Nhãn muộn Khoái Châu mùa quả ngọt
Trong tiết heo may của những ngày cuối tháng Tám âm lịch, khi các vùng trồng nhãn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã cơ bản thu hoạch xong thì tại Khoái Châu vẫn còn nhiều diện tích đang thu hoạch rộ, với khoảng 3.000 tấn đang được bán với giá cao.
Từ nhiều năm nay, nhãn muộn đã trở thành cây làm giàu cho hàng nghìn hộ nông dân vùng đất ven sông Hồng
Thu hoạch nhãn tại hộ nông dân Nguyễn Văn Cảnh, phường Lam Sơn, thành phố Hưng Yên. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN.
Muộn vẫn vượt trội
Là vùng nhãn lớn nhất tỉnh Hưng Yên, huyện Khoái Châu hiện có khoảng 1.600 ha đang cho thu hoạch, trong đó chủ yếu là nhãn muộn có quy mô tập trung khoảng 900 ha ở các xã Hàm Tử, Đông Kết, Bình Kiều, An Vĩ, Ông Đình… Giống nhãn này có đặc điểm quả to tròn, vỏ màu vàng sáng, cùi dày và giòn với vị ngọt đậm, thơm mát; là một trong những giống nhãn ngon cho năng suất cao. Nhãn muộn Khoái Châu có thời gian thu hoạch khác biệt so với nhãn chính vụ, vào thời điểm từ đầu tháng 9 đến giữa tháng 10; thời gian treo quả trên cây dài nên nhà vườn có thể thu hoạch rải vụ và bán được giá cao.
Đặc điểm nổi trội của giống nhãn muộn là ra hoa khi thời tiết ấm nên tỷ lệ hoa nhiều, đậu quả cao; lại ít chịu chịu ảnh hưởng của thời tiết nên năng suất ổn định. Ngay cả vụ năm nay, do ảnh hưởng của cơn bão cuối tháng 7, các vùng nhãn ở Tiên Lữ, Kim Động, thành phố Hưng Yên bị rụng quả, thiệt hại 50% năng suất, nhưng nhãn Khoái Châu vẫn sai trĩu quả, lượng quả bị thiệt hại chưa đến 10%.
Do không chín vào thời điểm chính vụ, nhãn muộn Khoái Châu năm nào cũng được mùa mà không rớt giá, với mức cao hơn 30% so với giữa vụ. Hiện nay giá nhãn Miền Thiết được bán với giá 25 nghìn đồng/kg, nhãn siêu ngọt giá 50 nghìn đồng/kg. Nhãn muộn được tiêu thụ thuận lợi tại các thị trường lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Lạng Sơn và xuất khẩu sang Trung Quốc. Năm nay, sản lượng nhãn của huyện Khoái Châu ước khoảng 18 nghìn tấn, với giá bán trung bình 25 nghìn đồng/kg quả tươi, ước tính toàn huyện thu gần 400 tỷ đồng.
Video đang HOT
Khoái Châu hiện có 2 nhóm giống chính gồm: nhãn chín muộn Miền Thiết; nhãn T2, T6, nhãn siêu ngọt, một số giống nhãn chín sớm được trồng ở các vùng thâm canh cao, vùng chuyển đổi. Các giống nhãn khá phong phú đáp ứng cho việc đa dạng cây trồng và rải vụ thu hoạch để nâng cao giá trị và hiệu quả kinh tế. Đáng chú ý, qua các đợt bình tuyển nhãn của tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2013 – 2015, tại các vùng trồng nhãn của Khoái Châu có 9 cây được chọn lọc đưa vào danh sách bảo tồn giống; trong đó 5 cây đạt tiêu chuẩn nhãn đầu dòng có nguồn gốc ở xã Hàm Tử được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là giống quốc gia, 4 cây còn lại đạt tiêu chuẩn nhân giống. Các nhà vườn đã tích lũy được kinh nghiệm thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật kết hợp với canh tác theo truyền thống bằng phân chuồng và các sản phẩm hữu cơ như: bột ngô, đỗ tương nên cây sinh trưởng khỏe, chất lượng nhãn quả thơm ngon, đáp ứng nhu cầu thị trường và khách hàng.
Trên địa bàn Khoái Châu còn có 1 vùng sản xuất nhãn ở xã Hàm Tử với quy mô gần 15 ha áp dụng theo quy trình Vietgap với sản lượng 100 tấn; trong đó, các hộ nông dân đã thành lập HTX nhãn Miền Thiết với mô hình thâm canh cao, xây dựng chuỗi sản xuất nhãn theo hướng an toàn; thường xuyên tiếp cận với các doanh nghiệp có kinh nghiệm xuất khẩu rau quả ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội để mở rộng thị trường xuất khẩu.
Ông Nguyễn Văn Thế, thành viên HTX Miền thiết cho hay: vụ năm nay tổ hợp Miền Thiết đã ký kết hợp đồng với 2 doanh nghiệp là Fivimart và Hapro được khoảng 100 tấn với giá 25 nghìn/kg. Riêng gia đình ông Thế hiện trồng hơn 4 ha, đạt sản lượng hơn 50 tấn trị giá 1,2 tỷ đồng.
Xúc tiến tiêu thụ để phát triển bền vững
Ông Đỗ Bá Nghĩa, Chủ nhiệm Hợp tác xã nhãn lồng Khoái Châu băn khoăn: Việc canh tác nhãn muộn đang là cách làm rất hiệu quả, điển hình là biện pháp giãn vụ vì nhãn muộn Khoái Châu có thời gian thu hoạch dài, tránh được tình trạng quả chín đồng loạt dẫn đến nguồn cung tăng cục bộ. Tuy nhiên, nhãn muộn Khoái Châu đã được người tiêu dùng biết từ lâu, nhưng đến nay giống nhãn này vẫn chưa được đăng ký thương hiệu riêng, sẽ là khó khăn cho việc mở rộng thị trường và nâng cao hơn nữa giá trị kinh tế cho người trồng nhãn.
Để tháo gỡ khó khăn và mở hướng đi cho cây nhãn muộn, từ năm 2015, huyện Khoái Châu đã xúc tiến sản xuất nhãn xuất khẩu sang thị trường Mỹ với diện tích 10 ha của hơn 120 hộ; nông dân được hướng dẫn chăm sóc, bao quả, phòng trừ dịch hại cho nhãn trong mô hình theo quy trình VietGap gắn với các yêu cầu của thị trường Mỹ và điều kiện sản phẩm an toàn. Huyện cũng đã tổ chức xúc tiến thương mại tiêu thụ nhãn cho nông dân, tạo điều kiện để bà con được tiếp cận với các doanh nghiệp có kinh nghiệm xuất khẩu rau quả ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội để học hỏi kinh nghiệm, mở rộng thị trường xuất khẩu theo hướng ổn định, mở hướng tiêu thụ nông sản bền vững, tránh tình trạng “được mùa rớt giá”.
Ông Nguyễn Văn Đạt, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Khoái Châu cho biết: để có nhiều giống nhãn tốt chiếm lĩnh được thị trường, những năm gần đây huyện đã tích cực xúc tiến, quảng bá thương hiệu gắn với nâng cao quy trình sản xuất, giúp bà con trồng nhãn tiếp cận với phương pháp khoa học, ứng dụng tiến bộ để đổi mới công nghệ sản xuất; đồng thời thực hiện cam kết tạo ra sản phẩm giá trị cao, đảm bảo nhãn vừa sạch vừa đạt tiêu chuẩn chất lượng, nhằm lưu giữ các giống nhãn đặc sản vốn có của tỉnh.
Theo ông Nguyễn Đức Sơn – Chủ tịch UBND huyện Khoái Châu, để vùng nhãn phát triển theo hướng bền vững, huyện đang duy trì vùng thâm canh nhãn đạt tiêu chuẩn VietGap tại xã Hàm Tử và tiếp tục mở rộng sang các xã khác, nhằm nhân rộng vùng nhãn đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
Đồng thời, khuyến cáo nông dân tiếp tục tuyển chọn nhân rộng bộ giống có năng suất chất lượng, áp dụng quy trình sản xuất sạch theo nguyên tắc “4 đúng”, đáp ứng các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm. Mặt khác, tăng cường sự liên kết giữa hợp tác xã, bà con nông dân với doanh nghiệp đầu mối tiêu thụ nông sản; hình thành mối liên kết chặt chẽ giữa nông dân với doanh nghiệp; coi trọng hợp tác kết nối giao thương giữa các trung tâm, các hệ thống siêu thị ở trong nước nhằm đưa vị ngọt nhãn Khoái Châu đến với người tiêu dùng rộng rãi ở thị trường trong nước và xuất khẩu.
Theo Mai Ngoan (TTXVN)
Trồng chè sạch, giá tăng gấp ba
Từ nhiều năm nay, cây chè xanh đã quá đỗi quen thuộc với người dân thôn Trung Long, xã Trung Yên, huyện Sơn Dương (Tuyên Quang). Để nâng cao giá trị kinh tế cho cây chè, các hộ dân nơi đây đã cùng nhau liên kết làm chè sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, nhờ đó thu nhập từ cây chè đã được cải thiện rõ rệt.
Thay đổi thói quen trồng chè
Anh Nguyễn Mạnh Thắng - Giám đốc Hợp tác xã Sản xuất, chế biến chè Ngân Sơn Trung Long là người đầu tiên trong xã thử nghiệm mô hình trồng chè theo quy trình VietGAP. Vừa pha trà mời khách, anh Thắng vừa say sưa kể chuyện làm chè sạch cho chúng tôi. Anh chia sẻ, gia đình có truyền thống trồng chè nhiều đời.
Từ bé, anh đã theo bố mẹ lên nương trồng và thu hái chè. Lớn lên, anh chuyên chở chè khô mang đi bán các nơi giúp bố mẹ. "Chè xanh ở quê tôi được nhiều khách hàng đánh giá thơm ngon, nhưng giá bán vẫn thấp, chưa tương xứng với công sức người dân bỏ ra.
Cũng do trước đây, hầu hết người dân ở Trung Long trồng chè theo kiểu tự phát, mạnh ai nấy làm, chẳng theo một quy trình hay tiêu chuẩn nào nên chất lượng chè không ổn định. Năm 2011, thấy người ta trồng chè sạch có thu nhập cao, tôi cũng thử làm theo" - anh Thắng cho hay.
Anh Nguyễn Mạnh Thắng giới thiệu sản phẩm chè sạch với khách hàng. Đ.T
Từ khâu trồng, chăm sóc, thu hái cho đến chế biến thành sản phẩm chè khô đến tay người tiêu dùng đều được HTX quản lý chặt chẽ. Mỗi hộ trồng chè trong HTX đều có một mã số được in trên bao bì khi đóng gói sản phẩm để dễ dàng kiểm tra nguồn gốc sản phẩm". Anh Nguyễn Mạnh Thắng
Ngày đó, do tự mày mò nên quy trình làm chè sạch của anh Thắng vẫn còn nhiều hạn chế. Thật may là năm 2013, được sự hỗ trợ của Chi cục Phát triển nông thôn (Sở NNPTNT tỉnh Tuyên Quang) về việc xây dựng đề án hỗ trợ làm chè sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, anh Thắng đã mạnh dạn tham gia và trở thành 1 trong 16 hộ đầu tiên tham gia dự án.
Do đã quen trồng chè theo kiểu truyền thống nên khi chuyển sang sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, bà con rất lúng túng, không biết bắt đầu từ đâu, không biết hiệu quả như thế nào... "Để sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, chúng tôi phải thực hiện rất nhiều khâu bắt buộc như tuyệt đối không sử dụng phân vô cơ, chỉ được dùng phân hữu cơ vi sinh; việc phun thuốc phải đảm bảo nguyên tắc "4 đúng": Đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng lúc và đúng cách; phải ghi chép nhật ký chăm sóc hàng ngày..." - anh Thắng cho biết.
Để hỗ trợ, giúp đỡ nhau làm chè sạch thành công, anh Thắng đã đứng ra thành lập tổ hợp tác trồng chè Trung Long, gồm 16 thành viên. Với vai trò là tổ trưởng, anh Thắng phải thường xuyên theo dõi lịch trình trồng chè của từng hộ và lên kế hoạch giúp các hộ tiến hành các biện pháp chăm sóc chè đúng quy trình. Sau hơn 1 năm triển khai thực hiện quy trình chăm sóc chè mới, bà con đã áp dụng nhuần nhuyễn các tiêu chí. Tháng 10.2014, tổ hợp tác trồng chè Trung Long và cơ sở chế biến chè Ngân Sơn do anh Thắng làm chủ chính thức được cấp chứng nhận sản phẩm chè an toàn đạt tiêu chuẩn VietGAP.
Giảm hóa chất, tăng giá thành
Từ những thành công của tổ hợp tác ban đầu, tháng 9.2015, anh Thắng mạnh dạn thành lập HTX sản xuất, chế biến chè Ngân Sơn Trung Long với 24 thành viên. Hiện, HTX đã có 6,5ha chè được chứng nhận đạt tiêu chuẩn chè an toàn VietGAP và 10ha chè sản xuất theo hướng VietGAP. Mỗi năm, HTX sản xuất và chế biến hơn 30 tấn chè.
Sản phẩm được đóng gói, hút chân không bằng bao bì, nhãn mác đẹp nên được người tiêu dùng ưa chuộng. "Gọi là chè sạch là bởi HTX sản xuất và chế biến chè theo chuỗi khép kín. Theo đó, từ khâu trồng, chăm sóc, thu hái cho đến chế biến thành sản phẩm chè khô đến tay người tiêu dùng đều được HTX quản lý chặt chẽ. Mỗi hộ trồng chè trong HTX đều có một mã số được in trên bao bì để dễ dàng kiểm tra nguồn gốc sản phẩm" - anh Thắng chia sẻ.
Chị Nông Thị Thiều (dân tộc Tày) - thành viên HTX vui vẻ nói: "Từ ngày vào HTX, tôi đã biết ghi chép nhật ký chăm sóc hằng ngày; phun thuốc trong danh mục cho phép, phun đúng liều, đúng lứa, đúng thời gian cách ly; biết dùng phân sinh học bón cho chè... Cầu kỳ, cẩn trọng là thế mới ra được sản phẩm chè sạch. Điều vui hơn cả là trồng chè sạch chúng tôi giảm hẳn việc tiếp xúc với hoá chất độc hại, nhất là giá thành sản phẩm tăng hơn hẳn. Nếu như trước đây giá bán 1kg chè khô chỉ được 60.000 - 70.000 đồng/kg thì nay tăng lên 200.000/kg".
Theo Danviet
Mít Thái trên đất Nam Đàn: dễ trồng, múi to, thơm ngon và ngọt Mít Thái là loại cây ăn quả dễ trồng, quả sai, múi to, hạt nhỏ, vỏ mỏng, thơm ngon và ngọt. Mô hình trồng mít Thái của gia đình anh Trần Văn Thuận ở xóm Vệ Nông xã Vân Diên (Nam Đàn) cho thu nhập hơn 100 triệu đồng/ năm đang mở ra nhiều triển vọng mới cho các vùng đất bán sơn...