Nhật lo sợ Đại Hồng thủy kinh hoàng 34m
Nếu như một trận động đất lớn xảy ra, dải bờ biển của Nhật có thể bị một trận sóng thần vô cùng lớn ập vào. Theo các chuyên gia của Nhật, đây là một viễn cảnh không hề trong mong muốn nhưng buộc phải chuẩn bị đối phó.
Trận sóng thần thảm họa tháng 3/2011có độ cao 10m.
Một nhóm chuyên gia trong Văn phòng Nội các đã cảnh báo khả năng này sau khi họ nghiên cứu lại tính toán từ năm 2003. Theo hãng tin Kyodo, việc nghiên cứu lại này cũng phản ánh các phát hiện từ trận động đất hồi tháng 3/2011 gây nên trận sóng thần khủng khiếp và khủng hoảng hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử thế giới suốt 25 năm qua.
Trở lại năm 2003, nhóm chuyên gia này chắc chắn rằng Nhật sẽ không phải chịu sóng thần cao hơn 20m. Tuy nhiên, báo cáo mới đây dựa trên giả thuyết rằng trận động đất có thể có cường độ khoảng 9,1 độ richter và xuất hiện tại vùng trũng Nankai.
Video đang HOT
Các đứt gãy đại dương sẽ chạy theo hướng đông của đảo trung tâm của Nhật là Honshu và kéo dài 900km. Hơn nữa, các chuyên gia cho rằng vùng trũng này là một trong những nơi dễ xảy ra động đất nhất với cường độ như trên trong những thập kỷ tới đây.
Các đợt sóng sinh ra từ cơn chấn động lên tới 9,0 độ richter có thể tràn tới các vùng từ Kanto cho tới Kyushu, với đợt sóng cao lên tới 34,4m. Các khu vực ở các quận Shizuoka, Kochi và Miyazaki sẽ bị các đợt sóng cao 10-20m tấn công. Các khu vực ở thành phố Tokyo có thể chỉ bị sóng cao 2,3m. Tuy nhiên ngôi làng ở Niijima của đảo Izu (nằm trong trị sự hành chính của Tokyo) lại có thể bị sóng cao 29,7m nhấn chìm.
Điều tệ hơn đó là nếu như các đợt dư chấn kéo dài suốt 3 phút, nhiều khu vực có thể bị một đợt sóng thần tàn phá trước cả khi dư chấn kết thúc.
Trong khi nhóm chuyên gia này tiếp tục nghiên cứu về các khả năng và quy mô bị tàn phá trong trường hợp có sóng thần xảy ra, chính quyền Nhật lại phải lo tới việc sát hạch lại các biện pháp khẩn cấp dựa trên các ước tính mới.
Một trận động đất tương tự như thế ở khu vực đứt gãy Nankai từng xảy ra hồi năm 1946 với cường độ 8,1 độ richter. Trận sóng thần sau đó khiến 35 ngàn ngôi nhà bị phá hủy.
Một báo cáo khác được công bố cùng lúc cũng cho thấy, nếu như có một trận động đất khoảng 7,3 độ richter xảy ra tại Tokyo, nhiều nơi trong thành phố và các khu vực lân cận có thể bị rung chuyển ở cấp độ cao nhất trong thước đo “Shindo” của Nhật.
Chính phủ Nhật đã đặt ra nhiều khả năng một trận động đất 7,3 độ richter sẽ xả ra ở miền bắc Vịnh Nhật Bản với 70% khả năng là sau 3 thập kỷ tới, và ước tính sẽ có khoảng 11.000 người thương vong và 850.000 ngôi nhà bị phá hủy.
Nghiên cứu này cũng kết luật rằng các tầng kiến tạo tại điểm trung tâm của trận động đất nông hơn 10km so với ước tính trước đó, khiến cho các tác động sau đó cũng khốc liệt hơn.
Giáo sư Kazuki Koketsu thuộc Trung tâm Nghiên cứu Động đất của Đại học Tokyo đã kêu gọi người dân Tokyo chuẩn bị cho thảm họa này.
Theo VietNamNet
Triều Tiên "dội nước lạnh" vào Trung Quốc?
Trung Quốc hồi tuần trước đã bày tỏ sự quan ngại của nước này về kế hoạch phóng vệ tinh của Triều Tiên sắp tới. Phản ứng kỳ lạ và hiếm hoi này của Trung Quốc đối với một đồng minh thân thiết như Triều Tiên đang khiến nhiều người đặt câu hỏi, liệu có vấn đề gì trong mối quan hệ Trung-Triều?
Có thể trả lời ngay rằng, mối quan hệ đồng minh thân thiết giữa Trung Quốc và Triều Tiên trên thực tế không hề có sự thay đổi. Tuy nhiên, việc Bắc Kinh thể hiện sự không hài lòng với Bình Nhưỡng là có lý do.
Từ trước đến nay, Trung Quốc luôn được tin là nước duy nhất có ảnh hưởng lớn đến Triều Tiên. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất và cũng là nhà cung cấp viện trợ lớn nhất cho Triều Tiên. Không ai khác ngoài Trung Quốc có thể cắt đứt mối liên hệ quan trọng nhất của Triều Tiên với thế giới bên ngoài bằng cách chấm dứt nguồn viện trợ lương thực, nhiên liệu và vũ khí. Trung Quốc cũng luôn đứng ra bênh vực Triều Triêu trong những cuộc đối đầu của nước này với các cường quốc phương Tây và các nước láng giềng.
Tuy nhiên, việc Triều Tiên thông báo về kế hoạch phóng vệ tinh mới hồi cuối tuần trước trong bối cảnh xuất hiện tia hy vọng cho việc nối lại các cuộc đàm phán hạt nhân 6 bên rõ ràng là "một gáo nước lạnh" dội vào Bắc Kinh. Trung Quốc chính là nước khởi xướng ra tiến trình đàm phán hạt nhân 6 bên từ năm 2003 nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng hạt nhân liên quan đến nước đồng minh thân thiết của họ. Uy tín trên trường quốc tế của Trung Quốc với tư cách là một cường quốc được gắn rất nhiều với sự thành công của các cuộc đàm phán hạt nhân 6 bên.
Dù Trung Quốc đã nỗ lực rất nhiều nhưng tiến trình đàm phán hạt nhân nói trên đã rơi vào đình trệ năm 2006 sau khi Bình Nhưỡng tuyên bố tẩy chay các cuộc đàm phán 6 bên. Mới đây, hy vọng nối lại các cuộc đàm phán này đã được nhen nhóm lên khi quan hệ Mỹ-Triều Tiên ấm dần lên và bản thân giới lãnh đạo mới ở Triều Tiên cũng tuyên bố sẵn sàng quay trở lại bàn đàm phán hạt nhân. Bình Nhưỡng thậm chí còn đồng ý để các thanh sát viên Liên Hợp Quốc quay trở lại giám sát chương trình hạt nhân của nước này.
Trong khi các nước, trong đó có Trung Quốc, đang tỏ ra lạc quan tin tưởng về viễn cảnh nối lại các cuộc đàm phán hạt nhân thì thông báo mới nhất của Triều Tiên về kế hoạch phóng vệ tinh đã khiến những nước này bất ngờ. Thông báo này đe doạ sẽ phá hỏng mọi nỗ lực nối lại đàm phán hạt nhân 6 bên của các nước liên quan trong thời gian qua.
Trung Quốc cảm thấy "bẽ mặt" trước các cường quốc thế giới trước việc Bình Nhưỡng "qua mặt" nước này tiếp tục tiến hành phóng vệ tinh. Động thái mới của Bình Nhưỡng chứng tỏ nước này không "nể mặt" nước đồng minh lớn mạnh của họ và nó cũng chứng tỏ rằng Trung Quốc không có nhiều ảnh hưởng với Triều Tiên như thế giới vẫn nhìn nhận trước đây.
Chắc chắn, Trung Quốc không thể không cảm thấy thất vọng với động thái của Triều Tiên. Đó là lý do khiến Bắc Kinh lên tiếng bày tỏ mối quan ngại về kế hoạch phóng vệ tinh của Bình Nhưỡng và kêu gọi các bên liên quan kiềm chế.
Tuy nhiên, phản ứng của Bắc Kinh trước kế hoạch phóng vệ tinh của Bình Nhưỡng sẽ chỉ dừng lại ở tuyên bố bày tỏ sự quan ngại chứ không đi xa hơn như mong muốn của các cường quốc phương Tây và các nước láng giềng của Triều Tiên.
Bắc Kinh luôn cố gắng tránh làm Triều Tiên tức giận bởi nước này có một tầm quan trọng đặc biệt với Trung Quốc. Triều Tiên có vai trò là vùng đệm an toàn cho Trung Quốc. Một Triều Tiên bất ổn sẽ gây bất lợi lớn cho Trung Quốc.
Trung Quốc cần có môi trường ổn định để phát triển đất nước. Đây là ưu tiên số 1 của giới lãnh đạo nước này. Một khi nền hoà bình mong manh ở Triều Tiên bị phá vỡ thì Trung Quốc sẽ phải đối mặt với một loạt nguy cơ. Tình hình bất ổn ở Triều Tiên có thể gây ra làn sóng di cư mạnh mẽ từ Triều Tiên đổ vào Trung Quốc, tạo ra gánh nặng lớn cho nền kinh tế nước này. Đáng lo ngại hơn, một Triều Tiên đổ vỡ đồng nghĩa với việc quân đội Mỹ ở sát ngay ngưỡng cửa của Trung Quốc. Đây là viễn cảnh mà Trung Quốc không bao giờ muốn phải đối mặt.
Theo VNMedia
'Đại hồng thủy' tấn công Philippines như thế nào? Cơn bão nhiệt đới Washi đổ bộ miền năm Philippines đêm 17/12, trong lúc mọi ngươi đang ngon giấc. Bão gây nước lũ đột ngột khiến hàng trăm nghìn người dân không kịp trở tay và làm chết gần 500 người. Một binh sĩ giúp một phụ nữ bế thi thể của con trai ở Iligan Ảnh: AFP Bão nhiệt đới Washi bất...