Nhật Bản nhân giống thành công loài lươn có nguy cơ tuyệt chủng
Đại học Kindai ( Nhật Bản) đã trở thành cơ sở giáo dục đầu tiên nhân giống thành công loài lươn Nhật trong bối cảnh số lượng lươn trong tự nhiên suy giảm nghiêm trọng.
Loài lươn Nhật đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. (Nguồn: Kyodo)
Đại học Kindai thuộc tỉnh Osaka, miền Tây Nhật Bản, cho biết, đã thành công trong việc “tạo chu kỳ sống hoàn chỉnh” cho loài lươn Nhật, giống cá với hương vị thơm ngon nhưng đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Đại học Kindai đã ứng dụng phương pháp mà cơ quan Giáo dục và nghiên cứu thủy sản Nhật Bản từng sử dụng hồi năm 2010. Đây cũng là cơ sở đầu tiên trên thế giới tạo chu kỳ sống hoàn chỉnh cho loài lươn Nhật, từ ấp trứng, nuôi và sản sinh ra con cái.
Cụ thể, Đại học Kindai đã thụ tinh nhân tạo trứng lấy từ lươn cái rồi nuôi ấp đến khi lươn trưởng thành, sau đó lặp lại quy trình để hoàn tất một chu kỳ hoàn chỉnh. Tuy nhiên, Đại học Kindai đang gặp khó trong việc duy trì giống lươn con với số lượng lớn.
Video đang HOT
Nguyên nhân là do những con lươn con, còn gọi là lươn thủy tinh, cần thời gian để lớn song thói quen ăn uống của chúng thường làm bẩn bể nuôi khiến lươn khó có thể sống lâu. Do đó, việc ứng dụng phương pháp này phục vụ mục đích thương mại vì thế cũng chưa thành hiện thực.
Trước đó, Đại học Kindai đã thành công trong việc tạo chu kỳ sống hoàn chỉnh của cá ngừ vây xanh.
Giáo sư Shukei Masuma thuộc tại Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản của Đại học Kindai cho biết, sẽ tập trung phát triển công nghệ nuôi lươn thủy tinh và hỗ trợ hoạt động thương mại hóa giống lươn này.
Mặc dù 99,9% lươn có sẵn tại thị trường Nhật Bản đều được nuôi ở trang trại, song ngư dân trước hết phải đánh bắt lươn con ở ngoài biển. Sản lượng đánh bắt lươn giảm mạnh trong thời gian qua đã thôi thúc các nhà sản xuất tập trung phát triển công nghệ cho phép gây giống lươn từ trứng.
Nhật Bản nhân giống thành công loài lươn đặc sản
Món cơm lươn trứ danh của Nhật Bản dường như đã có 'lối thoát' khi nước này lần đầu nhân giống thành công nguyên liệu chế biến đặc sản.
Lươn non nở thành công từ quá trình sinh sản mới.
Khác với lươn tại Việt Nam là một loài cá thuộc bộ lươn, sống ở nước ngọt, lợ, có tên khoa học là Monopterus Albus, lươn Nhật Bản (tên khoa học là Anguilla Japonica) thực chất là một loại cá thuộc bộ cá chình, tuy cũng có thể sống ở nước ngọt, lợ, nhưng phải sinh sản ở nước mặn (biển).
Chu trình sinh sản phức tạp khiến lươn Nhật Bản trên thị trường ẩm thực nước này dù có 99,9% nguồn gốc từ các trang trại nhưng quy trình sản xuất vẫn phải bắt đầu từ lươn con đánh bắt trong tự nhiên.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, sự sụt giảm lớn về sản lượng đánh bắt lươn non vì nhiều nguyên nhân đã khiến các đơn vị khai thác Nhật Bản ngày càng quan tâm hơn đến những công nghệ cho phép nhân giống lươn từ trứng.
Trong bối cảnh đó, việc Trường Đại học Kindai (Osaka) thành công trong việc nuôi lươn Nhật Bản trọn vẹn một chu kỳ sinh sản có thể xem là bước đột phá quan trọng.
Trường đại học này sử dụng các phương pháp tương tự như của Cơ quan Nghiên cứu và Giáo dục Thủy sản Nhật Bản đề ra hồi năm 2010. Quy trình này bắt đầu từ việc lấy trứng ra khỏi một con lươn cái để thụ tinh nhân tạo, sau đó nuôi dưỡng những con non - được gọi là lươn thủy tinh vì sự trong suốt của chúng - đạt đến ngưỡng nhất định trước khi lặp lại quá trình để thiết lập một chu kỳ sinh sản hoàn chỉnh.
Lươn Nhật Bản thuộc loài khác với lươn ở Việt Nam.
Dù vậy, những người tham gia dự án cho biết, đã phải vật lộn để duy trì được một số lượng lớn lươn non, do vẫn tồn tại nhiều bí ẩn khó hiểu xung quanh đặc tính sinh học của loài này.
"Chúng tôi sẽ tập trung vào việc phát triển công nghệ nuôi lươn thủy tinh để tiến tới có thể sản xuất hàng loạt", Giáo sư Shukei Masuma thuộc Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản tại Trường Đại học Kindai cho biết.
Trước dự án lươn Nhật Bản lần này, Trường Đại học Kindai từng thành công trong việc nuôi trọn chu kỳ cá ngừ vây xanh - một món đặc sản khác của đất nước Hoa anh đào.
Rắn hổ mang hai đuôi và bí mật 'kinh dị' đằng sau Tham ăn thịt đồng loại và cái kết. Rắn hổ mang chúa là loại rắn độc có kích thước lớn nhất, có tên khoa học "Ophiophagus hannah" mang ý nghĩa "loài chuyên ăn thịt rắn" theo tiếng Hy Lạp. Không phải ngẫu nhiên chúng có có tên gọi như vậy bởi thực tế món ăn yêu thích của rắn hổ mang chúa chính...