Nhật-Philippines “hợp công”, Trung Quốc “sôi máu”
Trước sự thách thức liên tiếp của các nước láng giềng nhỏ hơn như Philippines và Nhật Bản, Trung Quốc đã không kiềm chế nổi sự tức giận. Điều đó đã được thể hiện qua việc, chỉ riêng trong ngày hôm 18/7, tờ Tân Hoa xã – cơ quan ngôn luận chính thức của Trung Quốc, đã tung liên tiếp hai bài báo trong đó cảnh báo và chỉ trích không tiếc lời Philippines cũng như Nhật Bản.
Theo Tân Hoa xã, những nỗ lực của Nhật Bản và Philippines liên quan đến các cuộc tranh chấp hàng hải ở Biển Đông và biển Hoa Đông hiện nay với Trung Quốc chỉ “lãng phí thời gian và không bao giờ đạt được kết quả gì”.
Tờ báo của Trung Quốc cáo buộc, sau các cuộc tranh chấp đảo làm gia tăng căng thẳng giữa Trung Quốc với hai nước láng giềng, nước này đang phải đối mặt với sự khiêu khích từ Philippines và Nhật Bản trong những ngày gần đây.
Thủ tướng Shinzo Abe hôm 17/7 đã phát biểu trước các sĩ quan thuộc Văn phòng Lực lượng Bờ biển Ishigaki rằng, quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là “một phần không thể tách rời trong lãnh thổ của Nhật Bản” và rằng Nhật Bản sẽ “không bao giờ lùi bước” trong vấn đề đó.
Tuyên bố trên của ông Abe được đưa ra sau khi Bộ Ngoại giao Philippines đưa ra một tuyên bố 8 điểm hồi đầu tuần, trong đó vạch rõ những lời nói dối của phía Bắc Kinh đồng thời khẳng định lập trường của Trung Quốc đã khiến Manila không thể tiếp tục theo đuổi tiến trình đàm phán giải quyết tranh chấp ở Biển Đông và cũng khiến Manila buộc phải đưa vụ tranh chấp đó ra giải quyết tại tòa án quốc tế.
Một cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Nhật Bản.
Trong bài báo ngày hôm qua, tờ Tân Hoa xã cho rằng, quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông cũng như đảo Hoàng Nham (hay còn gọi là bãi cạn Scarborough) ở Biển Đông, “đều là thuộc lãnh thổ của họ và điều này đã có từ thời cổ xưa. Tuy nhiên, vì những lý do lịch sử, một số nước láng giềng của Trung Quốc đang tranh chấp với Trung Quốc chủ quyền của các quần đảo đó”.
“Trong một nỗ lực nhằm cùng chung sống với các nước láng giềng, chính phủ Trung Quốc có xu hướng tìm cách gạt những cuộc tranh chấp đó sang một bên để giải quyết vào một thời điểm khác sau này. Tuy nhiên, Trung Quốc không thể nhân nhượng khi đối mặt với những hành động và phát biểu khiêu khích. Trung Quốc sẽ nỗ lực hết sức để bảo vệ các lợi ích then chốt của bản thân”, tờ báo chính thức của nhà nước Trung Quốc đã viết như vậy.
Video đang HOT
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc – bà Hua Chunying còn nói, Nhật Bản nên đối mặt với thực tế, ngừng ngay bất kỳ hành động “xâm phạm sự toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc và nỗ lực giải quyết đúng đắn các cuộc tranh chấp thông qua đàm phán”.
Theo ông Gao Hong – một chuyên gia về Nhật Bản ở Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, chuyến thăm của Thủ tướng Abe đến Văn phòng Lực lượng Bờ biển Ishigaki là một động thái chính trị trước thềm cuộc bầu cử sắp tới.
Về phía Philippines, nữ phát ngôn viên Hua cho rằng, việc tuần trước Manila tuyên bố họ đã dùng mọi con đường và biện pháp ngoại giao cũng như chính trị để tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho các cuộc tranh chấp với Trung Quốc là “không đúng sự thực”. Bà này nói thêm rằng, chính sự “chiếm đóng bất hợp pháp một phần quần đảo Trường Sa là nguồn cơn gây ra cuộc tranh chấp”. Thực chất, quần đảo Trường Sa là thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam nhưng đang bị tranh chấp bởi cả Trung Quốc và Philippines.
Tờ Tân Hoa xã đã một lần nữa tái khẳng định lập trường của Trung Quốc về việc các cuộc tranh chấp chỉ nên được giải quyết trên cơ sở song phương giữa hai nước có liên quan. “Tòa án quốc tế chỉ làm các cuộc tranh chấp thêm phức tạp”, tờ báo đại diện cho nhà nước Trung Quốc cho biết.
Chính phủ Trung Quốc từ lâu đã khăng khăng đòi giải quyết các cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải giữa họ với các nước láng giềng thông qua đàm phán song phương. Theo tuyên bố của Bắc Kinh, họ tin rằng tất cả các bên nên gác tranh chấp sang một bên và nỗ lực vì sự phát triển chung. Tuy nhiên, trên thực tế, giới phân tích tin rằng, Bắc Kinh muốn “đấu tay bo” với từng nước láng giềng nhỏ hơn bởi với tư cách là một nước lớn, họ sẽ dễ bề gây áp lực, áp chế đối phương.
Kết thúc bài viết, tờ Tân Hoa xã không quên cảnh báo, “Nhật Bản phải ngừng các hành động khiêu khích và Philippines phải trở lại bàn đàm phán trước khi mối quan hệ có thể được hàn gắn”.
Chĩa “mũi tấn công” vào Mỹ, Philippines
Trong một bài báo khác được đăng tải trước đó cùng ngày, tờ Tân Hoa xã tiếp tục “chĩa mũi dùi tấn công” về phía Philippines – nước hiện giờ đang gây khó chịu nhất cho Trung Quốc trong cuộc tranh chấp ở Biển Đông.
Qua bài báo, người ta có thể thấy sự tức giận của Bắc Kinh trước kế hoạch biểu tình toàn cầu của một liên minh người Philippines nhằm chống lại sự ức hiếp, bắt nạt của Trung Quốc ở Biển Đông. Tờ Tân Hoa xã tuyên bố, quan hệ Trung Quốc-Philippines sẽ không tốt hơn khi người Philippines sống ở nước ngoài lên kế hoạch thực hiện các cuộc biểu tình chống Trung Quốc trên khắp thế giới. Tờ báo của Trung Quốc tin rằng, những cuộc biểu tình này được khích động bởi các động thái của Mỹ trong khu vực gần đây.
Liên minh Biển Đông vừa được thành lập ở New York đã quyết định phát động một loạt cuộc biểu tinh trên khắp toàn cầu ngay sau khi Manila và Washington nhất trí mở rộng mối quan hệ hợp tác quân sự.
Theo thỏa thuận mới nhất, Mỹ sẽ xây dựng một căn cứ hải quân ở Vịnh Subic của Philippines để tăng cường sự ủng hộ cho Manila và mở rộng sự hiện diện quân sự của Mỹ trong khu vực.
Tờ Tân Hoa xã cho rằng, những động thái như vậy dễ dàng được hiểu là chính phủ Philippines đang nhận được sự ủng hộ của Mỹ trong cuộc tranh chấp với Trung Quốc và điều đó là phức tạp thêm tình hình cũng như gây phương hại đến sự ổn định của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Tờ báo của Trung Quốc cáo buộc Mỹ vô trách nhiệm khi phát đi các tín hiệu sai lầm cho Philippines trong một thời điểm nhạy cảm như hiện nay và trong tình hình phức tạp như bây giờ. Tân Hoa xã cảnh báo, nếu Mỹ không thay đổi cách thức hành động thì rất có thể Philippines sẽ bị khích động để “tung” ra những hành động nguy hiểm, khiến tình hình thêm tồi tệ.
“Động thái của Mỹ chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng đến mối quan hệ với Bắc Kinh – một mối quan hệ được Tổng thống Barack Obama miêu tả là quan trọng nhất trên thế giới. Về phần Philippines, đặt hy vọng sai lầm vào Mỹ và chơi trò cứng rắn sẽ chẳng có ích gì trong việc giải quyết các cuộc tranh chấp”, tờ Tân Hoa xã đã cảnh báo thêm như vậy.
Theo Vnmedia
Vì Biển Đông, người Philippines yêu Mỹ hơn Trung Quốc
Hình ảnh của Trung Quốc đã trở nên tiêu cực đối với rất nhiều người dân ở đất nước Philippines vì cuộc tranh chấp căng thẳng ở Biển Đông hiện nay. Một cuộc thăm dò dư luận mới đây cho biết, cứ 5 người Philippines thì có đến 2 người nói rằng, họ coi nước láng giềng khổng lồ của mình là kẻ thù của đất nước.
Người dân Philippines biểu tình phản đối các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông
Theo kết quả cuộc điều tra dư luận toàn cầu của Trung tâm Nghiên cứu Pew được công bố ngày hôm qua (18/7), 39% người dân Philippines coi Trung Quốc là "kẻ thù" trong khi 35% người Philippines chẳng coi nước láng giềng to lớn của mình là bạn hay thù. Chỉ có 22% người dân Philippines xem Trung Quốc là "đối tác".
Là một trong số các nước đang có tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải với Trung Quốc, người Philippines cho rằng, cuộc tranh chấp ở Biển Đông là "một vấn đề lớn" đối với đất nước của họ.
Khoảng 90% người dân Philippines đánh giá cuộc tranh chấp ở Biển Đông gây đau đầu cho nước họ. Hầu hết người dân Nhật Bản (82%), Hàn Quốc (77%) và Indonesia (62%) cũng nghĩ rằng, căng thẳng vì tranh chấp với Trung Quốc là "một vấn đề lớn".
Trong khi hình ảnh của Trung Quốc xấu đi thì hình ảnh của Mỹ trong mắt người dân Philippines lại được cải thiện hơn rất nhiều. Mỹ hiện giờ đang xây dựng được một hình ảnh tích cực hơn so với Trung Quốc.
Theo cuộc điều tra của Pew, cứ 10 người thì có gần 9 người Philippines (khoảng 85%) có thiện cảm với Mỹ. Hầu hết người dân Philippines cũng đều nghĩ rằng, Mỹ là đồng minh của họ. Chỉ có 3% người coi Mỹ là kẻ thù và 13% người được hỏi chẳng coi Mỹ là bạn hay kẻ thù gì.
Đánh giá tích cực về hình ảnh của Mỹ ở Philippines là cao nhất trong khu vực Châu Á và đứng thứ 4 toàn cầu. Mỹ được xem là đồng minh bởi 90% dân Israel, 88% người dân El Salvador và 84% người Senegal.
Về mặt sức mạnh và quyền lực, khoảng 22% người Philippines nói rằng, Trung Quốc hiện đã hoặc sẽ là siêu cường hàng đầu của thế giới nhưng hầu hết vẫn nghĩ Mỹ đã và sẽ tiếp tục là cường quốc số 1 trên toàn cầu.
"67% người Nhật, 67% người Philippines và 61% người Hàn Quốc coi Mỹ là cường quốc kinh tế hàng đầu", cuộc điều tra của Pew cho biết.
Hơn nữa, ngày càng có nhiều người Châu Á, trong đó có cả Philippines, cảm thấy bất ổn, lo lắng trước sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc.
"Gần như tất cả người Nhật Bản (96%) và Hàn Quốc (91%) cũng như đa số người dân Australian (71%) và Philippines (68%) nghĩ việc Trung Quốc mở rộng sức mạnh quân sự là điều không tốt đối với đất nước của họ", kết quả cuộc điều tra dư luận cho hay.
Theo VnMedia
Trung Quốc không còn sự lựa chọn ở Biển Đông? Cuộc khẩu chiến giữa quan chức hai nước Philippines và Trung Quốc tiếp tục diễn ra gay gắt khi Bộ Ngoại giao Philippines hôm nay (18/7) kêu gọi nước láng giềng khổng lồ của mình hãy cư xử như "một quốc gia có trách nhiệm" trong các cuộc tranh chấp ở Biển Đông. Một cuộc biểu tình phản đối các hành động của...