Nhật Bản: Băn khoăn khi đưa giáo dục tài chính vào chương trình phổ thông
Từ năm học 2022 – 2023, Nhật Bản yêu cầu các trường trung học đưa giáo dục tài chính vào giảng dạy nhằm nâng cao hiểu biết về tài chính cho học sinh.
Một tiết học tài chính tại Trường Trung học Yokosuka Gakuin, tỉnh Kanagawa, Nhật Bản.
Ủng hộ chương trình, song nhiều giáo viên lo ngại không đủ chuyên môn giảng dạy lĩnh vực này.
Tháng 9/2021, tổ chức tài chính Matsui Securities, Nhật Bản, đã tiến hành khảo sát trực tuyến 600 người trong độ tuổi từ 20 – 50 về kiến thức tài chính. Kết quả cho thấy 81% người được hỏi không tự tin vào kiến thức tài của mình. 71% ước đã được dạy về tiền bạc trong trường học.
Tại nhiều quốc gia phát triển, giáo dục tài chính đã và đang được chú trọng giảng dạy trong chương trình phổ thông. Đơn cử, tài chính cá nhân là một phần trong chương trình giảng dạy quốc gia tại Anh. Học sinh trung học được dạy cách lập ngân sách, tìm hiểu các sản phẩm và dịch vụ tài chính, quản lý rủi ro…
Năm 2011, Chính phủ Australia đã thông qua Chiến lược hiểu biết về tài chính quốc gia nhằm thúc đẩy giáo dục tài chính ở các trường tiểu học, trung học. Tại Nhật Bản, theo hướng dẫn sửa đổi chương trình phổ thông mới, giáo dục tài chính sẽ được đưa vào môn Nữ công gia chánh trong các trường trung học từ năm 2022 – 20223.
Một quan chức của Bộ Giáo dục Nhật Bản cho biết, việc bổ sung giáo dục tài chính vào chương trình mới giúp học sinh trở thành người tiêu dùng độc lập hơn. Trong tương lai, các em sẽ có những kỹ năng để quản lý tốt các kế hoạch tài chính dài hạn.
Thông báo trên đã nhận được sự hoan nghênh, ủng hộ của nhiều phụ huynh trên cả nước. Bên cạnh giáo dục tài chính, phụ huynh mong muốn các trường dạy học sinh cách đầu tư khách quan hoặc chấp nhận rủi ro khi đầu tư.
Trong khi đó, nhiều giáo viên Nhật Bản bày tỏ lo ngại vì không có kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực này.
Cô giáo Mishato Ishida, giáo viên môn Nữ công gia chánh tại Trường Trung học Misatokita, tỉnh Saitama cho biết: Nhiều giáo viên, do thiếu chuyên môn tài chính, sẽ chỉ dạy theo nội dung trong sách giáo khoa. Học sinh Nhật Bản sẽ không được mở rộng kiến thức hoặc liên hệ thực tế nên tính áp dụng của bài học không cao.
Một vấn đề khác là giáo dục tài chính được đưa vào môn Nữ công gia chánh. Tuy nhiên môn học này vốn nặng kiến thức, thời gian eo hẹp. Học sinh trung học tại Nhật Bản thường học nữ công gia chánh trong 2 năm nhưng nhiều trường tự giảm xuống còn một năm để nhường thời gian cho các môn thi đại học như Toán, Tiếng Anh…
Nếu chỉ dạy Nữ công gia chánh trong một năm, giáo viên không có nhiều thời gian để phổ biến cho học sinh kiến thức tài chính quan trọng. Ước tính, thầy cô chỉ có thể dành ra một vài giờ học trong năm để nói về tài chính cá nhân.
“Nếu muốn học sinh học nhiều hơn và có thể vận dụng kiến thức vào thực tế, thời gian của môn Nữ công gia chánh là không đủ. Chúng tôi hi vọng các doanh nghiệp kinh doanh có thể hỗ trợ trường học và giáo viên nâng cao kiến thức về giáo dục tài chính”, cô giáo Ishida bày tỏ.
Video đang HOT
Lo 'vỡ trận' với chương trình giáo dục phổ thông mới
Với 108 tổ hợp môn, để tránh vỡ trận, các trường THPT phải định sẵn các tổ hợp môn để học sinh lựa chọn.
Năm học 2022-2023, học sinh (HS) lớp 10 trên cả nước sẽ bắt đầu chương trình giáo dục phổ thông mới. Khác với những cấp học dưới, ở bậc THPT, chương trình được xây dựng theo hướng giáo dục định hướng nghề nghiệp cho HS.
108 tổ hợp môn học
Cụ thể, các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc gồm: Ngữ văn; toán; ngoại ngữ 1; giáo dục thể chất; giáo dục quốc phòng và an ninh; hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; nội dung giáo dục của địa phương.
Trong khi đó, các môn học lựa chọn gồm ba nhóm môn: Nhóm môn khoa học xã hội (lịch sử, địa lý, giáo dục kinh tế và pháp luật); nhóm môn khoa học tự nhiên (vật lý, hóa học, sinh học); nhóm môn công nghệ và nghệ thuật (công nghệ, tin học, nghệ thuật (âm nhạc, mỹ thuật).
Học sinh lớp 9 Trường THCS Lạc Hồng (TP.HCM) trong giờ ôn tập, chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10. Ảnh: PHẠM ANH
HS chọn năm môn học từ ba nhóm môn học trên, mỗi nhóm chọn ít nhất một môn học.
Ngoài ra, mỗi môn học ngữ văn, toán, lịch sử, địa lý, giáo dục kinh tế và pháp luật, vật lý, hóa học, sinh học, công nghệ, tin học, nghệ thuật có một số chuyên đề tạo thành cụm chuyên đề học tập để phân hóa.
Ở mỗi lớp 10, 11, 12, HS chọn ba cụm chuyên đề học tập. Các trường có thể xây dựng các tổ hợp môn từ ba nhóm môn học và chuyên đề học tập để vừa đáp ứng nhu cầu của người học vừa đảm bảo phù hợp với điều kiện về đội ngũ giáo viên (GV), cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của trường.
Như vậy, nếu tính hết các phương án chọn môn học và chuyên đề thì có thể có đến 108 cách lựa chọn. Trong đó, lo ngại lớn nhất của nhiều trường THPT là sẽ có những môn/tổ hợp môn rất ít HS chọn, có môn/tổ hợp môn rất nhiều HS chọn. Việc tổ chức lớp và dạy học của các trường sẽ gặp nhiều khó khăn.
Lãnh đạo một trường THPT tại TP.HCM cũng lo ngại, mặc dù chương trình mới tạo nhiều thuận lợi, định hướng và cái được cho HS nhưng với số lượng HS đông như tại TP.HCM sẽ rất khó hiệu quả, buộc phải theo cái trường có. Các HS được lựa chọn nhưng thực tế trường chọn là chính. Trường ít HS tưởng chừng thuận lợi nhưng khi quá nhiều tổ hợp, số GV lại ít sẽ khiến cơ hội chọn của các em càng ít hơn. Trường đông HS lại không đủ cơ sở vật chất, phòng ốc để các em học tự chọn ở các môn.
"108 tổ hợp nghe thì nhiều nhưng thực tế triển khai chỉ được 7-8 nhóm là chính. Em nào chọn ngoài cũng sẽ được thuyết phục chọn theo nhóm của trường nên công tác tổ chức cơ bản vẫn như cũ, theo từng lớp truyền thống và nhóm môn tự nhiên hoặc xã hội. Bởi trước mắt, trường phải cân đối số lượng GV, đảm bảo số tiết để trả lương cho GV, số lượng phòng ốc" - vị này bày tỏ.
Lo ngại môn lịch sử sẽ teo tóp
Nếu triển khai cho HS chọn theo 108 tổ hợp môn sẽ dẫn đến "vỡ trận" rất cao vì nhiều trường không thể đáp ứng các điều kiện.
Cụ thể, năm học tới, để triển khai các môn học mới như mỹ thuật, âm nhạc sẽ rất gian nan vì chưa có GV nào đảm nhiệm, nguồn GV cũng hạn chế.
Thứ hai, sẽ có những môn nhiều HS lựa chọn và những môn ít HS chọn. Vì vậy như môn lịch sử sẽ dễ bị teo tóp, nhất là với trường có thế mạnh về khoa học tự nhiên. Bởi môn này lâu nay luôn có điểm thi thấp vì học nặng, lý thuyết nhiều. Tương tự, môn sinh học cũng là môn kén người học vì khó.
Ông HOÀNG SƠN HẢI, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Chí Thanh (quận Tân Bình, TP.HCM)
Đị nh hướng chọn môn học cho học sinh
Do thời gian triển khai cho lớp 10 đã cận kề, hiện nay hầu hết các trường THPT đã xây dựng kế hoạch và giải pháp tổ chức môn học. Tuy nhiên, tổ hợp môn được lựa chọn chủ yếu phải theo hướng đáp ứng được điều kiện của trường.
Ông Hoàng Sơn Hải, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Chí Thanh (quận Tân Bình, TP.HCM), cho biết trường đã xây dựng kế hoạch tổ chức môn học cho năm học tới trên tinh thần cho HS chủ động lựa chọn sao cho phù hợp với năng lực và điều kiện của trường.
Ông Hải cho biết ngoài bảy môn học bắt buộc, trường xây dựng bảy nhóm tổ hợp môn cho HS lựa chọn. Khi HS trúng tuyển vào lớp 10 của trường, mỗi HS sẽ đăng ký 1-3 nguyện vọng tổ hợp môn. Mỗi tổ hợp môn phải có số HS tối thiểu đăng ký từ 30/45 em thì trường mới tổ chức.
Nếu không đủ số lượng, HS sẽ phải học nguyện vọng 2. Hoặc nếu HS đăng ký quá nhiều số lượng quy định, trường có thể mở thêm lớp hoặc sẽ xét điểm từ cao xuống thấp đến đủ chỉ tiêu. Các tiêu chí xét tuyển là điểm thi tuyển, điểm trung bình các môn trong tổ hợp của bốn năm THCS. Trường cũng sẽ cập nhật liên tục số nguyện vọng đăng ký của HS trên trang web trường để phụ huynh, HS theo dõi và điều chỉnh.
Riêng với các môn kén HS như lịch sử hay sinh học, trường sẽ chia tổ hợp tự chọn ở lớp 10 phải đảm bảo số tiết cho một GV trong năm cùng với công tác kiêm nhiệm, để tránh có người dạy vượt tiết, có người không có tiết dạy mà vẫn hưởng lương.
Còn với GV nhóm môn năng khiếu, trường sẽ phải hợp đồng với các GV bên ngoài hoặc ở cấp học THCS trong địa bàn quận để dạy cho HS. Đồng thời tổ chức các câu lạc bộ để HS tham gia.
"Hiện nay, trường đã tổ chức các hoạt động tư vấn, thông tin tuyên truyền đến phụ huynh, HS ở các trường THCS để các em hiểu và có sự chuẩn bị trước. Đồng thời sẽ thuyết phục, động viên HS chọn theo những tổ hợp do trường định sẵn. Riêng môn lịch sử sẽ được trường tổ chức dạy theo hướng nhẹ nhàng hoặc chuyên sâu, phù hợp với định hướng của các em" - ông Hải chia sẻ.
Tương tự, tại Trường THPT Marie Curie, Hiệu trưởng Nguyễn Đăng Khoa cũng cho biết năm học tới trường sẽ tuyển hơn 1.200 HS lớp 10 với khoảng 30 lớp. Trường sẽ tổ chức dạy học theo hướng tôn trọng lựa chọn của HS nhưng trong khả năng tổ chức của trường. Trường sẽ giới hạn các tổ hợp môn theo điều kiện tổ chức của trường để phụ huynh, HS lựa chọn. Sau đó, trường sẽ tổ chức họp từng nhóm phụ huynh để tư vấn, định hướng chọn môn học phù hợp để làm sao không quá khả năng tổ chức của trường.
Theo ông Khoa, khó khăn lớn nhất là không có GV dạy các môn mỹ thuật, âm nhạc, do đó trước khi có hướng tháo gỡ từ Sở GD&ĐT, trường sẽ hợp đồng với các GV trường bạn để giảng dạy cho HS.
Với môn lịch sử, ông Khoa cho rằng nếu ít HS lựa chọn, trường sẽ tổ chức các hoạt động chuyên đề, ngoại khóa để dạy cho các em. Việc này vừa tạo điều kiện để GV lịch sử thực hiện chuyên môn vừa để các em vẫn được cập nhật thông tin, kiến thức và giáo dục truyền thống lịch sử.
Tại Trường THPT Nguyễn Du (quận 10), trường cũng đã xây dựng thành bảy tổ hợp môn dựa trên điều kiện trường có thể đáp ứng. Các tổ hợp đều đảm bảo để HS lựa chọn theo thế mạnh của mình cũng như đội ngũ GV để giảng dạy.
Theo Hiệu trưởng Huỳnh Thanh Phú, do trường ít HS và lâu nay các hoạt động về nghệ thuật, thể dục thể thao... đã được trường chú trọng để tổ chức ngoại khóa cho các em nên khi triển khai chương trình mới, trường không gặp khó khăn về nhân sự.
Chương trình lớp 10 mới có 44 đầu sách giáo khoa
Theo phê duyệt của Bộ GD&ĐT, số đầu sách có đủ cho 14 môn học và hoạt động giáo dục theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Trong đó, ngữ văn và toán đều có hai đầu sách thuộc hai bộ Kết nối tri thức với cuộc sống và Cánh diều.
Các môn lịch sử, địa lý, giáo dục kinh tế và pháp luật, vật lý, hóa học, sinh học, âm nhạc đều có hai đầu sách/môn của hai bộ Kết nối tri thức với cuộc sống và Cánh diều.
Môn tiếng Anh vẫn là môn học có nhiều đầu sách giáo khoa nhất, gồm sách của các nhà xuất bản ĐH Quốc gia TP.HCM, ĐH Huế, ĐH Sư phạm TP.HCM, ĐH Sư phạm và Giáo dục Việt Nam.
Giáo dục thể chất chia theo các môn thể thao cầu lông, bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, đá cầu... Trong đó có môn có hai đầu sách, có môn có một đầu sách.
Môn tin học có hai đầu sách thuộc hai bộ Kết nối tri thức với cuộc sống và Cánh diều.
Môn mỹ thuật, các sách giáo khoa được phê duyệt đều thuộc bộ Kết nối tri thức với cuộc sống.
Môn công nghệ, các đầu sách được phê duyệt thuộc hai bộ Kết nối tri thức với cuộc sống và Cánh diều.
Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, các đầu sách được phê duyệt thuộc hai bộ Kết nối tri thức với cuộc sống và Chân trời sáng tạo.
Khó tuyển giáo viên Âm nhạc, Mỹ thuật, Tin học Chương trình giáo dục phổ thông mới đang được từng bước áp dụng cho các khối lớp ở các bậc học phổ thông. Ngoài lớp 1-2-6 đang triển khai áp dụng, từ năm học 2022-2023 sắp tới sẽ áp dụng thêm ở các lớp 3-7-10 và đến năm học 2024-2025 sẽ được phủ kín chương trình ở tất cả các khối lớp. Giáo...