Nhập khẩu thịt lợn được dự báo tăng trong năm 2019
Để bù đắp thiếu hụt nguồn cung do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi, nhập khẩu thịt lợn Việt Nam dự báo tăng lên trong năm 2019.
Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, trong tháng 5 vừa qua, giá lợn hơi trên cả nước giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi (ASF).
Hiện giá lợn hơi tại khu vực miền Bắc dao động trong khoảng 25.000 – 34.000 đồng/kg tuỳ khu vực, giảm 3.000 – 6.000 đồng/kg so với cuối tháng 4. Tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên, giá lợn hơi dao động trong khoảng 29.000 – 40.000 đồng/kg, giảm 4.000 – 7.000 đồng/kg so với cuối tháng 4.
Tại khu vực miền Nam, giá lợn hơi tiếp tục giảm mạnh trên diện rộng, đưa giá lợn tại nhiều địa phương xuống dưới 35.000 đồng/kg, giảm 5.000 – 10.000 đồng/kg so với cuối tháng 4.
Video đang HOT
Thiếu nguồn cung trong nước, Việt Nam sẽ tăng nhập khẩu thịt lợn. (Ảnh minh họa: KT)
Do giá lợn đã xuống thấp như hiện nay, dự báo có khả năng thị trường miền Bắc sẽ duy trì ổn định trong ngắn hạn và có thể tăng khi nhu cầu phục hồi, trong khi nguồn cung hạn hẹp do đã có 1,5 triệu con lợn bị tiêu huỷ trong vòng 4 tháng, chiếm 5% tổng đàn lợn toàn quốc.
Tính đến nay, dịch tả lợn đã xuất hiện tại 43 tỉnh, thành phố. Dịch bệnh có thể sẽ tiếp tục lan tới các vùng chưa xuất hiện bệnh và trở nên ngày càng phức tạp; tại nhiều địa phương đang diễn ra các trường hợp tái dịch và có thể dịch tả lợn cũng sẽ lan tới các cơ sở chăn nuôi quy mô lớn, tập trung.
Theo nhận định của Rabobank, ngành chăn nuôi lợn của Việt Nam đang phải chịu sức ép suy giảm năm thứ 3 liên tiếp do dịch tả lợn. Trong báo cáo quý II/2019 cho ngành thịt lợn, Rabobank dự báo sản lượng thịt lợn Việt Nam năm 2019 giảm ít nhất 10%.
Mặc dù Chính phủ đã nỗ lực kìm chế dịch bệnh, các ổ dịch mới vẫn liên tục được phát hiện. Rabobank cho rằng, suy giảm sản xuất sẽ dẫn tới suy giảm 7% tiêu dùng thịt lợn trên đầu người của Việt Nam.
Để bù đắp thiếu hụt nguồn cung thịt lợn, nhập khẩu thịt lợn Việt Nam dự báo tăng lên trong năm 2019. Rabobank cũng nhấn mạnh nhập khẩu thịt gà tăng 123% trong năm 2018 và dự báo mức tăng trưởng nhập khẩu năm 2019 vẫn duy trì ở mức cao.
Theo vov
Khuyến khích người tiêu dùng sử dụng thịt lợn
Để ổn định tình hình chăn nuôi, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, Sở Công Thương Đồng Nai đang làm việc với các đơn vị tham gia bình ổn giá, phân phối thịt lợn để giảm chi phí nhằm khuyến khích người tiêu dùng dùng sử dụng thịt lợn.
Đồng thời, Sở cũng chỉ đạo Ban quản lý các chợ phối hợp cơ quan thú y thực hiện nghiêm việc kiểm tra, kiểm soát thường xuyên đối thịt lợn nhập vào chợ. Sở Công Thương Đồng Nai cũng đã có văn bản gửi cơ quan chức năng vận động các tổ chức trực thuộc, các trường học, các doanh nghiệp trong khu công nghiệp có tổ chức bếp ăn tập thể tăng cường tiêu thụ thịt lợn sạch, có nguồn gốc rõ ràng.
Theo Sở Công Thương Đồng Nai, từ khi dịch tả lợn châu Phi xuất hiện, lượng lợn tiêu thụ và giá lợn tại Đồng Nai liên tục giảm, trong khoảng 1 tuần qua, trung bình mỗi ngày Đồng Nai tiêu thụ trên 6.000 con lợn, giảm 1.000 con/ngày so với tuần trước đó. Giá lợn hơi hiện chỉ còn 42.000 đồng/kg, giảm 11.000 đồng/kg so với trước khi có dịch. Giá thịt lợn tại các chợ, siêu thị cũng giảm từ 15.000 - 20.000 đồng/kg.
Nguyên nhân của tình trạng trên là do người chăn nuôi lo sợ dịch bệnh nên bán tháo đàn; người tiêu dùng có tâm lý lo sợ, làm giảm sức mua; các bếp ăn tập thể, nhà hàng hạn chế sử dụng thịt lợn.
Theo ông Trần Văn Quang, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Đồng Nai, khoảng 1 tháng qua, hầu hết người nuôi lợn nhỏ lẻ ở Đồng Nai đã bán tháo đàn, ngưng chăn nuôi. Lượng lợn trên địa bàn tỉnh đa phần là của các công ty chăn nuôi có vốn nước ngoài, các trang trại quy mô lớn. Để ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi, các trang trại trên địa bàn tỉnh đều thường xuyên khử trùng, rắc vôi, xây dựng hệ thống hàng rào ngăn lây nhiễm, xây các nhà tắm khử trùng trước khi vào trại.
Bên cạnh đó, cơ quan chức năng Đồng Nai đã lập thêm nhiều trạm kiểm dịch tạm thời đặt tại Quốc lộ 1A, Quốc lộ 20, Quốc lộ 51, Quốc lộ 56 và các tuyến đường huyết mạch ở thành phố Biên Hòa, huyện Vĩnh Cửu. Các chốt này hoạt động 24/24 giờ, kiểm soát toàn bộ lượng lợn lưu thông trên địa bàn tỉnh.
Ông Trần Văn Quang khẳng định, ngành chức năng và người chăn nuôi ở Đồng Nai đang nỗ lực, thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi; hiện trên địa bàn tỉnh chưa xuất hiện dịch này. Do đó, người nuôi lợn và người tiêu dùng phải bình tĩnh, thận trọng, bởi bệnh dịch tả lợn châu Phi không lây lan sang người.
Hiện nay, dịch tả lợn châu Phi đã lây lan ra 23 tỉnh, thành phố trên cả nước nhưng chưa xuất hiện ở Đồng Nai.
Theo TTXVN
Chuyên gia mách mẹ: Chỉ 5 giây phân biệt được thịt lợn sạch và thịt siêu nạc gây nguy hiểm cho sức khỏe Giá của thịt heo đạt chất lượng thường cao hơn thịt chứa chất tạo nạc. Vì vậy, vì lợi nhuận, nhiều tiểu thương đã coi nhẹ sức khỏe của người tiêu dùng. Cách phân biệt thịt ngon và thịt chứa chất tạo nạc Thịt lợn sạch khối thịt rắn chắc, có độ đàn hồi cao, các thớ thịt đều, khi chế biến có...