Nhật Bản báo động ca Omicron, Trung Quốc phong tỏa chặt nhất vì Covid-19
Nhật Bản cảnh giác cao độ khi biến chủng Omicron có xu hướng lan rộng, trong khi Trung Quốc cũng triển khai biện pháp chống dịch nghiêm ngặt nhất tại thành phố Tây An.
Nhân viên y tế xét nghiệm Covid-19 tại Tây An, Trung Quốc (Ảnh: AFP).
Tại Nhật Bản, các ca nhiễm biến chủng Omicron đã được phát hiện ở Osaka, Kyoto, Tokyo và Fukuoka, nhưng không rõ nguồn lây. Những trường hợp này đều không ra nước ngoài gần đây.
Theo NHK, các nhà chức trách Nhật Bản đang cảnh giác cao độ khi biến chủng mới bắt đầu lan rộng ra các cộng đồng dân cư.
Chính quyền Osaka, Kyoto và Tokyo đã bắt đầu cho phép người dân xét nghiệm Covid-19 miễn phí, ngay cả khi họ không có bất kỳ triệu chứng nào.
Số ca nhiễm mới trung bình hàng tuần đang có xu hướng gia tăng tại Nhật Bản. Nguy cơ lây nhiễm được dự đoán sẽ tăng lên trong dịp nghỉ lễ năm mới, khi nhiều người đi du lịch và tụ tập.
Các quan chức chính phủ Nhật Bản lo ngại rằng biến chủng Omicron sẽ tiếp tục lây lan nhanh chóng và gây sức ép lên hệ thống y tế. Họ đang làm việc với các quan chức địa phương để đảm bảo đủ giường bệnh và nâng cao năng lực xét nghiệm.
Video đang HOT
Ca nhiễm Omicron đầu tiên tại Nhật Bản là một hành khách di chuyển từ Namibia về Tokyo và có kết quả xét nghiệm dương tính tại sân bay Narita hôm 28/11. Ngày 25/12, Nhật Bản tiếp tục ghi nhận thêm ca nhiễm biến chủng Omicron tại Fukuoka.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết tính đến ngày 22/12, 110 quốc gia trên thế giới đã ghi nhận ca nhiễm Omicron – biến chủng chứa số đột biến nhiều chưa từng thấy ở bất cứ biến chủng nào của SARS-CoV-2. Các nước châu Á gần đây liên tiếp ghi nhận các ca nhiễm biến chủng mới.
Trung Quốc siết chặt kiểm soát dịch ở Tây An
Chính quyền thành phố Tây An ngày 27/12 tuyên bố sẽ áp đặt “các biện pháp kiểm soát xã hội nghiêm ngặt nhất” trong bối cảnh Trung Quốc ghi nhận đợt bùng phát dịch tồi tệ nhất trong gần 2 năm.
Tây An ghi nhận 150 ca nhiễm mới trong ngày hôm nay, nâng tổng số ca nhiễm tại thành phố này lên 650 trường hợp kể từ ngày 9/12.
Theo biện pháp phòng dịch mới được chính quyền Tây An công bố, không phương tiện nào được phép lưu thông trên đường, trừ các phương tiện phục vụ công tác kiểm soát dịch.
Cảnh sát và giới chức y tế sẽ “kiểm tra nghiêm ngặt” các xe ô tô và những người vi phạm quy tắc có thể bị giam giữ 10 ngày và phạt 500 Nhân dân tệ (78 USD).
Kể từ khi phong tỏa toàn thành phố vào tuần trước, các nhà chức trách đã tiến hành nhiều đợt xét nghiệm hàng loạt và đưa gần 30.000 người cách ly trong khách sạn. Các nhà chức trách Tây An đã bắt đầu tiến hành phun khử trùng toàn thành phố.
Các nhà chức trách đã hạn chế nghiêm ngặt việc di chuyển vào và ra khỏi thành phố Tây An. Đài truyền hình nhà nước Trung Quốc ngày 26/12 đã chiếu video cho thấy, các xe tải xếp hàng chờ ở các trạm kiểm soát đường bộ khi nhân viên mặc đồ bảo hộ kiểm tra dữ liệu sức khỏe trên điện thoại di động của tài xế.
Ổ dịch ở Tây An đã cho thấy những khó khăn mà Trung Quốc phải đối mặt trong việc đưa số ca nhiễm trong nước về 0, khi virus liên tục đột biến thành các biến chủng có khả năng lây lan nhanh, kháng vaccine và lọt qua các biện pháp chống dịch nghiêm ngặt. Trung Quốc đang nỗ lực dập tắt bất kỳ ổ dịch nào bùng phát nhằm chuẩn bị cho Thế vận hội mùa Đông tại Bắc Kinh vào tháng 2 năm sau.
Trung Quốc kỷ luật hàng chục quan chức vì để bùng dịch
Các quan chức tại thành phố Tây An bị kỷ luật vì thiếu trách nhiệm khiến dịch bùng phát ở Trung Quốc.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 tại Tây An, Trung Quốc (Ảnh: AFP).
Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc ngày 24/12 thông báo kỷ luật 26 quan chức ở thành phố Tây An vì thiếu trách nhiệm trong nỗ lực ngăn ngừa và kiểm soát đại dịch Covid-19.
Giới chức Tây An bị cho là đã triển khai cách tiếp cận lỏng lẻo trong xét nghiệm và hành động không thống nhất, gây cản trở nỗ lực truy vết tiếp xúc.
"Chính quyền sẽ ngăn chặn các vấn đề quan liêu trong công tác kiểm soát dịch bệnh như trốn tránh trách nhiệm, không hành động kiên quyết, phớt lờ và xử lý sự việc theo cách tiêu cực", một quan chức của cơ quan kỷ luật cho biết.
Trước đó, nhiều quan chức Trung Quốc đã bị kỷ luật vì không nỗ lực kiểm soát dịch bệnh tại khu vực họ quản lý, khiến dịch bùng phát trên diện rộng. Các hình thức kỷ luật gồm khiển trách hoặc cách chức.
Tây An, một điểm đến nổi tiếng của khách du lịch quốc tế trước đại dịch, đã nhanh chóng bị phong tỏa sau khi phát hiện hơn 250 ca mắc Covid-19 trong tháng này. Đây được cho là đợt phong tỏa lớn nhất của Trung Quốc kể từ sau đợt phong tỏa tại thành phố Vũ Hán, nơi có 11 triệu dân. Vũ Hán từng trải qua đợt phong tỏa chưa từng có kéo dài 76 ngày hồi đầu năm 2020.
Ổ dịch tại Tây An cho đến nay đã lan tới 5 thành phố, trong đó có thủ đô Bắc Kinh. Ngày 24/12, Tây An ghi nhận thêm 49 ca nhiễm mới, làm dấy lên lo ngại về làn sóng Covid-19 mới tại Trung Quốc.
Theo thông cáo của chính quyền thành phố Tây An, từ 0 giờ ngày 23/12, tất cả hộ gia đình chỉ được phép cử "một thành viên trong nhà ra ngoài hai ngày một lần để mua nhu yếu phẩm", trong khi tất cả những người khác phải ở trong nhà trừ trường hợp khẩn cấp.
Thông cáo yêu cầu người dân Tây An "không rời thành phố trừ khi cần thiết", đồng thời cho biết những người muốn rời đi sẽ phải trình bằng chứng về "hoàn cảnh đặc biệt" và nộp đơn xin cấp phép.
Cuộc sống hoàn toàn đảo lộn tại Tây An khi 13 triệu dân được yêu cầu ở trong nhà. Đường phố vắng tanh, người dân xếp hàng dài chờ xét nghiệm Covid-19, trong khi các nhà chức trách phong tỏa các khu chung cư. Truyền thông địa phương đưa tin người dân đổ xô đến các khu chợ để mua hàng tích trữ khi thông tin về lệnh phong tỏa được rò rỉ hôm 22/12.
Tây An đã tiến hành nhiều đợt xét nghiệm trên diện rộng. Các địa điểm tập trung đông khách du lịch bị đóng cửa để ngăn dịch lây lan.
Trung Quốc là thành trì cuối cùng còn theo đuổi chiến lược "Không Covid-19" (Zero Covid), hay còn gọi là đối phó không khoan nhượng, để đưa số ca nhiễm về 0 bằng các biện pháp quyết liệt như xét nghiệm, truy vết, phong tỏa diện rộng. Tây An là thành phố mới nhất được Trung Quốc triển khai chiến lược này.
Trung Quốc đang nỗ lực dập tắt bất kỳ ổ dịch nào bùng phát nhằm chuẩn bị cho Thế vận hội mùa Đông tại Bắc Kinh vào tháng 2 năm sau.
Hình ảnh bên trong thành phố 13 triệu dân ở Trung Quốc bị phong tỏa 'cứng' Thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc đã áp đặt lệnh hạn chế di chuyển, đi lại trong phạm vi toàn thành phố, đặt 13 triệu người dân địa phương trong tình trạng phong tỏa cứng. Số ca nhiễm COVID-19 tại Tây An đã vượt trên 200 ca kể từ ngày 9 đến ngày 22/12. Ảnh: AFP Biện pháp này được...