Nhật hỗ trợ Việt Nam và Philippines trên Biển Đông
Theo hãng tin Reuters, Nhật Bản sẽ yểm trợ cho lực lượng hải quân Việt Nam và Philippines. Đây là hai quốc gia tranh chấp chủ quyền gay gắt nhất với Trung Quốc trên Biển Đông, trong khi Nhật Bản cũng căng thẳng với Bắc Kinh trên vấn đề chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe (trái) thăm tàu của lực lượng tuần duyên Nhật Bản tại Ishigaki ngày 17/07/2013. Ảnh REUTERS/Kyodo
Bản tin ngày 11/03/2015 của Reuters cho biết là cuộc tập trận trên biển đầu tiên giữa Nhật Bản với Philippines sẽ diễn trong những tháng tới. Cuộc tập trận chung này là trong khuôn khổ một hiệp ước an ninh song phương ký vào tháng Giêng vừa qua.
Trong hiệp ước, Tokyo và Manila cũng dự trù tổ chức các cuộc họp thường kỳ giữa thứ trưởng Quốc phòng của hai nước.
Tokyo hiện đang tăng cường sức mạnh quân sự ở Biển Đông để đối phó với thế áp đảo của Trung Quốc tại khu vực này và muốn can dự nhiều hơn vào tranh chấp chủ quyền Biển Đông qua việc yểm trợ Việt Nam và Philippines.
Video đang HOT
Nhật Bản cũng có kế hoạch tài trợ cho việc nâng cấp cơ sở hạ tầng cho một căn cứ quân sự của Philippines trên đảo Palawan. Chiếc đầu tiên trong 10 chiếc tàu tuần duyên mà Nhật đóng cho Philippines sẽ được giao trước cuối năm nay.
Cũng như với Philippines, Tokyo sẽ cung cấp 6 tàu tuần tra cho Việt Nam, nhưng là 6 chiếc đã sử dụng. Các bác sĩ quân y Nhật cũng đã đề nghị sẽ cố vấn các thủy thủ tàu ngầm Việt Nam về cách thức tránh những triệu chứng do tình trạng giảm áp dưới nước.
Theo lời ông Ian Storey, chuyên gia về an ninh khu vực thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, đẩy mạnh hợp tác quân sự với Việt Nam và Philippines là một chiến lược của Nhật Bản nhằm tăng cường sự hiện diện trong khu vực Biển Đông, sau gần 70 năm vắng bóng.
Ông Ian Storey dự đoán rằng bất chấp những quan ngại của Trung Quốc, Tokyo sẽ tiếp tục xu hướng tăng cường sự hiện diện này.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã từng tuyên bố hy vọng là Nhật Bản sẽ “ăn nói và hành động” một cách thận trọng trên vấn đề Biển Đông, và nhắc lại rằng Tokyo không có liên quan gì đến tranh chấp chủ quyền tại đây.
THANH PHƯƠNG
Theo Biz Live
Trung tá Mỹ: Cần lập trung tâm điều phối hàng hải quốc tế đối phó Trung Quốc
Trong bài viết đăng tải trên website của Học viện Hải quân Mỹ ngày 9/3, Trung tá Jeff W. Benson đã đưa ra đề xuất thành lập trung tâm điều phối hàng hải quốc tế ở Indonesia để đối phó với các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông và Ấn Độ Dương.
Đô đốc Harry B. Harris Jr., chỉ huy hạm đội Thái Bình Dương Mỹ (trái) và chỉ huy lực lượng tự vệ hàng hải Nhật Bản Kazutaka Sugimoto. (Ảnh: US Navy)
Trong bài viết đăng tải ngày 9/3 trên trang web USNI News, Trung tá Benson, thuộc Trung tâm Tác chiến mặt nước của Hải quân Mỹ, dẫn lời Đô đốc Harry B. Harris, tân tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương Mỹ (PACOM), khẳng định hồi cuối năm ngoái rằng: "Sự trỗi dậy của Trung Quốc thành một cường quốc quân sự trong khu vực và cường quốc kinh tế của thế giới, với tốc độ hiện đại hóa quân sự nhanh chóng cùng thái độ hung hăng của Bắc Kinh với láng giềng, mang đến cả cơ hội và thách thức cho nước Mỹ".
Bài viết của ông Benson cho hay hải quân Trung Quốc (PLAN) đã không ngừng nỗ lực chế tạo tàu ngầm, tàu chiến. Bắc Kinh dự định đưa vào hoạt động 3 tàu sân bay trong thời gian tới, đồng thời duy trì khả năng phòng thủ biển dựa vào loại tên lửa đạn đạo chống hạm như DF-21D.
Đến năm 2020, PLAN sẽ tiếp tục bổ sung các tàu ngầm hoạt động ở châu Á-Thái Bình Dương, nâng tổng số lên gấp đôi so với hiện nay, tương đương 60% số tàu ngầm Mỹ sẽ được triển khai tại vùng biển này.
Để đối phó với thách thức từ Bắc Kinh, Trung tá Benson đã nêu ra đề xuất thành lập trung tâm điều phối hàng hải quốc tế (IMOC) tại Jakarta (Indonesia) để chứng minh cam kết của Washington với châu Á-Thái Bình Dương cũng như theo dõi các diễn biến trên Biển Đông và Ấn Độ Dương.
Theo ông Benson, IMOC sẽ đóng vai trò như cầu nối để tăng cường mối quan hệ với các lực lượng hải quân Ấn Độ, Indonesia và các nước Đông Nam Á khác. Đồng thời, cơ quan này sẽ đảm bảo việc giao thương hàng hải vốn rất quan trọng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Trung tá Benson lý giải lựa chọn Indonesia làm nơi đặt trung tâm IMOC rằng: Trước hết Indonesia là một nước lớn trong khu vực với nền kinh tế tương đối phát triển. Thứ hai, Tổng thống đương nhiệm Joko Widodo nhiều lần bày tỏ mong muốn đưa Indonesia thành một cường quốc về hàng hải. Hơn nữa, vị trí của nước này cũng nằm ở trung tâm giúp hạm đội 7 của Mỹ có thể bao quát vùng biển rộng lớn nhờ liên kết với 35 quốc gia trong khu vực.
Trong bài viết của mình, ông Benson nhấn mạnh Mỹ cần có hành động tại châu Á-Thái Bình Dương để tránh mất uy tín với các đồng minh dù chiến dịch xoay trục sang châu Á-Thái Bình Dương của nước này đang bị phân tán bởi một số điểm nóng khác trên thế giới.
Thoa Phạm
Theo Dantri/USNI News
Hoa Đông "dậy sóng" khi Nhật liên tục phải chặn chiến đấu cơ Trung Quốc Các tư lệnh Lực lượng phòng vệ trên không của Nhật (ASDF) mới đây tiết lộ mỗi ngày, ít nhất một lần máy bay chiến đấu F-15 của Nhật phải cất cánh từ căn cứ ở đảo Naha để chặn đầu máy bay nước ngoài, phần lớn là Trung Quốc trên không phận biển Hoa Đông. Các máy bay của Nhật trong một...