Nhật – Hàn liên tục trả thư qua lại
Hàn Quốc hôm 24-8 cho biết sẽ tiếp tục nỗ lực gửi thư phản đối Ngoại trưởng Nhật Bản Koichiro Gemba sau khi ông này cáo buộc Hàn Quốc “chiếm đóng trái phép” nhóm đảo Takeshima (Seoul gọi là Dokdo).
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hàn Quốc đã lên án lời lẽ nói trên, đồng thời kêu gọi Tokyo rút lại chúng và cam kết không lặp lại những phát ngôn tương tự.
Các nhà ngoại giao Hàn Quốc tại Tokyo hôm 23-8 đã đến trụ sở Bộ Ngoại giao Nhật Bản để gửi lá thư phản đối ông Gemba nhưng bộ này đã từ chối mở cổng cho họ vào. Seoul cho biết nếu phía Tokyo tiếp tục từ chối gặp mặt, họ sẽ gửi lá thư phản đối này qua fax đến Bộ Ngoại giao Nhật Bản hoặc thông qua đại sứ quán Nhật Bản ở Seoul.
Người dân Hàn Quốc biểu tình phản đối trước Đại sứ quán Nhật Bản ở Seoul hôm 23-8. Ảnh: Reuters
Quan hệ Nhật – Hàn xấu đi nhanh chóng kể từ khi Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak thăm Dokdo hôm 10-8. Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda sau đó đã gửi thư phản đối chuyến đi trên và những lời lẽ của ông Lee Myung-bak yêu cầu Nhật hoàng Akihito nên xin lỗi về giai đoạn Nhật Bản cai trị Hàn Quốc từ năm 1910-1945 nếu muốn đến thăm Seoul.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Chính phủ Hàn Quốc hôm 23-8 quyết định trả lại lá thư với lý do “nó có thể được Nhật Bản sử dụng trong nỗ lực biến Dokdo thành một vùng lãnh thổ tranh chấp”. Tokyo đã chỉ trích mạnh mẽ động thái này của Seoul đồng thời từ chối nhận lại thư do một nhà ngoại giao Hàn Quốc mang đến trụ sở Bộ Ngoại giao Nhật Bản. Chính phủ Hàn Quốc sau đó báo đã gửi trả lá thư qua đường bưu điện.
Cảm thấy “không thoải mái” trước những diễn biến trên, Mỹ đã lên tiếng thúc giục 2 đồng minh thân cận của mình giải quyết bất đồng một cách hòa bình, thông qua đối thoại.
Theo NLD
Lãnh sự quán Hàn Quốc ở Hiroshima bị ném đá
Một người đi xe máy ném đá vào cửa kính văn phòng Tổng lãnh sự quán Hàn Quốc ở Hiroshima sáng 11-8 trong bối cảnh căng thẳng ngoại giao giữa hai nước dâng cao liên quan tới chuyến thăm của Tổng thống Hàn Quốc đến quần đảo tranh chấp với Nhật.
Đảo tranh chấp giữa Nhật Bản và Hàn Quốc
Không có ai bị thương trong vụ tấn công, chỉ có cánh cửa kính văn phòng Tổng lãnh sự quán Hàn Quốc bị thủng một lỗ lớn. Giới chức ngoại giao Hàn Quốc ở Hiroshima cho biết sự việc có thể liên quan tới chuyến thăm của Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak tới quần đảo Dokdo mà Nhật Bản gọi là Takeshima.
Theo những hình ảnh từ camera giám sát của lãnh sự quán, kẻ tấn công cỏ vẻ như là một người đàn ông đội mũ bảo hiểm. Y ném đá vào cửa kính trong lúc đang lái xe vào khoảng 2 giờ 50 sáng 11-8 (theo giờ địa phương).
Cảnh sát Nhật Bản cũng ở gần văn phòng lãnh sự quán Hàn Quốc nhưng khi họ tới hiện trường kẻ tấn công đã biến mất.
Chuyến thăm quần đảo tranh chấp với Nhật Bản của Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-Bak hôm 10-8 đã làm dấy lên sự tức giận dữ dội ở Tokyo. Ngay lập tức Nhật Bản đã triệu hồi đại sứ ở Seoul về để thể hiện sự phản đối.
Ông Koichiro Gemba - Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản nói với các phóng viên ở Tokyo hôm 10 - 8 rằng: "Tôi không biết khi nào đại sứ Nhật Bản sẽ trở lại Hàn Quốc".
Ông Gemba còn cho biết sẽ có cuộc họp cùng ngài đại sứ vào ngày 11-8 để thảo luận về vấn đề này và tìm ra "biện pháp khác" đối phó với sự việc.
Ngoài ra, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản cũng đã triệu tập đại sứ Hàn Quốc ở Tokyo tới để thể hiện sự phản đối mạnh mẽ hành động trên.
Đây là lần đầu tiên một Tổng thống Hàn Quốc đến thăm quần đảo ở biển Nhật Bản, vốn được Hàn Quốc gọi là Dokdo và Nhật gọi là Takeshima.
Hàn Quốc và Nhật Bản đã tranh chấp về quyền sở hữu quần đảo này trong nhiều thập niên qua. Seoul có một đội tuần duyên nhỏ đồn trú tại quần đảo từ năm 1954.
Chuyến thăm của ông Lee diễn ra trước dịp kỷ niệm ngày đầu hàng của Nhật trong Thế chiến thứ hai (ngày 15 - 8), sự kiện đánh dấu chấm dứt 35 năm cai trị Hàn Quốc của Nhật.
Thư ký văn phòng Nội các Nhật Osamu Fujimura mô tả chuyến đi là "cực kỳ đáng tiếc" vào thời điểm mà Tokyo đang tìm cách xây dựng mối quan hệ "hướng tới tương lai" cùng Seoul và bỏ qua những gì trong quá khứ.
Theo NLD
Hàn Quốc không chịu, Nhật Bản vẫn đưa tranh chấp đảo ra tòa Trước thái độ cứng rắn của Hàn Quốc, Nhật Bản vẫn nỗ lực đưa vụ tranh chấp này ra tòa án quốc tế theo tinh thần thỏa thuận chung bình thường hoá quan hệ Nhật - Hàn vào năm 1965. Thỏa thuận này nói rằng hai nước nên giải quyết tranh chấp thông qua tòa án nếu các kênh ngoại giao thất bại....