Nhật Bản vẫn tiếp nhận lưu học sinh Việt Nam sang học
Nhật Bản khẳng định đáp ứng được điều kiện học tập, sinh hoạt đối với các lưu học sinh được cấp học bổng năm 2011 nhưng đến học tại các vùng không bị ảnh hưởng thiên tai và mong muốn đi học đúng kế hoạch, Cục đào tạo với nước ngoài – Bộ GD-ĐT cho biết.
Cũng theo Cục đào tạo với nước ngoài, trong những ngày qua đất nước Nhật Bản phải hứng chịu thiên tai bất ngờ và bị tàn phá nghiêm trọng. Ngay khi được tin về động đất và sóng thần xảy ra tại Nhật Bản, các đơn vị chức năng của Bộ GD-ĐT đã liên hệ Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản là cán bộ do Bộ GD-ĐT cử đi công tác nhiệm kỳ tại Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản, chuyên trách về công tác quản lý lưu học sinh (LHS) để nắm tình hình.
Bên cạnh đó, Cục Đào tạo với nước ngoài đã đồng thời liên lạc email ngay với các LHS do Bộ GD-ĐT cử đi học theo diện học bổng ngân sách nhà nước để hỏi thăm và động viên LHS. Cho đến ngày hôm nay theo thông tin nhận được thì tất cả các LHS đều đang ở nơi an toàn hoặc đã được bố trí ở tạm theo sự thu xếp của Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản, an toàn về tính mạng và nhận được sự quan tâm hỗ trợ của Đại sứ quán Việt Nam và các cơ quan chức năng của Nhật Bản (có vài trường hợp LHS đã tự thu xếp về Việt Nam trong 1-2 ngày gần đây).
Để tránh việc LHS về nước do tâm lý lo ngại, Bộ GD-ĐT cũng đề nghị các gia đình có con em là LSH đang học tập tại Nhật động viên các LHS tại các vùng không bị ảnh hưởng của thiên tai để LHS bình tĩnh, yên tâm ổn định cuộc sống và tiếp tục học tập; trong trường hợp gia đình và LHS đã cân nhắc kỹ lưỡng, đề nghị được về nước vì tình hình nước Nhật nói chung hiện nay đang khó khăn và ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, không đảm bảo điều kiện sinh hoạt và học tập thì LHS trình bày nguyện vọng để các cơ quan chức năng của Nhật Bản, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét và giải quyết cụ thể.
Bộ GD-ĐT cũng cho biết, tùy tình hình thực tế, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản sẽ có kiến nghị với Nhà nước để giải quyết các vấn đề về chủ trương, chính sách liên quan đến cộng đồng người Việt Nam tại Nhật nói chung và LHS Việt Nam đang học tập tại Nhật Bản nói riêng. Do vậy, LHS cần bình tĩnh thực hiện theo ý kiến chỉ đạo và hướng dẫn của Đại sứ quán và các cơ quan chức năng của Nhật Bản.
Theo Dân Trí
Tăng sinh hoạt phí cho lưu học sinh Việt Nam
Đây là một trong những sửa đổi quan trọng nhất trong thông tư Liên tịch Bộ Tài chính, Bộ GD&ĐT, Bộ Ngoại giao sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 144/2007/TTLT-BTC-BGDĐT-BNG ngày 05/12/2007 hướng dẫn chế độ, cấp phát và quản lý kinh phí đào tạo lưu học sinh Việt Nam ở nước ngoài bằng nguồn vốn Ngân sách nhà nước.
Cụ thể, mức sinh hoạt phí cho du học sinh được quy định như sau:
Tên nước
(A)
Mức SHP toàn phần
(USD EURO/1LHS/1tháng)
(B)
Mức cấp bù SHP diện Hiệp định (USD/1LHS/1tháng)
(C)
Bằng đồng đôla Mỹ
Bằng đồng EURO
Ấn Độ
420
300-420
Trung quốc
Video đang HOT
420
293
Đài Loan (Trung Quốc)
420
Căm-pu-chia, Lào
204
84
Mông Cổ
204
144
Hàn Quốc, Xin-ga-po
600
Hồng-kông (Trung Quốc)
Thái Lan, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a
360
Ba Lan
480
480
Bun-ga-ri
480
404
Hung-ga-ri
480
143-403
Séc
480
84
Xlô-va-ki-a
480
112
Ru-ma-ni
480
420
U-crai-na, Bê-la-rút
480
456
Nga
480
420
Cu-ba
204
198
Các nước Tây Bắc Âu
888
Hoa Kỳ, Ca-na-da, Anh, Nhật Bản
1.200
Úc, Niu Di-lân
1.032
Ai Cập
540
480
Ma-rốc, Mô-dăm-bích, Li-bi
250
Cũng theo thông tư này, chi phí làm hộ chiếu, visa của lưu học sinh được thanh toán theo mức quy định của Nhà nước đối với chi phí làm hộ chiếu và theo hóa đơn lệ phí visa thực tế của các nước nơi lưu học sinh được cử đi học đối với chi phí làm visa
Lưu học sinh bắt đầu nhập học khóa đầu tiên khi làm thủ tục đi học ở nước ngoài được cấp tạm ứng trước chi phí đi đường và không quá 3 tháng tiền sinh hoạt phí tại Việt Nam.
Riêng tiền tạm ứng chi phí đi đường, phí làm hộ chiếu, visa và sinh hoạt phí (không quá 3 tháng tiền sinh hoạt phí) cho lưu học sinh trước khi đi học thực hiện theo phương thức cấp bằng tiền mặt.
Trường hợp trong thời gian lưu học sinh về công tác hoặc nghỉ hè ở Việt Nam, nếu lưu học sinh có đơn đề nghị xin được cấp tiền sinh hoạt phí bằng tiền mặt theo chế độ được hưởng thì được Bộ GD&ĐT làm thủ tục cấp phát tiền sinh hoạt phí cho lưu học sinh. Số tiền sinh hoạt phí đã cấp phát tại Việt Nam sẽ được giảm trừ tương ứng trong tổng số kinh phí tiền sinh hoạt phí của lưu học sinh theo chế độ quy định.
Theo Giaoduc&thoidai
Du học châu Á: Đi gần, học chuẩn Việc đến với những quốc gia thân cận và thụ hưởng điều kiện sống tương đồng sẽ giúp du học sinh vừa tiết kiệm chi phí, vừa tránh được những cú sốc về văn hóa. Mỗi nơi một vẻ Trong số các quốc gia châu Á có nền giáo dục tiên tiến, Trung Quốc (TQ) đang nổi lên là một trong những điểm...