Nhật Bản: Trường học “chuộng” dã ngoại ảo vì Covid-19
Đại dịch đã tác động lớn tới cách thức học tập của trẻ em, từ việc học trực tuyến đến cha mẹ “gánh vác” công việc giảng dạy.
Học sinh Trường THCS Nagaizumikita ở tỉnh Shizuoka tham quan trực tuyến.
Tuy nhiên, ở Nhật Bản, các trường học đang trông cậy vào Internet để duy trì một truyền thống được nhiều người yêu thích – dã ngoại trường học.
Trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, các chuyến tham quan đang được thực hiện trên một nền tảng mới, nhằm cung cấp cho học sinh sự mô phỏng như thật.
Trong khi nhiều trường hủy hoặc hoãn các buổi đi chơi do cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu, một số tổ chức giáo dục đã đưa học sinh đi “tham quan” mà không cần bước ra khỏi lớp học.
Theo một quan chức của Bộ Giáo dục Nhật Bản, mục đích của các chuyến dã ngoại này là để trẻ học những thứ mà chúng không thể có khi tới lớp. Thông thường, học sinh sẽ tìm hiểu trước về địa điểm mình sắp tới để biết thêm về nơi đó.
Các điểm đến nổi tiếng bao gồm Tokyo, cũng như các trung tâm lịch sử và văn hóa của Kyoto và Nara ở phía Tây Nhật Bản; Hiroshima và Nagasaki – những thành phố từng là mục tiêu của bom nguyên tử vào cuối Thế chiến II; Hokkaido ở phía Bắc và Okinawa ở phía Nam cũng là nơi thu hút nhiều học sinh tới tham quan.
Video đang HOT
Tuy nhiên, do Covid-19, việc giữ an toàn cho học sinh và giảng viên trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Giữa tháng 10, học sinh tại một trường THCS ở tỉnh Shizuoka đã tham gia dã ngoại ảo đến Kyoto và Nara, sau khi chuyến thăm thực tế của họ bị hủy bỏ.
Sử dụng ứng dụng Zoom, các học sinh lớp 3 tại Trường THCS Nagaizumikita đã tham quan Đền Yakushiji. Các em cũng được nghe bài giảng của sư thầy về Phật giáo, nhấn mạnh tầm quan trọng của nhận thức và thái độ sống tích cực trong thời kỳ đại dịch.
Sau đó, các học sinh đeo tạp dề và làm món “nerikiri” truyền thống của Nhật Bản, thông qua một bài học từ xa do một thợ làm bánh kẹo ở Kyoto hướng dẫn. Chương trình kéo dài 4 giờ cũng bao gồm một cuộc thi. Trong đó, các diễn viên hài ở miền Tây Nhật Bản đã đố học sinh về sự hiểu biết của các em về khu vực này.
Manabu Watanabe – Phó Hiệu trưởng của trường, nhấn mạnh các chuyến đi ảo sẽ không bao giờ có thể thay thế hoàn toàn việc đi tham quan. Tuy nhiên, chuyến đi trực tuyến đã giúp học sinh “nếm trải du lịch” vào thời điểm khó khăn này.
“Các em đang học cuối cấp 2, nên chúng tôi muốn trẻ có cơ hội tạo kỷ niệm với nhau. Các em nói rằng thực sự thích điều đó. Rõ ràng là tham quan ảo khác với việc đi du lịch thực tế, nhưng mục đích là giúp học sinh cảm nhận được chuyến đi dù chỉ là một chút”, ông Watanabe nói.
Chuyến đi ảo được tổ chức bởi Công ty du lịch Kinki Nippon Tourist Metropolitan Co. Tổ chức này đã khởi động chương trình tham quan từ xa vào cuối tháng 9.
“Mọi người bây giờ ngại đi du lịch theo nhóm đông người. Chương trình của chúng tôi nhằm mang đến một điều gì đó thú vị cho những người học đã bỏ lỡ chuyến đi của họ”, người phát ngôn của công ty cho biết.
Đầu tháng này, Bộ trưởng Giáo dục Koichi Hagiuda bày tỏ mong muốn các trường học tiếp tục tổ chức các chuyến đi thực tế, trong khi áp dụng các biện pháp chống dịch.
“Đối với trẻ em, những chuyến đi là một kỷ niệm vô giá và cũng rất hiệu quả về mặt giáo dục. Chúng tôi muốn yêu cầu các trường nỗ lực nhiều nhất có thể, bao gồm cả việc đi du lịch đến các điểm đến xa hơn”, lãnh đạo ngành Giáo dục nhấn mạnh.
Trước bối cảnh này, một số trường quyết định tiến hành thay đổi lịch trình của các chuyến dã ngoại, bao gồm rút ngắn thời lượng và chuyển điểm đến để giảm nguy cơ lây nhiễm Covid-19. Thay vì đến một địa điểm xa và phải di chuyển nhiều trên tàu hỏa hoặc máy bay, học sinh tại các trường đã được tham gia chuyến đi tại địa phương.
Ngoài ra, một số trường đã hạn chế sử dụng hoàn toàn việc đi lại bằng tàu hỏa. Thay vào đó, họ chọn xe buýt để hạn chế sự tương tác của học sinh với những người xung quanh.
Thanh Hóa: Các đơn vị, trường học không tổ chức đi tham quan, du lịch
Trước diễn biến mới của dịch bệnh Covid-19, nhằm hạn chế nguy cơ lây lan, Sở GD&ĐT Thanh Hóa yêu cầu các đơn vị, trường học không tổ chức đi tham quan, du lịch, dã ngoại ...
Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Thanh Hóa có công văn về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới.
Theo đó, Sở GD&ĐT yêu cầu các đơn vị, trường học "chống dịch như chống giặc"; chủ động, tích cực, đề cao cảnh giác, tuyệt đối không chủ quan, lơ là trước các diễn biến mới của dịch bệnh.
Cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh đeo khẩu trang y tế khi đến các cơ sở y tế, tham gia lưu thông trên các phương tiện vận tải hành khách công cộng. Khuyến khích đeo khẩu trang trong trường học, nơi công cộng, nơi tập trung đông người và thực hiện thường xuyên các biện pháp phòng, chống dịch như: Rửa tay bằng xà phòng, dung dịch sát khuẩn, giữ khoảng cách an toàn khi tiếp xúc với người khác, hạn chế tập trung đông người không cần thiết...
Bên cạnh đó, loại bỏ các thói quen làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh như: Bắt tay, sờ tay lên mũi, miệng, khạc, nhổ, không che miệng khi hắt hơi, gặp gỡ, tụ tập đông người không cần thiết,...
Đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh đã đến bệnh viện, phòng khám, đi công tác tỉnh ngoài, đi tàu xe về cần thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch như: đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn trong vòng 14 ngày để tự bảo vệ cho mình, cho gia đình và những người xung quanh.
Trước diễn biến mới của dịch bệnh, nhằm hạn chế nguy cơ lây lan, các đơn vị, trường học không tổ chức đi tham quan, du lịch, dã ngoại ... cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh. Đồng thời, khuyến cáo phụ huynh học sinh không cho con em mình đi tham quan, du lịch trong giai đoạn hiện nay.
Sở GD&ĐT yêu cầu tất cả các đơn vị, trường học trên địa bàn toàn tỉnh rà soát số cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và người nhà đã đi tham quan, du lịch... nhất là từ Đà Nằng, Quảng Ngãi trở về từ ngày 18/7/2020 đến nay để liên hệ với chính quyền địa phương thực hiện việc khai báo y tế theo yêu cầu.
Đồng thời, báo cáo danh sách về Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 cấp huyện và Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 ngành Giáo dục trước ngày 4/8/2020 để theo dõi, giám sát, kiểm tra sức khoẻ và có phương án xử lý đối với học sinh lớp 12 nghi nhiễm bệnh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 (diễn ra từ ngày 8-10/8/2020).
Tại các địa điểm tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm học 2019-2020, các đơn vị, trường học phải đảm bảo đủ cơ sở vất chất, trang thiết bị y tế như: Hệ thống cấp nước, đảm bảo đủ nước sạch, xà phòng, nước sát khuẩn tay, nhiệt kế điện tử đo thân nhiệt..., nhằm đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh.
Tăng cường kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện công tác phòng, chống dịch tại đơn vị. Yêu cầu cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh tuyệt đối không tham gia đưa tin, bình luận, chia sẻ... sai sự thật về tình hình dịch bệnh gây hoang mang trong dư luận. Chủ động phối hợp với chính quyền và ngành y tế địa phương để kịp thời xử lý các trường hợp có biểu hiện ho, sốt, khó thở.
Bà mẹ Nhật sinh 5 con trong 8 năm, tốt nghiệp thạc sĩ ở Harvard Trong 8 năm, Honami Yoshida lần lượt sinh 5 con, đồng thời tốt nghiệp thạc sĩ tại ĐH Harvard (Mỹ) và xuất bản cuốn sách kể về hành trình của mình. Honami Yoshida sinh năm 1974 trong một gia đình có 3 chị em, cha mẹ đều làm bác sĩ. Cô từng sống ở Mỹ 2 năm khi cha mẹ làm việc tại...