Nhật: Đua nhau làm đẹp bằng… ốc sên
Phụ nữ Nhật Bản đang tận hưởng một liệu pháp làm đẹp mới, đó chính là sử dụng nhớt của ốc sên bò trực tiếp trên mặt mình.
Bị những con ốc sên bò ngang dọc trên mặt nghe có vẻ khủng khiếp, thế nhưng một công ty ở Nhật Bản lại hy vọng sẽ có nhiều người chịu chi tiền cho “cơn ác mộng” đó.
Theo đó bắt đầu từ ngày 15/7, những phụ nữ muốn loại bỏ da chết, làm sạch lỗ chân lông hay trẻ hóa khuôn mặt có thể đăng ký để được hưởng dịch vụ làm đẹp trong 5 phút với những con ốc sên.
Phụ nữ Nhật Bản làm đẹp bằng ốc sên
Vừa đặt ba con ốc sên lên mặt một khách hàng, cô Manami Takamura, phát ngôn viên của một thẩm mỹ viện ở Tokyo, Nhật Bản cho biết: “Chất nhớt từ ốc sên giúp loại bỏ tế bào lão hóa, phục hồi da mặt bị cháy nắng và dưỡng ẩm cho da.”
“Với liệu pháp này, bạn có thể có 100% dưỡng chất ốc sên tinh khiết trực tiếp trên da”, cô nói.
Nhớt của ốc sên được cho là có khả năng chống lão hóa đối với da người, và một số mỹ phẩm được bán trên thị trường hiện nay cũng chứa tinh chất từ ốc sên.
Tuy nhiên thẩm mỹ viện này còn đi xa hơn khi lần đầu tiên áp dụng liệu pháp ốc sên trực tiếp ở Nhật Bản. Khách hàng sẽ được hưởng liệu pháp ốc sên trong 5 phút cùng với việc mát-xa và các liệu pháp làm đẹp da mặt khác.
Video đang HOT
Chi phí cho 5 phút làm đẹp này là hơn 2 triệu đồng. Một số khách hàng tỏ ra rất hài lòng với biện pháp làm đẹp nghe có vẻ “hãi hùng” này: “Bạn có thể cảm thấy những con ốc sên bò trên mặt. Ban đầu bạn thấy hơi ngạc nhiên, nhưng quả thực rất dễ chịu và làm da rất mượt và ẩm.”
Theo Khampha
Thực tế nghiệt ngã của phụ nữ Nhật sau sinh
Khoảng 70% phụ nữ Nhật Bản thôi việc ngay sau khi họ sinh đứa con đầu tiên và gặp vô vàn khó khăn trong hành trình quay trở lại với công việc.
Ở Nhật Bản, phần lớn phụ nữ đang làm việc không sinh con, còn nếu họ sinh con thì sẽ phải nghỉ việc. Ảnh: blogspot.com.
Nobuko Ito là một hình mẫu rất điển hình của một phụ nữ Nhật Bản hiện đại có trình độ chuyên môn cao. Cô là một luật sư giỏi, nói tiếng Anh trôi chảy và từng làm việc trong lĩnh vực luật hợp đồng quốc tế nhiều năm.
Nhưng Nobuko không còn làm việc cho một công ty luật quốc tế lớn nữa. Trên thực tế cô hầu như không động tới chuyên môn luật trong khoảng thời gian gần đây.
Tại Nhật Bản, phụ nữ chỉ có thể chọn một trong hai thứ: công việc hoặc con cái. Theo đuổi cả hai là việc cực khó.
"Tôi nhớ tới một tháng bận rộn trước khi sinh con. Hồi đó tôi đã tư vấn cho khách hàng trong 300 giờ. Tôi thường bước vào văn phòng lúc 9h sáng và rời đó vào 3h sáng hôm sau, và tôi luôn đi làm vào thứ bảy và chủ nhật. Nếu bạn muốn tiếp tục làm việc, bạn phải quên con cái và cống hiến bản thân cho công ty. Đối với tôi, lựa chọn đó là bất khả thi", Nobuko hồi tưởng.
Trường hợp của Nobuko cho thấy sự khắc nghiệt trong văn hóa làm việc tại Nhật Bản. Đó là một trong những lý do khiến 70% phụ nữ thôi việc ngay khi họ sinh đứa con đầu tiên.
Trên phương diện chia sẻ việc nhà, nam giới Nhật Bản vẫn thua xa nam giới ở châu Âu hay Mỹ. Tại Thụy Điển, Đức và Mỹ, các ông chồng dành trung bình ba giờ mỗi ngày để trông nom con và làm việc nhà. Ngược lại, mỗi ngày các ông bố Nhật Bản chỉ dành một giờ để làm việc nhà và 15 phút để trông con.
Quy định nghỉ phép có lương để chăm sóc vợ trong thời kỳ sinh nở cũng là một nguyên nhân. Nam giới Nhật Bản được phép nghỉ việc khi vợ của họ sinh con. Nhưng, theo Bộ Y tế và Phúc lợi, số lượng nam giới nghỉ theo quy định chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ - khoảng 2,63%.
"Chồng tôi không nghỉ phép để chăm vợ theo quy định. Phần lớn nam giới Nhật Bản tỏ ra không hứng thú với quy định đó. Có thể họ vẫn muốn ở nhà để giúp đỡ gia đình, nhưng họ cũng lo ngại rằng nếu họ không hiện diện tại công ty, họ sẽ không thể thăng tiến hoặc thậm chí mất việc", Nobuko thừa nhận.
Bất chấp thực tế đáng buồn ấy, nhiều phụ nữ Nhật Bản vẫn muốn tiếp tục làm việc sau khi sinh con. Nhưng họ vấp phải một câu hỏi khác: Ai sẽ chăm sóc con?
Thống kê của chính quyền thành phố Tokyo cho thấy, khoảng 20.000 trẻ em trong thành phố đang chờ một suất vào các nhà trẻ.
Các nhà trẻ của nhà nước chăm sóc trẻ rất tốt, nhưng số lượng của các trung tâm như thế lại quá nhỏ so với nhu cầu. Thậm chí nếu bạn có thể dành được một suất trong những trung tâm như thế thì bạn sẽ phải chi khá nhiều tiền.
"Tôi phải trả khoảng 1.000 USD mỗi tháng cho một đứa con tại nhà trẻ công. Học phí tại các nhà trẻ tư vào khoảng 2.000 USD mỗi tháng. Nhưng chất lượng của những nhà trẻ tư rất cao", cô Nobuko cười và nói.
Tất cả những yếu tố đó dẫn đến hai thực trạng. Thứ nhất, những phụ nữ có con sẽ không thể đi làm. Thứ hai, những phụ nữ đang làm việc sẽ không sinh con. Cả hai thực trạng đó đều đáng sợ đối với tương lai của Nhật Bản.
Trong một nghiên cứu đột phá về vai trò của phụ nữ đối với kinh tế Nhật Bản, Kathy Matsui, một nhà kinh tế người Mỹ gốc Nhật, nói rằng chính phủ nên coi việc khuyến khích các bà mẹ tiếp tục hoặc trở lại làm việc là "ưu tiên quốc gia".
"Việc đó có thể khiến tổng sản phẩm quốc nội của Nhật Bản tăng thêm 15%", bà nói.
Song Matsui nói rằng Nhật Bản đang đối mặt với một vấn đề cấp bách hơn: Dân số nước này đang giảm dần.
"Mặc dù tỷ lệ sinh thấp là tình trạng chung của các nước phát triển, Nhật Bản là nước duy nhất trong khối Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế chứng kiến tình trạng số lượng thú nuôi vượt xa số lượng trẻ con", bà bình luận.
Mỗi phụ nữ Nhật Bản sinh trung bình 1,37 con, trong khi nếu muốn dân số ổn định, con số đó phải là 2,1.
Thực tế tại châu Âu và Mỹ cho thấy, hỗ trợ phụ nữ tiếp tục làm việc sau khi sinh con có thể làm tăng tỷ lệ sinh.
Ở những nước như Thụy Điển, Đan Mạch và Mỹ - nơi tỷ lệ phụ nữ trong lực lượng lao động lớn - tỷ lệ sinh cũng cao. Ngược lại, tỷ lệ phụ nữ trong lực lượng lao động ở Italy, Hàn Quốc, Nhật Bản thấp và tỷ lệ sinh cũng thấp.
Cuộc khủng hoảng dân số tại Nhật Bản đang diễn ra. Dân số nước này bắt đầu giảm từ năm 2006. Nếu xu hướng hiện nay vẫn tiếp diễn, dân số Nhật Bản sẽ giảm 1/3 trong vòng 50 năm tới.
Theo vietbao
Đàn ông Nhật Bản bạo dạn trong ngày "yêu vợ" Không khí lãng mạn đã tràn ngập khắp một công viên ở Tokyo khi những ông chồng vốn trầm tính tại Nhật Bản tập hợp lại với nhau để thể hiện tình cảm dành cho vợ. Với bản tính kiêm tốn và dè dặt truyền thống, việc thể hiện những cảm xúc sâu sắc như tình yêu đôi lứa giữa chốn đông người...