Nhật Bản đẩy mạnh chiến lược sản xuất chip nội địa
Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) vừa công bố chiến lược sản xuất chip tiên tiến nội địa thông qua việc thành lập liên doanh giữa 8 công ty hàng đầu của Nhật Bản, trong đó có Toyota Motor Corp., Sony Group Corp.
Nhật Bản đẩy mạnh chiến lược sản xuất chip nội địa
Bộ trưởng METI Yasutoshi Nishimura cho biết chất bán dẫn là công nghệ chủ chốt cho việc thúc đẩy số hóa và cắt giảm CO2 tại Nhật Bản. Ông nhấn mạnh: “Bằng cách hợp tác với các viện nghiên cứu và ngành công nghiệp nước ngoài, nhất là của Mỹ, chúng tôi muốn tăng cường nền tảng và sức cạnh tranh của ngành công nghiệp bán dẫn trong nước thông qua các nỗ lực chung của giới học giả và ngành công nghiệp trong nước”.
Trong chiến lược trên, Chính phủ Nhật Bản đặt mục tiêu sản xuất các loại chip nội địa có kích thước 2nm trong thời gian từ nay tới cuối thập niên này. Để thực hiện mục tiêu, Chính phủ Nhật Bản cam kết sẽ trợ cấp 70 tỷ yen (khoảng 494 triệu USD) cho ngành công nghiệp bán dẫn.
Video đang HOT
Theo kế hoạch, công ty mới thành lập Rapidus sẽ tham gia quá trình nghiên cứu, phát triển và sản xuất các loại chip tiên tiến sử dụng trong các máy tính lượng tử và trí tuệ nhân tạo.
Bên cạnh đó, một tổ chức nghiên cứu và phát triển (R&D) mới có tên gọi Trung tâm Công nghệ bán dẫn tiên tiến (LSTC) sẽ được thành lập trong thời gian từ nay tới cuối năm. LSTC sẽ hợp tác với Trung tâm Công nghệ bán dẫn quốc gia Mỹ và các tổ chức khác của các quốc gia có chung chí hướng để cung cấp nền tảng nghiên cứu, phát triển.
Theo METI, trung tâm LSTC sẽ phối hợp với Rapidus để đảm bảo thiết lập các chuỗi cung ứng ổn định và an toàn cho việc sản xuất các loại chip tiên tiến kích thước 2nm. Cả LSTC và Rapidus đều do ông Tetsuro Higashi, cựu Chủ tịch hãng chế tạo thiết bị sản xuất chip Tokyo Electron Ltd. lãnh đạo.
Nhật Bản từ lâu đã tự hào là một cường quốc công nghệ, bao gồm cả sản xuất chip. Dưới sự hỗ trợ của chính phủ vào những năm 1970, ngành công nghiệp bán dẫn của nước này đã tạo ra các tập đoàn điện tử cạnh tranh toàn cầu như Hitachi và NEC. Vào cuối những năm 1980, các công ty Nhật Bản thống trị thị trường toàn cầu, nắm giữ một nửa thị phần.
Tuy nhiên, thị phần nắm giữ bị giảm xuống dưới các giới hạn xuất khẩu do xung đột thương mại với Mỹ, trong khi các nhà sản xuất chip của Hàn Quốc và lãnh thổ Đài Loan đã đạt được những bước tiến nhanh chóng trong ngành. Điều này làm giảm khả năng đầu tư của các công ty Nhật Bản – điều bắt buộc để phát triển và sản xuất hàng loạt sản phẩm chip tiên tiến.
METI cũng thừa nhận rằng Nhật Bản đã tụt hậu 10 năm so với các đối thủ toàn cầu như Mỹ, Hàn Quốc, lãnh thổ Đài Loan và một số quốc gia châu Âu. Theo METI, thị phần của Nhật Bản trên thị trường chất bán dẫn thế giới đã giảm từ mức 50% (năm 1990) xuống còn 10% hiện nay. Sự thụt lùi của ngành chip Nhật Bản diễn ra song song với sự đi xuống của ngành điện tử vì mất thị phần các mặt hàng như máy tính cá nhân, tivi, điện thoại thông minh và một số mặt hàng khác vào tay các đối thủ tại châu Á.
Mục tiêu của METI là duy trì 10% thị phần còn lại đến năm 2030. Mục tiêu này đòi hỏi phải đầu tư lớn, đạt mốc 5.000 tỷ yen (tương đương 35,78 tỷ USD). Theo METI, việc tung ra chính sách mới để đẩy nhanh tốc độ sản xuất chip nội địa được xem là sứ mệnh quốc gia, không kém phần quan trọng so với việc đảm bảo thực phẩm và năng lượng tại Nhật Bản.
Apple sẽ bắt đầu đa dạng hóa sản xuất chip ra khỏi Đài Loan vào năm 2024
Giám đốc điều hành Apple Tim Cook đã nói rõ rằng ông muốn Apple đa dạng hóa các địa điểm sản xuất bộ vi xử lý quan trọng nhất của công ty cho các thiết bị của mình.
Hiện tại, Apple thiết kế chip của mình và các linh kiện thực tế được sản xuất tại Đài Loan bởi xưởng đúc chip lớn nhất thế giới TSMC.
Apple sẽ bắt đầu đa dạng hóa sản xuất chip ra khỏi Đài Loan vào năm 2024
Cook nói với các nhân viên của Apple, "Chúng tôi đã quyết định mua lại một nhà máy ở Arizona, và nhà máy này ở Arizona bắt đầu hoạt động vào năm 2024. Và ở châu Âu, tôi chắc chắn rằng chúng tôi cũng sẽ tìm nguồn cung từ châu Âu khi những kế hoạch đó trở nên rõ ràng hơn."
Giải thích lý do Apple đang tìm cách đa dạng hóa sản xuất chip, Cook cho biết 60% bộ vi xử lý trên thế giới có nguồn gốc từ Đài Loan. Ông hy vọng sẽ thấy "sự đầu tư đáng kể vào khả năng và năng lực ở cả Hoa Kỳ và Châu Âu để cố gắng định hướng lại thị phần nơi sản xuất silicon."
Hiện tại, TSMC và Samsung Foundry là hai công ty dẫn đầu nút quy trình trong thế giới chip. Samsung đã vận chuyển các linh kiện 3nm trong khi TSMC sẽ tham gia câu lạc bộ đó vào năm tới và nó sẽ cung cấp A17 Bionic 3nm mà Apple dự định sử dụng để cung cấp năng lượng cho iPhone 15 Pro và iPhone 15 Ultra vào năm 2023.
Cơ quan an ninh nội địa Israel theo dõi nhà báo qua điện thoại di động Một văn bản vừa tiết lộ Cơ quan an ninh nội địa Israel (Shin Bet) đã sử dụng cơ sở dữ liệu thu thập từ các công ty viễn thông để theo dõi hoạt động của các nhà báo, không chỉ phục vụ công tác điều tra an ninh. Sử dụng cơ sở dữ liệu, Shin Bet có thể tìm ra vị trí...