Nhặt rác biển chế đồ trang trí nhà, cô gái Thái Nguyên khiến chị em ngẩn ngơ vì quá đẹp
Những tác phẩm tái chế của chị Nguyễn Thị Ngoan không chỉ đẹp mà còn có tính ứng dụng cao trong việc trang trí không gian sống của gia đình.
Là một người rất thích nấu nướng và đam mê với đồ thủ công nên chị Nguyễn Thị Ngoan (hiện đang sống và làm việc tại Thái Nguyên) đã kết hợp chúng với nhau bằng cách tự tay làm những sản phẩm để trang trí cho ngôi nhà và gian bếp của mình thêm xinh xắn.
Các đồ dùng chị Ngoan sử dụng để tái chế đều từ các mảnh gỗ vụn, củi, khay thớt bị mốc,… là những thứ mà mọi người nghĩ rằng chúng chỉ là đồ bỏ đi.
Chị Nguyễn Thị Ngoan (hiện đang sống và làm việc tại Thái Nguyên).
Chia sẻ về sở thích của mình, chị Ngoan cho biết: “ Mình vốn là một đứa rất thích đồ thủ công, ngày còn nhỏ mình đã tự tay làm nhiều thứ từ bìa, chai lọ, vỏ trứng… bỏ đi để làm quà tặng sinh nhật các bạn. Lớn lên mình vẫn giữ thói quen đó. Giờ mình vẫn tặng bạn bè những sản phẩm mà mình tự làm từ những đồ tái chế. Mình thấy như vậy vừa tiết kiệm, vừa ý nghĩa“.
Chị Ngoan có thể biến bất cứ nguyên liệu tái chế nào đó thành một món đồ trang trí hoặc dùng được. Chị đã từng vẽ lên sỏi, vỏ trứng, quả thông, gỗ vụn, khay thớt bị mốc, giày, túi, áo đã cũ hoặc lỗi mốt, chai nhựa, cành cây.
Từ những nguyên liệu như cành cây, miếng gỗ bỏ đi đều được chị Ngoan tận dụng thu lượm về.
Những đồ trang trí tái chế xinh xắn được chị Ngoan thực hiện.
Để thực hiện những điều này, đòi hỏi người thực hiện phải có niềm đam mê thực sự. Bởi lẽ, nếu quá để ý vào thời gian thì sẽ khó để có được sản phẩm hoàn thiện ưng ý. “ Có khi mình ngồi cả ngày chỉ để rửa vỏ trứng để khô để hôm sau vẽ. Hay có khi là đi xin gỗ vụn về cắt xong, mài chà vẽ và lựa chọn nguyên liệu có sẵn để kết hợp cũng mất đến vài ngày. Có sản phẩm mình đã thử nhiều cách để tìm ra phương án tốt nhất và có khi mất cả năm trời. Đơn giản vì mình muốn ngoài yếu tố đẹp thì phần công năng và độ bền cũng cần được quan tâm“.
Video đang HOT
Điều khó khăn nhất đối với chị Ngoan là việc liên tưởng để tạo hình sản phẩm và lòng kiên trì. Vì với bản thân chị khi nhìn một thứ gì đó sẽ liên tưởng xem mình có thể làm gì với chúng. Sau đó mình mới bắt tay vào làm. Trong quá trình làm sẽ vấp phải khó khăn vì từ ý tưởng đến thực tế bao giờ cũng không giống nhau 100% nên chị cần làm và thử nhiều cách. Khi đó cần phải kiên trì không được bỏ dở giữa chừng.
Những mảnh gỗ nhỏ tưởng không còn tác dụng nhưng qua bàn tay khéo léo của chị Ngoan lại như hồi sinh.
Vì rất thích cá nên gần như những thứ chị Ngoan làm đều liên quan đến cá.
Những sản phẩm tái chế đẹp mắt ai nhìn cũng phải mê.
Để hoàn thành các tác phẩm tái chế này, chị Ngoan thường tận dụng những thứ xung quanh mình. Từ gỗ vụn đi xin, củi đi nhặt, vỏ trứng ăn xong rửa sạch để vẽ, vỏ chai cũng vậy. Đôi khi đi chơi ở nơi có nhiều sỏi đẹp chị lại xách cả túi mang về. Hay có đợt đi biển chị thấy có nhiều cành cây đẹp, trong lúc bạn chụp ảnh chị lại lọ mọ đi nhặt được một thùng. Bạn bè thường chê cười khi chị làm những điều đó, nhưng chị vẫn cảm thấy vui vì có thể tìm kiếm nguyên liệu ở bất cứ đâu quanh mình.
Để làm được món đồ tái chế đẹp, ngoài những nguyên liệu có sẵn mà chị Ngoan có thể nhặt hoặc xin được thì chị vẫn cần có thêm nguyên liệu đi kèm phải mua như keo, màu, bút… Những nguyên liệu này thì rất phổ biến và dễ tìm nên ai cũng có thể mua được. Giá thành của chúng cũng rất phải chăng không quá đắt đỏ.
Ngôi nhà tràn ngập đồ tái chế của chị Ngoan.
Tranh thủ thời gian rảnh rỗi chị Ngoan sẽ thực hiện những tác phẩm tâm đắc của mình.
“ Vì mình có máy móc nên việc cắt, mài cũng đơn giản hơn. Nếu không có gỗ hoặc máy móc hỗ trợ, mọi người cũng có thể sử dụng các nguyên liệu khác thay thế. Ví dụ như bìa cứng hay phomex,…
Mình dùng màu acrylic để vẽ vì màu này có ưu điểm là nhanh khô, vẽ được trên nhiều chất liệu, dễ chồng màu khi vẽ sai, gặp nước không bị trôi. Quan trọng là dễ sử dụng chỉ cần pha với nước là có thể vẽ được ngay. Vẽ xong nên phủ một lớp sớn bóng nhẹ để giữ màu được lâu cũng như dễ dàng cho việc lau chùi“.
Trước giờ chị Ngoan làm rất nhiều thứ nhưng lại ít khi chia sẻ. Nhưng sau khi chia sẻ rộng rãi hơn về những sản phẩm tái chế của mình làm lên hội nhóm thì chị nhận được rất nhiều lời khen. “ Mình cảm thấy rất vui vì việc làm của mình không chỉ đem lại niềm vui cho bản thân mà còn truyền được cảm hứng đến mọi người. Có thể giúp mọi người yêu đồ tái chế và muốn làm đồ tái chế hơn“.
Những món đồ tái chế được chị trang trí ở góc vườn.
Hoặc trên tường hay cửa sổ trong nhà rất đẹp mắt.
Hội chị em chi tiền triệu mua cành táo mèo tươi từ Tây Bắc về cắm thay hoa
100.000 đồng/cành táo mèo tươi trĩu quả, để cắm được một lọ sum suê cần từ 5 - 7 cành với mức giá dao động khoảng 1 triệu/bình.
Đây đang là loại quả trang trí hút khách nhất trên thị trường, thậm chí người mua chấp nhận đợi nhiều ngày để vận chuyển từ Tây Bắc về Hà Nội.
Hàng năm vào tháng 9, tháng 10, quả táo mèo đặc sản vùng Tây Bắc vào chính vụ, trong đó, những đồi táo mèo nổi tiếng thơm ngon tập trung ở vùng núi các tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Sơn La... Năm nay, ngoài tìm mua quả về ăn, ngâm rượu, cắm cành táo mèo tươi đang trở thành trào lưu gây sốt tại nhiều gia đình ở Hà Nội.
Những cành táo mèo tươi có chiều dài khoảng 50 - 70 cm, nhiều lá xanh, sai trĩu quả, quả có màu đỏ hồng bắt mắt và có mùi thơm thoang thoảng được biến tấu thành vật phẩm trang trí lạ mắt, thay thế hoa tươi.
Cắm cành táo mèo đang là trào lưu được hội chị em yêu thích.
Ngoài chi tiền, khách hàng còn phải đợi cả tuần mới nhận được hàng.
Táo mèo chỉ được trồng ở vùng núi Tây Bắc nên để mua được cả cành quả tươi, nhiều người phải đặt hàng từ các nhà vườn hoặc tiểu thương ở địa phương sau đó vận chuyển xuống Hà Nội chứ không được bán đại trà như nhiều loại hoa, quả trang trí khác.
Theo đó, cành táo mèo tươi có giá dao động từ 40.000 - 100.000 đồng/cành nhiều quả to đẹp, hoặc được bán theo set từ 5 - 7 cành/set (cành 40 cm) giá khoảng 100.000 - 200.000 đồng/set. Như vậy, để cắm được một lọ quả sum suê cần từ 5 - 7 cành với mức giá dao động từ 300.000 - 1 triệu đồng/bình tùy loại khác nhau và chi phí vận chuyển từ các tỉnh Tây Bắc về Hà Nội.
Cành táo mèo tươi sau khi hái thường được vận chuyển và giao cho khách luôn trong ngày để đảm bảo độ tươi và tránh dập nát, rụng quả. Tuy nhiên, các chủ vườn hoặc tiểu thương phải đợi gom đủ đơn hàng mới vận chuyển một đợt nên nhiều khách hàng ở Hà Nội cũng phải đặt trước cả tuần.
Để cắm được một lọ quả như thế này cần từ 5 - 7 cành với mức giá dao động từ 300.000 - 1 triệu đồng/bình tùy loại khác nhau. (Ảnh: Ngoc Dan)
Hầu hết các cành táo mèo được cắt bán đều cắt ở phần nhánh nhỏ, loại quả nhỏ nhưng quả phải đẹp, nhẵn nhụi, má ửng đào và đã có mùi thơm dịu.
Trung bình một bình "hoa" táo mèo thường có "tuổi thọ" khoảng 1 tuần, dù là quả nhưng táo mèo có màu vàng hồng, cành lá xanh lại có mùi thơm nên cắm trang trí trong nhà vừa đẹp như hoa tươi mà lại vừa lạ mắt. Chị Hoàng Ngân (Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ: "Vốn thích cắm hoa nên tôi hay tìm tòi những loại hoa lạ, năm nay thấy trong các hội nhóm mọi người khoe ảnh cắm cành táo mèo nên tôi cũng nhờ bạn ở Sơn La mua hộ mấy cành, cắm lên rất ưng ý. Quả táo mèo khi không còn tươi vẫn có thể sử dụng để làm mứt hoặc ngâm rượu".
Để phục vụ nhu cầu cắm lọ, hầu hết các cành táo mèo được cắt bán đều cắt ở phần nhánh nhỏ, loại quả nhỏ nhưng quả phải đẹp, nhẵn nhụi, màu ửng đào và có mùi thơm dịu để đảm bảo cả về thẩm mỹ và mùi hương. Thông thường, các trái này sẽ khó tiêu thụ nếu để phục vụ nhu cầu ăn hoặc ngâm rượu... Việc cắt cành với chiều dài 50 - 70 cm cũng không ảnh hưởng nhiều tới sự phát triển, ra trái của vụ mùa sau.
Rộ hồng da tre quả ngon giá gần 100k/kg từ Thái Nguyên nhưng lạ lùng thay nhiều người quê Thái Nguyên bảo không hề biết Với hương vị thơm ngon đậm đà, loại hồng da tre được nhiều địa chỉ online quảng cáo có nguồn gốc từ Thái Nguyên đang được người tiêu dùng ưa thích và chọn mua. Cứ mỗi độ thu về, giữa bao nhiêu háo hức đặc sản của mùa nào cốm non, thị thơm, bưởi đào, bánh nướng thì rất nhiều chị em chắc...