại Lễ chùa Ông Núi
Từ 24-25 Tháng Giêng (15-16/2/2012), tại chùa Ông Núi hay còn gọi là Linh Phong tự ( Phù Cát, Bình Định) đã có hàng chục ngàn lượt người về dự. Bên cạnh mặt tích cực thì tại đây vẫn còn những điều cần phải suy nghĩ.
So với những năm trước, tình hình an ninh trật tự năm nay có chiều hướng tốt, giao thông được thông suốt, không xảy ra ùn tắc, kẹt xe. Vấn nạn cờ bạc, ăn xin, hàng rong đeo bám du khách giảm đáng kể. Lực lượng công an gồm CSGT, 113, trật tự, cứu hỏa đặc biệt có sự phối hợp với huyện đội, dân quân tự vệ… từ tỉnh đến xã gần 200 cán bộ chiến sĩ cắm chốt, tuần tra liên tục.
Ngày đầu tiên buổi lễ 15/2, lực lượng chức năng phát hiện 5-7 đối tượng ăn xin đã đưa về Phòng lao động thương binh xã hội huyện Phù Cát giải quyết. Trường hợp có nhà cửa, nhân thân rõ ràng thì cho về nhà, người thân bảo lãnh; ngược lại là người vô gia cư thì chuyển về Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh.
Riêng nạn móc túi, cướp giật, lực lượng chức năng bắt được vài vụ. Lúc 13h30 ngày 15/2, Công an Đồn Cát Tiến (huyện Phù Cát) theo dõi bắt quả tang đối tượng Lê Thị Hồng (SN 1969, ngụ P.Lê Hồng Phong, TP Quy Nhơn) về hành vi trộm cắp tài sản. Hồng khai báo, lợi dụng lúc đông người, thị giả làm khách hành hương cũng chen lấn, xô đẩy rồi trổ nghề “hai ngón” móc túi, trộm cắp nhiều người.
Qua khai thác, được biết băng nhóm hành nghề móc túi có khoảng 5-6 đối tượng, hoạt động theo kiểu “dây chuyền” (kẻ này móc túi rồi chuyền nhanh cho kẻ khác tẩu thoát, phi tang vật chứng).
Trả lời PV VTC News, ông Đặng Đình Cảnh – cán bộ văn phòng UBND xã Cát Tiến, nói: “Nhìn nhận chung, chùa Ông Núi tổ chức phần Hội nhiều hơn phần Lễ. Cái được, đó là nơi hội tụ khách thập phương đến tham quan, viếng chùa. Tăng thu nhập cho bà con nông dân nơi đây”.
“Cái xấu không đáng kể. Có chăng là nạn móc túi, bán giá ăn uống hơi đắt so với mặt bằng giá chung vẫn còn tồn tại. Còn như vấn nạn cờ bạc, hàng rong đeo bám, ăn xin thì giảm nhiều. Đặc biệt giá vé giữ xe thì chúng tôi buộc các hộ dân phải niêm yết công khai, đối với xe máy không được vượt quá 5.000đ/chiếc” – ông Cảnh cho biết thêm.
Qua quan sát, về phía người hành hương, chưa ý thức được vấn đề bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh chung trong khi đi lễ chùa, vãn cảnh.
Hình ảnh ghi nhận tại chùa Ô ng Núi vào hai ngày diễn ra lễ:
Hàng chục ngàn du khách leo núi đến viếng chùa Ông Núi
Người lên, kẻ xuống tấp nập
Lực lượng công an vác loa thông báo tình hình an ninh trật tự
Video đang HOT
Canh gác trên vách đá cheo leo
Lợi dụng lúc đông người chen lấn, xô đẩy các đối tượng ra tay móc túi
Bán đồng xu xin keo “âm – dương” giá 10.000đ/cặp
Khu vực chánh điện, nhiều hình ảnh nhếch nhác
Du khách thắp nhang (hương) xả rác bừa bãi
Gom lại từng đống
Gốc cây cảnh “cấm cắm nhang” nhưng vẫn “bị cắm”
Hồ nước hoa sen nơi đặt tượng Quan Âm Bồ Tát cũng đầy rác bẩn,
đen ngòm, hôi thối gây mất thẩm mỹ
Nhang và bao bì giấy, nhựa… vứt ngổn ngang dưới các gốc cây
Ăn uống xả rác khu vực chánh điện
Nhiều bảng chữ kêu gọi “giữ gìn vệ sinh”, “bảo vệ môi trường” khắc trên đá, in trên giấy… xem ra mất tác dụng
Rác đổ bừa vào một góc hốc đá
Hang Tổ – nơi sư thầy tu thiền, viên tịch – nhiều người đến thắp nhang khói bay mù mịt gây ngột ngạt, khó thở
Chân đạp giẫm lên đống nhang bị vứt nằm ngổn ngang dưới đất tại Hang Tổ
Theo VTC
Kinh hoàng mứt Tết thủ công!
Đến hẹn lại lên, nhiều tuần qua, các khu vực làm mứt Tết thủ công trên địa bàn TP HCM lại hoạt động tấp nập để chuẩn bị nguồn hàng tung ra thị trường vào dịp Tết Nguyên đán sắp tới.
Và vẫn là "chuyện cũ" nhưng không thể không nói: Tình hình sản xuất không bảo đảm vệ sinh đang tràn lan khắp nơi.
Chuột, ruồi và hóa chất...
Ngày 17/12, chúng tôi có mặt tại khu vực cư xá công nhân đường sắt (phường 1, quận 3 - TP HCM). Tại đây có cả chục hộ làm mứt, chỗ nào cũng trong tình trạng tạm bợ, nhếch nhác, mất vệ sinh. Nguyên liệu đem về liên tục đổ đống choáng cả lối đi chật hẹp; người thì gọt, ngâm; kẻ tìm chỗ phơi, vô bao khá nhộn nhịp.
Một hộ làm mứt me chiếm hết mặt đường hẻm, mọi hoạt động cắt gọt, tách vỏ, ngâm me đều tại mặt đường đầy nước bẩn. Mùi nước cống hôi thối bốc lên nồng nặc; chuột từ trong nhà, dưới cống chui lên chạy qua chạy lại, thậm chí bò cả lên đống mứt. Thấy chúng tôi đưa máy ảnh lên chụp thì ngay lập tức có năm, bảy thanh niên "bu" lại như sẵn sàng "bạo động"...
Sản xuất mứt trong một ngõ hẻm tại khu cư xá công nhân đường sắt, quận 3 - TP HCM
Tại một hộ làm mứt mãng cầu cũng trong khu vực này, nguyên liệu đã được bóc hết vỏ đổ thành đống mặc cho bụi, ruồi bám. Một vài người thợ đang xúc mãng cầu cho vào xô ngâm chung với nước có màu đục trông rất dơ bẩn và dùng tay trần vò trộn rồi vớt ra đổ lăn lóc dưới lòng đường...
Tại một hộ làm mứt bí, khoai lang trong một con hẻm trên đường Âu Cơ (quận Tân Bình), tình hình cũng tương tự. Các công đoạn sản xuất đều diễn ra ngay một con hẻm nhỏ. Nguyên liệu làm mứt được ngâm trong những thùng phuy lớn bốc mùi nồng nặc. Một số nguyên liệu đã được ngâm tẩy xong được đổ ra phơi la liệt trong con hẻm cũng như trên mái nhà; ruồi, kiến bu đầy...
Quản lý còn... chờ
Các hộ làm mứt trái cây ở khu vực quận 6, Tân Phú, Tân Bình đều có điểm chung là các loại mứt chùm ruột, tắc, sơ ri, cóc... đều được tẩm màu lòe loẹt. Chúng tôi tỏ thái độ e ngại loại mứt có màu sắc sặc sỡ này thì một chủ làm mứt tại quận 6 trấn an: "Yên tâm đi. Có màu nhiều mới dễ bán. Tết năm nào cũng có người đến nhà đặt mua cả tấn. Ngay một số công ty bánh kẹo còn đến yêu cầu "gia công" cho họ nữa là"...
Ông Lê Hữu Tâm, từng là chủ một cơ sở làm mứt lâu năm ở quận 6, tiết lộ: Mấy loại mứt bí, mãng cầu cần có màu trắng để dễ tiêu thụ nên người làm thường sử dụng thuốc tẩy. Còn mứt trái cây, mứt dừa với màu xanh, đỏ, vàng sặc sỡ cũng toàn dùng màu công nghiệp mua ở chợ Kim Biên với giá rẻ chỉ bằng 1/3 so với hàng được phép sử dụng...
TS Phạm Thành Quân, Trưởng Khoa Kỹ thuật hóa học Trường Đại học Bách khoa TP HCM, cho biết bánh mứt có màu sắc lòe loẹt phần lớn là do sử dụng màu công nghiệp. Màu công nghiệp thường chứa nhiều tạp chất, kim loại nặng dễ dẫn đến bệnh ung thư cho người sử dụng...
Để tìm hiểu công tác kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm tại các lò mứt thủ công, chúng tôi liên hệ với Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM thì được trả lời cơ quan này không kiểm tra các cơ sở sản xuất mà chỉ có nhiệm vụ tập huấn và khảo sát đánh giá các cơ sở để cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm. Tương tự, một số trung tâm y tế dự phòng các quận, huyện cũng cho biết là không có chức năng kiểm tra, xử lý các cơ sở này...
Nguyên liệu làm mứt để cạnh đường đi trong môi trường mất vệ sinh
Phòng Thanh tra Sở Y tế TP HCM thì cho rằng do trên địa bàn có cả ngàn cơ sở sản xuất, một mình thanh tra sở không thể nào kiểm tra xuể nên phải phân cấp cho các quận, huyện kiểm tra các cơ sở nhỏ trên địa bàn. Còn theo thông tin từ các phòng y tế quận, huyện, hằng năm, họ đều có kế hoạch kiểm tra nhưng thời điểm này chưa sản xuất nhiều nên phải cận Tết mới ra quân...
Tuy nhiên, qua tìm hiểu của chúng tôi, việc sản xuất mứt Tết thủ công đã diễn ra cả tháng nay và hiện đã vào giai đoạn "nước rút" để kịp thời gian giao hàng, bỏ mối đi các nơi. Nếu để đến giai đoạn cuối mới kiểm tra thì dù có phát hiện vi phạm cũng không xử lý được gì nhiều do hàng hóa đã được tung ra thị trường tiêu thụ.
Mứt xá Trung Quốc về nhiều Theo Chi cục QLTT TP HCM, các loại trái cây khô được nhập theo dạng hàng xá với số lượng lớn đang tràn về thị trường TP HCM. Nguồn hàng này có chất lượng rất kém, thậm chí nổi nấm mốc, bốc mùi hôi. Một số cơ sở trong nước nhập về đóng gói để bán ra các chợ cũng như bỏ mối đi các tỉnh. Dạng mứt thành phẩm thuộc hàng xá nhập tiểu ngạch từ Trung Quốc cũng về khá nhiều. Qua kiểm tra cho thấy nhiều loại không bảo đảm chất lượng, thậm chí có bao mứt đã bị chuyển màu mốc xanh.
Theo Người lao động
'Công nghệ' rửa bát quán vỉa hè, gánh hàng rong Hầu hết quán hàng rong trên vỉa hè Sài Gòn chỉ dùng một thau nước rửa bát đĩa duy nhất cho cả ngày buôn bán, nước đục ngầu, nổi màng dầu mỡ. VnExpress.net ghi nhận những hình ảnh đằng sau tô bún, bát phở ngon. Thức ăn bán từ hàng quán vỉa hè trông ngon mắt khi đến với khách, song "hậu trường"...