Nhật: Tử tù được tự do sau 48 năm chờ thi hành án
Với 48 năm ngồi tù, ông Hakamada là tử tù chờ thi hành án lâu nhất thế giới.
Ngày 27/3, người tử tù chờ thi hành án lâu nhất thế giới đã được thả tự do sau 48 năm ngồi sau song sắt để chờ chết vì bị cáo buộc sát hại nhiều người vào năm 1966, sau khi có nhiều bằng chứng mới chứng tỏ ông này vô tội.
Tòa án quận Shizuoka của Nhật Bản đã quyết định “bắt đầu xét xử lại” trường hợp của Iwao Hakamada, 78 tuổi, người đã bị kết tội sát hại ông chủ và gia đình của ông này cách đây 48 năm.
Một quan chức của tòa án cho biết: “Thẩm phán đã đình chỉ án tử hình và bãi bỏ hình thức cầm tù đối với người đã bị kết án trên.”
Chị gái của Hakamada mang theo bức ảnh hồi còn trẻ của ông
Ông Hakamada là người thứ sáu ở Nhật Bản sau Thế Chiến II được xét xử lại sau khi bị tuyên án tử hình, và vụ việc này càng củng cố quyết tâm của những người phản đối án tử hình ở Nhật.
Video đang HOT
Trong phiên tòa đầu tiên được tổ chức năm 1966, ông Hakamada ban đầu đã bác bỏ cáo buộc rằng ông đã cướp tài sản và sát hại ông chủ cùng vợ và hai đứa con trước khi châm lửa thiêu rụi ngôi nhà. Tuy nhiên sau đó ông này lại thừa nhận những lời khai mà ông cho là được đưa ra trong khi bị cảnh sát tra tấn và đánh đập dã man.
Ông bị tuyên án tử hình vào năm 1968, tuy nhiên bản án không được thi hành ngay vì những quy trình kháng cáo kéo dài. Phải mất 27 năm sau phiên tòa phúc thẩm mới được Tòa án Tối cao Nhật Bản tổ chức. Trong phiên tòa phúc thẩm, ông này rút lại những lời khai trên và khiếu nại nhưng không được chấp nhận. Tòa án tối cao Nhật Bản tiếp tục tuyên án tử hình đối với Hakamada vào năm 1980. Ông tiếp tục nộp đơn kháng cáo lần nữa vào năm 2008, và tòa án cuối cùng đã tuyên bố ông vô tội.
Theo sách Kỷ lục Guinness Thế giới, với tổng số gần 48 năm ngồi sau song sắt chờ đợi bị thi hành án tử hình, ông Hakamada giữ kỷ lục là tù nhân chờ thi hành án tử hình lâu nhất thế giới.
Hôm nay, tòa án quận Shizuoka cho biết các bản phân tích mẫu ADN do luật sư của Hakamada thu thập được chứng tỏ các điều tra viên đã giả mạo chứng cứ và tuyên bố trả tự do cho ông này chờ xét xử lại.
Người chị Hideko năm nay đã 81 tuổi của ông Hakamada trong hàng chục năm qua đã không ngừng vận động kêu gọi nhà chức trách xem xét lại bản án. Sau khi em trai bà được thả tự do, bà đã nghẹn ngào cảm ơn tất cả những người đã ủng hộ mình trước cổng tòa án.
Trước rất đông nhà báo và những người ủng hộ, bà Hideko nói: “Xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người. Điều này có được là nhờ tất cả mọi người đã giúp đỡ chúng tôi. Tôi vô cùng hạnh phúc.”
Theo Khampha
Công dân Mỹ thua vụ kiện đòi Việt Nam bồi thường hơn 3,7 tỷ USD
Ngày 4/3, Bộ Tư pháp đã chính thức lên tiếng về việc trọng tài quốc tế bác bỏ yêu cầu khởi kiện Chính phủ Việt Nam của ông Michael MacKenzie liên quan đến dự án xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng tại huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận.
Bộ Tư pháp cho biết, vào ngày 18/11/2010, ông Michael McKenzie, công dân Mỹ, đã khởi kiện Chinh phu Việt Nam ra Trong tai quôc tê về dự án xây dưng khu du lich nghi dương South Fork tại tỉnh Bình Thuận với lý do Chinh phu Việt Nam, ma trưc tiêp la UBND tinh Binh Thuân, đa vi pham quy đinh của Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA) được ký ngày 13/7/2000.
Theo ông McKenzie, trong Giấy chứng nhận đầu tư do Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam cấp ngày 4/11/2004, UBND tỉnh Bình Thuận se thực hiện việc giao khu đất tai huyện Bắc Bình thuộc tỉnh Bình Thuận cho Công ty South Fork, (là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đươc thành lập va hoat đông tại Việt Nam) đê xây dưng khu du lich nghi dương.
Tuy nhiên, cơ quan chức năng của tỉnh Bình Thuận không thưc hiên viêc giao đât mà lai cấp giây phep cho môt công ty khac tiên hanh hoat đông khai thác khoang san trong môt phân của khu đât dư kiên giao cho dư an South Fork mà ông không được biết đến.
Một góc dự án South Fork.
Ông McKenzie cho rằng, sai phạm cua UBND tỉnh Bình Thuận dẫn đến việc Chinh phu Việt Nam vi phạm cam kêt BTA, cu thê la đa tước đoạt bất hợp pháp khoản đầu tư, vi phạm các tiêu chuẩn đối xử công bằng, thỏa đáng và quy đinh vê minh bạch tại Hiêp đinh. Ông yêu cầu Chính phủ Việt Nam phai bồi thường các thiệt hại do nhưng hanh vi vi pham noi trên (số tiền hơn 3,7 tỷ USD).
Trong quá trình giải quyết vụ việc, cac cơ quan co thâm quyên cua Viêt Nam đa nhiêu lân găp gơ, trao đôi va giai thich vơi ông McKenzie vê cac quyên va nghia vu cua ông va Công ty South Fork theo quy định của phap luât Viêt Nam, nhưng ông McKenzie không chấp nhận. Vì vậy, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Tư pháp lam đai diên phap ly cho Chinh phu, phôi hơp vơi Bộ ngoại giao, Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công an, Văn phòng Chính phủ va UBND tỉnh Bình Thuận tham gia giải quyết vu kiện tại Trọng tài quốc tế.
Thực hiện nhiệm vụ được giao, Bộ Tư pháp đã phôi hơp vơi cac cơ quan hưu quan va Công ty luât quốc tế Hogal Lovells chủ động, tích cực nghiên cứu, thu thập chứng cứ, xây dựng phương án tranh tụng để phản bác lại các cáo buộc không có cơ sở của ông Mc Kenzie, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của Việt Nam.
Đến tháng 7/2013, Hôi đông Trong tai quốc tế đa tô chưc phiên họp giải quyết vu tranh chấp tại Hông Kông. Trong lập luận của mình, đại diện Việt Nam thể hiện quan điểm: Hội đồng trọng tài không có thẩm quyền xem xét bất kỳ yêu cầu khởi kiện nào của ông McKenzie do ông McKenzie đã thiếu trung thực, thiếu thiện chí ngay từ khi làm thủ tục xin phép đầu tư tại Việt Nam, khoản đầu tư của ông McKenzie không được bảo hộ theo BTA. Đồng thời khẳng định, các yêu cầu khởi kiện của ông McKenzie không có cơ sở và các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam đã thực hiện đúng các quy định của pháp luật và không vi phạm bất kỳ quy định nào của BTA.
Cuối cùng, sau 5 tháng kể từ khi kết thúc phiên họp giải quyết vụ tranh chấp tại Hồng Kông, thang 12/2013, Hội đồng trọng tài đã ra Phán quyết châp nhân cac lâp luân cua Việt Nam, khẳng định Hội đồng trọng tài không có thẩm quyền xét xử vụ kiện này và bác bỏ tất cả các yêu cầu khởi kiện của ông McKenzie.
Song song với đó, Hội đồng trọng tài cũng buộc ông McKenzie phải thanh toán toàn bộ các chi phí mà Việt Nam phải chịu khi tham gia vụ kiện, trong đó có các chi phí của Hội đồng trọng tài, chi phí thuê luật sư quốc tế và tham gia phiên họp giải quyết vụ việc tại Hồng Kông.
Được biết, đây là vụ kiện đầu tư quốc tế đầu tiên mà Việt Nam tham gia. Dự án South Fork được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy phép đầu tư với quy hoạch là xây dựng và kinh doanh tổ hợp du lịch, dịch vụ giải trí, nghỉ dưỡng cao cấp ven biển và sân golf với tổng vốn đầu tư 50 triệu USD do Công ty TNHH South Fork làm chủ đầu tư.
Tháng 3/2008, tỉnh Bình Thuận phê duyệt tiến độ phát triển và phân kỳ đầu tư dự án khu du lịch South Fork. Tháng 11/2009, Bình Thuận ra quyết định cho Công ty TNHH South Fork thuê hơn 330 ha đất trong giai đoạn 1, song tới nửa năm sau đó (tháng 5/2010), South Fork vẫn chưa triển khai đầu tư nên tỉnh quyết định không cấp sổ đỏ và thu hồi dự án. Trước tình hình này, ông McKenzie đã đâm đơn kiện và yêu cầu bồi thường.
Bích Diệp
Theo Dantri
Mỹ: Bị tù oan 23 năm, được đền bù 6,4 triệu USD Chính quyền thành phố New York đã phải bồi thường 6,4 triệu USD cho một người bị kết án oan và phải ngồi tù 23 năm. Năm 1990, David Ranta bị một tòa án ở New York, Mỹ kết án tù với tội danh sát hại giáo sĩ nổi tiếng Chaskel Werzberger ở khu Brooklyn, và 23 năm sau, chính quyền thành phố...