Nhật ký một người Việt từ “chảo lửa” Ukraine
“Chúng tôi đã sống và đếm từng phút giây mong vượt qua những thời khắc nóng bỏng ở Ukraine. Mọi thứ diễn ra trong chớp mắt, bao số phận thay đổi và không ai biết được ngày mai sẽ ra sao…”.
Nhật ký của anh Hồ Sĩ Trúc, một người Việt đã sinh sống lâu năm ở Kiev, chia sẻ về những diễn biến trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Ngày 20/2
Kiev như muốn vỡ tung bởi sức nóng của làn sóng biểu tình. Lồng ngực tôi cũng muốn vỡ tung bởi sự căng thẳng, lo lắng tột độ. Bà con ta ra chợ đến khoảng 12 giờ trưa, khi nghe tin lộn xộn xảy ra ở nhiều nơi trong Kiev mọi người vội vã dọn hàng và khẩn trương đi mua thêm một số nhu yếu phẩm tích trữ. Tối hôm đó, sau thỏa thuận của chính quyền và phe đối lập, tình hình có dịu đi nhưng vẫn tiềm ẩn xung đột. Bà con gọi điện khuyến cáo nhau tự bảo vệ mình.
Thủ đô Kiev của Ukraine đã biến dạng vì bạo loạn
Ngày 21/2
Mọi hoạt động gần như ngừng trệ bởi người dân còn sợ. Đường phố vắng tanh, cửa hàng cửa hiệu đóng cửa. Cảm giác thành phố tê liệt vậy nhưng vẫn có một số bà con ta hiên ngang ra chợ dù cái chợ Troeshina rộng mênh mông ấy chỉ có mấy người Việt mở cửa hàng đứng với nhau.
Ngày 22/2
Thành phố bình yên trở lại, công sở, trường học, bến tàu xe, cửa hàng chợ búa… đã hoạt động, nhưng mọi giao dịch gần như ngừng trệ. Cửa hàng siêu thị các mặt hàng tràn ngập nhưng vắng ngắt bởi người dân chẳng biết mấy ngày nữa hết các đồ ăn tích trữ từ chiều 20/2. Điều dễ nhận thấy là các mặt hàng đã rục rịch tăng giá từ 2 -3%.
Ngày 23/2
Tình hình gần như bình thường, sự lo lắng đối với người dân dường như giảm bớt, nhiều người chủ yếu là tầng lớp trẻ tỏ vẻ hoan hỉ trước chiến thắng của phe đối lập, lớp cao tuổi hơn ít tỏ thái độ bởi có thể dù phải trải qua bao biến cố xưa nay tại đất nước này nhưng vẫn chưa có dấu hiệu tích cực nào. Hỏi một cụ ông dưới chân nhà mình ở, ông buông lời: “Bình mới – rượu cũ”, với tôi quan trọng là lương hưu đã lâu chưa được nhận, mà lúc nhận được chẳng biết mua nổi mấy cân khoai tây. Bà con người Việt ở các chợ trong Kiev đều đi bán hàng cả.
Video đang HOT
Ngày 24/2
Đi ra chợ nhìn thấy Tây cũng như ta đứng tụm ba tụm bảy tán chuyện cùng nhau mà lo về tương lai bất định. Mọi người bảo nhau, chẳng biết cuộc sống sẽ đi về đâu vì tình hình ngày càng xấu đi. Nỗi lo lắng xung đột ở Kiev đã di chuyển xuống Crimea nhưng chúng tôi – những người Việt sinh sống tại đây còn phải lo thêm bao khó khăn khác. Ngoại tệ tăng giá buộc các mặt hàng khác nhảy theo cũng không kịp, bán hàng giá cũ còn chẳng có ai mua huống gì giá mới.
Ngày 25/2
Giá cả tiếp tục leo thang khi đồng ngoại tệ đang phi nước đại, chúng tôi bán hàng nếu bán lẻ hầu như không mở hàng, bán sỉ được một chút chưa kịp hoàn vốn thì đã lỗ. Chán nản, mọi người quay ra tán chuyện và bình luận chuyện nóng hổi là tình hình thời sự, cũng hay – hóa ra mọi người vẫn theo dõi sát mọi tình hình thậm chí đến chị em cũng bình luận sôi nổi. Có nhiều anh bỗng dưng trở thành những “nhà bình luận viên” bất đắc dĩ nên đôi lúc cuộc bình luận lại trở thành “khẩu chiến” giữa chợ.
Hiện tại Kiev đã có chính phủ lâm thời điều hành nhưng chúng tôi vẫn phải bảo nhau cảnh giác bởi vì đây vẫn là thời điểm “hỗn quân hỗn quan”. Ban đêm các thanh niên bản xứ tụ tập mọi nơi mọi chỗ hò hét như cả thế giới này đều nằm trong tay họ. Trong cơn say khướt như vậy thật vô phúc cho những người nước ngoài nào bị họ bắt gặp, nhẹ thì nhừ tử, đòn nặng thì có thể không thấy người về nhà nữa.
Ngày 26/2
Tình hình xem chừng thật nóng bỏng, dù hơi thở của chiến tranh đã di chuyển về vùng biên giới. Bàn dân thiên hạ lại được phen xôn xao. Những bà con đang về Việt Nam ăn tết chưa kịp sang gọi điện ời ời, nhiều gia đình giục giã con cái khẩn trương mua vé về thôi. Nhưng cái sự về cũng đâu đơn giản, nào con cái đang học dở, nào gia sản tích cóp cả nửa đời người đã biến thành nhà cửa, chỗ bán hàng…
Hoang mang quá, đang lúc ấy thì anh Duy Nghĩa (VTV thường trú tại Liên bang Nga – PV) đi tác nghiệp Kiev vào chợ thăm và tìm hiểu về cuộc sống của bà con, mọi người cảm thấy ấm lòng và được an ủi phần nào khi quê hương vẫn quan tâm và nhớ đến những bà con xa Tổ quốc. Được biết lúc chiến sự Maidan căng thẳng nhất thì anh Duy Nghĩa và chị Điệp Anh (VOV) đã có mặt tại trung tâm Kiev từ ngày 18/2 để cập nhật tình hình.
Ngày 27/2
Hôm nay ra chợ bà con lại được phen bàn tán nháo nhác – đêm qua ở gần cửa hàng McDonal’s ở quận Dexnhian, một người Afghanistan bị đánh nhừ tử. Bây giờ những tổ chức tự quản vẫn kiểm soát nhiều con đường, tự kiểm tra xe cộ. Bà con vẫn cứ hãy nhắc nhau thận trọng, buổi tối nên ở trong nhà.
Chúng tôi bán hàng cảm thấy chán ngắt vì không bán được cũng khổ, bán được tý cũng buồn vì tiền cứ mất giá dần. Ngoại tệ phi nước đại nếu chính quyền lâm thời không tìm ra giải pháp khẩn cấp, đất nước này vừa có nguy cơ ly khai, vừa hứng nguy cơ phá sản. Một cô khách Tây quen mua của tôi một lố hàng rồi thì thầm: “Nguy quá đi mất!”. Tôi hỏi luôn: “Chị nghĩ thế nào về tình hình trước mắt?”
Chị rơm rớm: “Hôm nay lại đổ máu dưới Crimea rồi và chưa thể dừng lại ở đó đâu, có lẽ chúng tôi không còn lối thoát”. “Không đâu chị!”, tôi động viên, “Tất cả sẽ kết thúc trong an bình, tôi tin đất nước xinh đẹp này sẽ có một kết thúc có hậu”. Động viên vậy nhưng bản thân mình cũng như rất nhiều bà con Việt ở đây lòng rối như tơ vò bởi phía trước là một tương lai bất định.
Ngày 28/2
Hôm nay ra chợ thấy bà con mình bàn luận chuyện hồi hương. Có một số ít bà con nếu như không vướng bận đã đặt vé về nước hẳn. Một số bà con nếu thu xếp được thì về nước một thời gian lánh nạn xem tình hình ra sao. Đến vợ tôi cũng giục, mua vé về thôi. Tôi hỏi cô giáo của con thì vẫn còn hơn 2 tháng nữa mới kết thúc năm học, xin cho con gái về Việt Nam nếu yên thì quay sang còn không thì ở nhà đi học luôn. Tất cả đang như một mớ bòng bong không riêng gì cho người bản xứ mà còn cho cả chúng tôi – những người con Việt đang xoay xở trong “chảo lửa” Ukraine.
Ukraine sẽ yêu cầu Nga dẫn độ ông Yanukovych Tổng công tố Ukraine ngày 28/2 cho biết Kiev sẽ yêu cầu Nga dẫn độ Tổng thống bị lật đổ Viktor Yanukovych, nếu ông này đang có mặt ở Nga. Cùng ngày, Tổng thống tạm quyền Ukraine Oleksandr Turchynov đã triệu tập phiên họp khẩn cấp những người đứng đầu lực lượng an ninh nước này để thảo luận những diễn biến tại Crimea, đồng thời cáo buộc các lực lượng của Nga đã dính líu tới tình hình “leo thang” ở khu vực này. Ông Turchynov đề nghị Quốc hội Ukraine tổ chức bỏ phiếu thông qua kiến nghị phía Nga tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. Tuy nhiên, phía Nga đã bác bỏ cáo buộc liên quan đến tình hình căng thẳng ở Crimea. T.V
Theo Hồ Sĩ Trúc (Dân Việt)
Ukraine dọa hủy diệt Nga bằng vũ khí hạt nhân
Một nghị sĩ Ukraine vừa lên tiếng đe dọa rằng Nga sẽ bị hủy diệt bằng vũ khí hạt nhân nếu họ đưa quân can thiệp vào Ukraine.
Sau khi có thông tin Tổng thống Nga đề nghị Quốc hội nước này cho phép triển khai quân vào lãnh thổ Ukraine để bảo vệ dân thường và binh sĩ của Hạm đội Biển Bắc đang đồn trú tại đây, các quan chức Ukraine đã vô cùng giận dữ và gọi đây là một hành động "khiêu khích của phía Nga".
Trong bối cảnh căng thẳng trong quan hệ giữa hai nước ngày càng gia tăng cùng với độ nóng của diễn biến tình hình, các chính trị gia Ukraine đã tăng cường những lời cáo buộc và cảnh cáo đối với Nga, thậm chí họ còn đe dọa sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân để hủy diệt nước Nga.
Một nghị sĩ Quốc hội Ukraine thuộc đảng Svoboda (Tự do) cực hữu đã cảnh báo rằng nếu Nga đưa quân can thiệp vào Ukraine, họ sẽ bị hủy diệt bằng vũ khí hạt nhân của Ukraine.
Nghị sĩ Mikhail Golovko thuộc đảng Svododa tuyên bố: "Chúng tôi sẽ lấy lại vị thế của một cường quốc hạt nhân và điều đó sẽ thay đổi thế đối thoại. Ukraine đang sở hữu tất cả các phương tiện kỹ thuật cần thiết để chế tạo vũ khí hạt nhân trong vòng từ ba đến sáu tháng."
Các phần tử thuộc đảng cực hữu Svododa mang biểu tượng phát xít ở Ukraine
Giọng điệu hăm họa này không phải là điều gì quá mới mẻ trong đảng Svoboda, một trong những lực lượng chủ yếu đứng đằng sau cuộc nổi dậy ở quảng trường Độc Lập. Trong cuộc chạy đua tranh cử tổng thống vào năm 2009, chủ tịch đảng này Oleg Tyagnibok cũng đã hứa hẹn rằng Ukraine sẽ trở thành quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân.
Tuy nhiên việc Ukraine "lấy lại vị thế hạt nhân" của mình khả thi đến mức nào?
Sau khi Liên Xô sụp đổ, các quốc gia cộng hòa Ukraine, Belarus và Kazakhstan đều nhất trí tiêu hủy hoặc đưa toàn bộ vũ khí hạt nhân của mình tới Nga.
Năm 1994, Mỹ, Nga và Ukraine ký một hiệp ước ba bên nhằm thúc đẩy tiến trình giải giáp hạt nhân của Ukraine. Năm 1996, Ukraine chính thức mất vị thế là một quốc gia hạt nhân sau khi từ bỏ toàn bộ kho vũ khí hạt nhân của mình.
Tuy nhiên Ukraine vẫn tiếp tục xây dựng các nhà máy điện hạt nhân nhằm cung cấp gần một nửa nguồn năng lượng cho đất nước, và ở Ukraine có nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu.
Mặc dù số urani mà Nga cung cấp cho các lò phản ứng điện hạt nhân của Ukraine đều là loại làm giàu ở nồng độ thấp, song số lượng chất thải phóng xạ ở các lò phản ứng này cũng đủ để Ukraine chế tạo một quả bom bẩn. Ukraine sở hữu nguồn nhân lực và kiến thức cần thiết để chế tạo loại bom bẩn này cũng như các phương tiện vận chuyển không quá phức tạp.
Theo ông Martin Seiff, chuyên gia phân tích của tờ The Globalist, giọng điệu đe dọa hạt nhân của nghị sĩ Golovko càng làm phức tạp thêm tình hình vốn đã căng thẳng về kinh tế và chính trị hiện nay giữa Ukraine và Nga.
Ông Seiff nhận định: "Những lời đe dọa kiểu này chỉ là những trò bịp bợm cực đoan và vô trách nhiệm, nhưng nó cũng rất đáng báo động trong hoàn cảnh hiện nay. Chính phủ mới được thành lập ở Kiev và các chính trị gia khác của Ukraine như vị nghị sĩ trên cần phải hành động một cách có trách nhiệm để đạt được sự tôn trọng, tin tưởng và hợp tác của cộng đồng quốc tế. Còn tuyên bố trên chỉ là lời nói phản tác dụng đến mức thảm họa."
Nhà phân tích địa chính trị người Mỹ Eric Draitser lại cho rằng tuyên bố trên của một nghị sĩ Ukraine là rất đáng lo ngại trong bối cảnh Mỹ và EU đang hứa sẽ viện trợ tài chính cho chính phủ lâm thời nước này.
Ông Draitser nói: "Mỹ và EU đang có nguy cơ mang những đồng tiền lẽ ra để hỗ trợ cho những người dân nghèo khổ của mình đi ủng hộ những kẻ Quốc xã mang trong mình tham vọng hạt nhân ở Ukraine, những kẻ đang tìm cách làm mất ổn định khu vực, với mục tiêu duy nhất là hủy diệt nước Nga."
Cho đến nay Mỹ vẫn bày tỏ lập trường rất cứng rắn đối với những quốc gia bị nghi ngờ tìm cách sở hữu vũ khí hạt nhân, chẳng hạn như Iran. Hiện người ta vẫn chưa rõ Mỹ sẽ có phản ứng như thế nào trước tham vọng hạt nhân điên rồ của các chính trị gia ở Kiev.
Theo Khampha
Cựu TT Yanukovych giục Nga can thiệp vào Ukraine Trong cuộc họp báo, ông Yanukovych cho rằng đã bị phương Tây "lừa gạt" và hối thúc Nga có biện pháp can thiệp vào Ukraine. Ngày 28/2, cựu Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych đã lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng trong một cuộc họp báo được tổ chức ở thành phố Rostov-on-Don thuộc Nga, kể từ khi ông này phải trốn...