Nhật Bản tài trợ mở rộng vùng cây trồng an toàn tại các tỉnh phía Bắc
Tiếp nối 2 dự án hợp tác nông nghiệp trước, dự án “Tăng cường chuỗi giá trị cây trồng an toàn tại các tỉnh phía Bắc Việt Nam” được kỳ vọng thúc đẩy, nâng cao năng lực sản xuất nông sản của nông dân Việt Nam.
Ngày 4/7, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức hội thảo chia sẻ kiến thức dự án “Tăng cường chuỗi giá trị cây trồng an toàn tại các tỉnh phía Bắc Việt Nam”.
Mục tiêu của dự án là tập trung thúc đẩy, nâng cao năng lực nguồn nhân lực để mở rộng cây trồng an toàn. Đồng thời, nâng cao năng lực sản xuất và quản lý của các hợp tác xã với mục tiêu sản xuất cây trồng an toàn. Cùng với đó là thúc đẩy quan hệ đối tác giữa các bên liên quan trong chuỗi giá trị và nâng cao năng lực thực thi đảm bảo an toàn thực phẩm.
Dự án này là dự án tiếp nối 2 dự án “Tăng cường năng lực cho lĩnh vực quản lý ngành trồng trọt của Việt Nam để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm cây trồng” và “Tăng cường độ tin cậy trong lĩnh vực sản xuất cây trồng an toàn tại khu vực miền Bắc”. Theo đó, dự án sẽ được triển khai trên địa bản 7 tỉnh, thành phố gồm Hà Nội, Hà nam, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Nam Định và Sơn La.
Kinh phí thực hiện dự án được lấy từ nguồn vốn ODA không hoàn lại do Chính phủ Nhật Bản tài trợ (3 triệu USD). Dự án sẽ được triển khai trong vòng 6 năm, từ năm 2022 đến năm 2026.
Video đang HOT
Phát biểu tại hội thảo, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia Lê Quốc Thanh đánh giá, dự án sẽ là tác động lớn tới chuỗi sản xuất rau quả của Việt Nam. Đây sẽ là cơ hội tốt để sản phẩm rau củ quả Việt Nam có thể tiếp cận các thị trường ngày càng có yêu cầu cao hơn với những giá trị chuẩn mực hơn.
Ông Danh cũng cho biết, Chính phủ cũng như Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn rất chú trọng đến vấn đề sản xuất an toàn, có giấy chứng nhận. Đồng thời thúc đẩy các chuỗi giá trị, đặc biệt là các chuỗi giá trị liên quan đến sản xuất rau quả nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn của nhiều thị trường (nội địa và xuất khẩu).
Về phía Nhật Bản, ông Murooka Naomichi, Phó Trưởng đại diện Văn phòng JICA tại Việt Nam kỳ vọng dự án sẽ nhận được quan tâm từ chính quyền địa phương các tỉnh, thành phố để đạt được hiệu quả. Từ đó đem lại những lợi ích cho nông dân cũng như các hợp tác xã nông nghiệp.
Ông Murooka Naomichi cũng kỳ vọng dự án sẽ đóng góp vào chiến lược, định hướng phát triển của các tỉnh, thành phố phù hợp với mục tiêu dự án.
Nâng tầm cho sản phẩm OCOP
Qua 3 năm triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay toàn tỉnh Gia Lai đã có 214 sản phẩm đạt 3 - 4 sao cấp tỉnh; trong đó, có 25 sản phẩm đạt 4 sao và 189 sản phẩm đạt 3 sao.
Sản phẩm OCOP 3 sao bột ngũ cốc dinh dưỡng Hạnh Chi Pi của hộ kinh doanh Phạm Thị Hạnh ở thôn 4, xã Nam Yang, huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai. Ảnh tư liệu: Hoài Nam/TTXVN
Năm 2022, các địa phương trong tỉnh Gia Lai đã đăng ký 111 sản phẩm OCOP; trong đó, có 99 sản phẩm đăng ký mới và 12 sản phẩm đăng ký nâng hạng với trên 22 tỷ đồng hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP trong năm.
Theo ông Vũ Ngọc An, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai, tỷ lệ các sản phẩm OCOP của Gia Lai khi tham gia các hội chợ, triển lãm thương mại đã tăng 20% so với khi chưa tham gia chương trình. Đặc biệt, một số sản phẩm OCOP đang dần khẳng định được giá trị và hướng đến thị trường xuất khẩu ngoài nước.
Hội chợ triển lãm thương mại và giới thiệu sản phẩm Chương trình OCOP khu vực Tây Nguyên - Gia Lai và giao thương doanh nghiệp Nhật Bản năm 2022 được tỉnh Gia Lai tổ chức vào cuối tháng 5 vừa qua đã tạo đà cho nhiều thương hiệu địa phương vươn tầm. Qua đó, cũng là dịp để các cơ sở sản xuất nông sản tại Gia Lai chú trọng nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm.
250 gian hàng giới thiệu sản phẩm OCOP tại hội chợ là một minh chứng đa dạng, phong phú về chủng loại những sản phẩm tiêu biểu đặc trưng của các doanh nghiệp tại tỉnh Gia Lai, một số tỉnh, thành trong cả nước và các của doanh nghiệp Nhật Bản, doanh nghiệp của một số quốc gia khác sản xuất tại Việt Nam.
Theo ông Phạm Văn Binh, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Gia Lai, tính đa dạng, phong phú, đặc trưng của các sản phẩm là điểm nhấn quan trọng trong hoạt động xúc tiến thương mại lần này gắn với giao thương, hội nhập kinh tế quốc tế. Hội chợ cũng là dịp tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh của Gia Lai, các tỉnh, thành và doanh nghiệp Nhật Bản có cơ hội gặp gỡ, trao đổi, tìm kiếm đối tác, phát triển thị trường. Đồng thời, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh, quảng bá thương hiệu sản phẩm của các địa phương, các doanh nghiệp với các nhà đầu tư-xúc tiến thương mại và du khách.
"Các doanh nghiệp của Nhật Bản rất quan tâm đến các sản phẩm nông sản của Gia Lai như là mật ong, bò một nắng, mắc ca... đặc biệt là cà phê. Các doanh nghiệp Nhật Bản cũng đang thấy tiềm năng của Gia Lai về thu hút đầu tư. Sau hội chợ này thì chúng tôi mong các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ đến đầu tư tại Gia Lai. Riêng ngành công thương sẽ tạo mọi điều kiện, tham mưu UBND tỉnh thu hút họ vào các khu, các cụm công nghiệp để cùng thúc đẩy phát triển sản xuất" - ông Binh cho biết.
Cà phê là thế mạnh, do vậy, tỉnh Gia Lai hiện đang có rất nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh về sản phẩm này; trong đó, Công ty TNHH Vĩnh Hiệp (Gia Lai) là một trong những đơn vị mang tầm quốc gia về sản xuất, xuất khẩu cà phê cũng như khẳng định thương hiệu cà phê trên thị trường trong và ngoài nước.
Bà Trần Thị Mỹ Tiên, quản Lý nhãn hàng L'amant Café - Công ty TNHH Vĩnh Hiệp cho hay, hiện tại, xu hướng sử dụng sản phẩm cà phê hữu cơ đang được hầu hết người tiêu dùng lựa chọn sử dụng. Do vậy, bắt buộc người trồng, doanh nghiệp sản xuất phải đầu tư về chất lượng sản phẩm để phục vụ nhu cầu người tiêu dùng. Đây cũng là xu thế tất yếu của sản phẩm cà phê nói riêng và các sản phẩm OCOP khác nói chung để thương hiệu địa phương có thể vươn tầm ra thị trường trong và ngoài nước.
Là đơn vị tiên phong áp dụng chuẩn VietGAP trong quy trình nuôi và khai thác ong mật, đến nay Hợp tác xã mật ong Phương Di ở xã Ia Dêr, huyện Ia Grai (Gia Lai) đã xây dựng được 3 sản phẩm OCOP; trong đó có 2 sản phẩm mật ong đạt 4 sao là mật ong hoa cà phê, mật ong đa hoa.
Bên cạnh không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, tìm kiếm thị trường, Hợp tác xã mật ong Phương Di còn nỗ lực liên kết với các tổ, hội nông dân sản xuất các sản phẩm đặc trưng của địa phương theo hướng sạch, hữu cơ, tiến tới xây dựng sản phẩm đạt chuẩn OCOP. Hợp tác xã mật ong Phương Di cũng là đơn vị vừa ký kết hợp tác chuyển giao công nghệ từ Nhật Bản (Công ty Akira Japan) và xây dựng thương hiệu mật ong Gia Lai.
Hiện, tỉnh Gia Lai đã xây dựng được 5 điểm bán sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh để quảng bá, phục vụ nội địa và khách du lịch. Người tiêu dùng cũng có thể lên website sàn giao dịch thương mại điện tử sản phẩm OCOP Gia Lai với tên miền http://ocopgialai.vn để tìm kiếm các nguồn sản phẩm mà mình đang có nhu cầu.
Để các sản phẩm OCOP tiếp tục phát triển bền vững, mang đặc trưng vùng miền Tây Nguyên, tỉnh Gia Lai sẽ tiếp tục tăng cường truyền thông, xúc tiến thương mại để sản phẩm đến gần với người tiêu dùng hơn.
Thường Tín tổ chức diễn đàn khuyến nông liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm UBND huyện Thường Tín vừa phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức thành công diễn đàn khuyến nông liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Phó Chủ tịch UBND huyện Thường Tín Bùi Công Thản phát biểu tại diễn đàn Tham dự diễn đàn có Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến...