Nhân lực phục hồi chức năng chỉ đáp ứng được một nửa nhu cầu người dân
Tại Việt Nam, với 10.000 người dân chỉ có 0,25 nhân viên y tế phục hồi chức năng. Trong khi đó, mức nhân lực khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới là 0,5 -1 người/10.000 dân.
Mảnh ghép không thể thiếu của hệ thống y tế hoàn chỉnh
Phục hồi chức năng đóng vai trò rất quan trọng và là một trong các trụ cột của hệ thống y tế. Hiện nay, nhu cầu phục hồi chức năng của người dân ngày càng tăng do xu hướng già hóa dân số, nhiều người mắc các bệnh lý mạn tính.
Phục hồi chức năng là tập hợp các can thiệp, bao gồm các phương pháp y học, kỹ thuật phục hồi chức năng, công nghệ trợ giúp, biện pháp giáo dục, hướng nghiệp, xã hội và cải thiện môi trường, để người bệnh phát triển, đạt được, duy trì tối đa hoạt động chức năng, phòng ngừa và giảm tình trạng khuyết tật phù hợp với môi trường sống của người bệnh.
Đặc biệt, phục hồi chức năng là dịch vụ y tế dành cho người khuyết tật và bất kỳ người dân nào có vấn đề sức khỏe, bị khiếm khuyết hoặc chấn thương cấp tính hoặc mạn tính, khiến hoạt động chức năng bị hạn chế, giúp cho người bệnh hồi phục lại tối đa chức năng cơ thể thông qua các biện pháp luyện tập, thay đổi môi trường.
Mục đích chính của phương pháp trong phục hồi chức năng là làm giảm tối đa tác động của giảm chức năng và khuyết tật, từ đó, giúp người bệnh hòa nhập hoặc tái hòa nhập với xã hội. Những chức năng này có thể thuộc về chức năng thể chất hoặc tâm thần (khả năng vận động, nhận thức, tư duy,…).
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc suy giảm hoặc mất đi chức năng như: ta.i nạ.n, dị tật bẩm sinh, hậu quả của các bệnh lý nặng,… Mỗi trường hợp bệnh, khuyết tật sẽ phù hợp với một hình thức phục hồi khác nhau. Mục tiêu điều trị là hồi phục sức khỏe tối đa cho người bệnh, giúp họ lấy lại được khả năng tự hoạt động. Ở từng trường hợp, phục hồi chức năng sẽ đóng vai trò khác nhau như:
Phục hồi chức năng cho người khuyết tật vận động như liệt, yếu chân tay… giúp người bệnh có thể tự đi lại, tự phục vụ sinh hoạt hàng ngày.
Phục hồi chức năng cho người đột quỵ có thể tự sinh hoạt (tắm rửa, ăn uống, mặc quần áo) mà không cần người khác giúp đỡ.
Phục hồi chức năng phổi cho người bệnh có thể hô hấp được tốt hơn, cải thiện chất lượng cuộc sống.
Phục hồi chức năng tim cho người bị bệnh tim mạch không gặp nhiều trở ngại trong các hoạt động thể dục thể thao….
Bệnh nhân tập phục hồi chức năng tại Khoa Phục hồi chức năng – Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Ngoài ra, phương pháp phục hồi chức năng còn giúp người bệnh:
Ngăn ngừa thương tật thứ cấp. Thường là những di chứng xảy ra sau một bệnh lý nhất định. Tình trạng này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh: teo cơ, co rút, cứng khớp, loét, loãng xương, cốt hóa lạc chỗ…
Tăng cường khả năng hoạt động còn lại của cơ thể, giảm thiểu tối đa hậu quả khuyết tật, tàn tật cho người bệnh.
Hạn chế suy nghĩ tiêu cực của người bệnh về tình trạng sức khỏe của mình.
Với những lý do trên, phục hồi chức năng là một lĩnh vực mang tính cộng đồng cao, giúp người bệnh có những cơ hội bình đẳng, tham gia vào các hoạt động xã hội. Đồng thời, góp phần tăng cao ý thức phòng ngừa, giảm thiểu tỷ lệ khuyết tật.
Nhân lực phục hồi chức năng còn thấp hơn khuyến cáo
Theo TS.BS Vương Ánh Dương (Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế), báo cáo nghiên cứu năm 2020 của Bộ Y tế cho thấy có khoảng 0,25 nhân viên y tế phục hồi chức năng trên 10.000 dân (0,25 người/10.000 dân), thấp hơn mức nhân lực khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (từ 0,5 – 1 người/10.000 dân).
Tỷ lệ nhân viên y tế phục hồi chức năng ở Việt Nam đang ở mức thấp so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới.
Hiện nay, cả nước có 63 bệnh viện/trung tâm phục hồi chức năng. Mạng lưới hệ thống phục hồi chức năng bao gồm: 01 Bệnh viện Phục hồi chức năng trực thuộc Bộ Y tế, 38 bệnh viện phục hồi chức năng tuyến tỉnh (trong đó có 10 bệnh viện Y dược cổ truyền – Phục hồi chức năng); 25 bệnh viện/trung tâm phục hồi chức năng thuộc các Bộ, ngành. Ở tuyến trung ương có 100% bệnh viện đa khoa, 75% bệnh viện chuyên khoa. Tuyến tỉnh có 90% bệnh viện đa khoa, 40% bệnh viện chuyên khoa có khoa phục hồi chức năng. Tuyến huyện có 70% bệnh viện có khoa phục hồi chức năng riêng biệt hoặc ghép với khoa khác; 95% Trạm y tế có phân công cán bộ theo dõi công tác phục hồi chức năng và người khuyết tật. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hiện đang quản lý 14 bệnh viện/trung tâm Chỉnh hình – Phục hồi chức năng và 230 cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng có hoạt động phục hồi chức năng.
Video đang HOT
Trong khi đó, phục hồi chức năng ngày càng chứng tỏ vai trò trong điều trị bệnh nhân sau chấn thương, phẫu thuật, sau ung thư, đột quỵ, chấn thương sọ não, tổn thương tủy sống, các bệnh mạn tính…Do vậy, để khắc phục tình trạng thiếu nhân lực, các trường, các cơ sở cần tích cực đào tạo liên tục, cung cấp nguồn nhân lực. Khi chất lượng của mạng lưới phục hồi chức năng được nâng cao sẽ giúp bệnh nhân phục hồi sức khỏe, cải thiện chức năng vận động và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Bài tập nào tốt cho người huyết khối tĩnh mạch sâu?
Huyết khối tĩnh mạch sâu là tình trạng hình thành cục má.u đông trong tĩnh mạch sâu của cơ thể, thường xảy ra ở chân hoặc đùi.
Ngoài việc dùng thuố.c, các bài tập vận động nhẹ nhàng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện lưu thông má.u và ngăn ngừa biến chứng.
1. Vai trò của tập luyện với người bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu
Huyết khối tĩnh mạch sâu xảy ra khi má.u trong tĩnh mạch không lưu thông tốt hoặc đông má.u một cách bất thường, dẫn đến hình thành cục má.u đông. Nguyên nhân thường do nằm bất động lâu, rối loạn đông má.u, suy giảm chức năng tuần hoàn má.u, tổn thương thành tĩnh mạch, dùng thuố.c hay nội tiết tố...
Khi má.u đông tụ lại và không thể lưu thông bình thường, có thể gây ra các triệu chứng như: Đau nhức hoặc căng tức ở chân (thường biểu hiện một bên), sưng ở chân, đổi màu da (thường chuyển sang màu đỏ hoặc tím), cảm giác nóng ấm tại vị trí cục má.u đông...
Nếu không được điều trị kịp thời, huyết khối tĩnh mạch sâu có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm như thuyên tắc phổi, cục má.u đông di chuyển từ tĩnh mạch đến phổi, gây cản trở dòng chảy của má.u, đ.e dọ.a tính mạng người bệnh.
Tổn thương mạch má.u trong Hội chứng huyết khối tĩnh mạch sâu.
Việc tập luyện đúng cách đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát và hỗ trợ điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu, cụ thể:
- Giúp cải thiện lưu thông má.u, cơ bắp khỏe mạnh, hỗ trợ tĩnh mạch đẩy má.u từ chi dưới về tim, giảm tình trạng ứ động má.u.
- Tập luyện đều đặn, đặc biệt là các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ hoặc co duỗi chân, giúp ngăn ngừa nguy cơ tái phát huyết khối ở những người đã từng mắc bệnh.
- Hoạt động thể chất nhẹ nhàng kích thích tuần hoàn, từ đó giảm tình trạng sưng đau ở chân.
- Tập luyện còn giúp hỗ trợ phục hồi cơ thể sau khi điều trị bằng thuố.c kháng đông, tăng cường sức mạnh và độ linh hoạt của cơ chân.
Ngoài ra, những người huyết khối tĩnh mạch sâu lâu ngày có thể phát triển hội chứng hậu huyết khối, gây sưng và đau mạn tính ở chân.
Tập luyện thường xuyên giúp giảm nguy cơ này và cải thiện chất lượng cuộc sống.
2. Bài tập cho người huyết khối tĩnh mạch sâu
Mặc dù tập luyện mang lại nhiều lợi ích, nhưng người bệnh cần lựa chọn các bài tập phù hợp và thực hiện đúng cách, tránh gây áp lực lớn lên tĩnh mạch hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh. Do đó, trước khi tập luyện, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Dưới đây là một số bài tập gợi ý cho người huyết khối tĩnh mạch sâu:
2.1. Bài tập gập gối
Bài tập gập gối giúp kích hoạt và săn chắc nhóm cơ lớn ở chân, đồng thời khi thực hiện động tác gập gối, má.u được bơm từ các cơ chân về tim hiệu quả hơn, từ đó giúp thiện cải tuần hoàn má.u, đặc biệt ở người ít vận động hoặc phải ngồi lâu, giảm nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu do má.u lưu thông tốt hơn.
Cách thực hiện:
Nằm ngửa, giữ chân thẳng.
Co một chân về phía ngực, giữ trong 5 giây rồi duỗi thẳng ra.
Lặp lại 10 lần cho mỗi chân.
2.2. Bài tập co duỗi bàn chân
Bài tập này có tác dụng tăng lưu thông má.u ở bắp chân và bàn chân, giảm nguy cơ ứ đọng má.u và ứ trệ tuần hoàn.
Cách thực hiện:
Ngồi hoặc nằm trên giường, giữ chân thẳng.
Sau đó, gập bàn chân về phía cơ thể, từ từ duỗi ra xa.
Lặp lại 10-15 lần cho mỗi chân.
2.3. Bài tập nâng chân
Bài tập này có tác dụng kích thích tuần hoàn má.u từ chân về tim,giúp giảm sưng.
Cách thực hiện:
Nằm ngửa, đặt hai tay dọc theo thân.
Nâng từng chân lên khỏi mặt sàn khoảng 15-20cm, giữ trong 5 giây rồi hạ xuống.
Lặp lại 10 lần cho mỗi chân.
2.4. Bài tập xoay cổ chân
Bài tập xoay cổ chân tăng cường vận động khớp cổ chân, giúp má.u lưu thông tốt hơn.
Đây cũng là một bài tập có tác dụng tăng cường vận động ở khớp cổ chân, giúp má.u lưu thông tốt hơn.
Cách thực hiện:
Ngồi hoặc nằm, giữ chân thẳng.
Xoay cổ chân theo chiều kim đồng hồ 10 lần, sau đó đổi chiều.
Lặp lại cho cả hai chân.
Đi bộ chậm giảm nguy cơ hình thành cục má.u đông.
2.5. Đi bộ chậm
Đi bộ chậm giúp tăng cường hoạt động cơ bắp chân, giảm nguy cơ hình thành thêm cục má.u đông và tái phát bệnh.
Cách thực hiện:
Đi bộ nhẹ nhàng trên mặt phẳng trong 5-10 phút, tăng dần thời gian mỗi ngày.
Mang vớ y khoa nén nếu được bác sĩ khuyến nghị.
2.6. Bài tập hít thở sâu
Hít thở sâu làm tăng áp lực lên cơ hoành, kích thích dòng chả.y má.u từ các chi dưới về tim. Điều này rất quan trọng với người huyết khối tĩnh mạch sâu, khi má.u dễ bị ứ đọng ở tĩnh mạch sâu của chân.
Cách thực hiện:
Ngồi hoặc nằm thoải mái, nhắm mắt.
Hít thở sâu qua mũi trong 4 giây, giữ hơi trong 2 giây, sau đó thở ra qua miệng trong 6 giây.
Lặp lại 5-10 lần.
Bài tập hít thở sâu kích thích dòng má.u chả.y từ các chi dưới về tim.
3. Lưu ý khi tập luyện cho người huyết khối tĩnh mạch sâu
- Nên tập luyện vào buổi sáng hoặc chiều tối, khi cơ thể cảm thấy thoải mái, tránh tập ngay sau khi ăn hoặc trước giờ ngủ.
- Bắt đầu tập với các bài tập nhẹ nhàng, không tập các bài tập cường độ cao hoặc gây áp lực lớn lên vùng chân.
- Tăng dần thời gian và độ khó của bài tập theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Sử dụng vớ y khoa nén trong quá trình tập luyện nếu bác sĩ khuyến nghị để giúp hỗ trợ tuần hoàn và ngăn má.u ứ đọng.
- Không tập khi đau hoặc sưng nặng, nếu cảm thấy đau hoặc sưng nhiều hơn sau tập luyện, cần ngừng ngay và liên hệ với bác sĩ.
- Kết hợp chế độ dinh dưỡng giàu omega-3, chất xơ và chất chống oxy hóa như cá hồi, rau xanh, quả mọng...
- Uống đủ nước để tránh má.u bị đặc. Hạn chế muối, đồ ăn chế biến sẵn và đồ uống có cồn.
Thói quen ăn ngọt của trẻ có thể làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường và huyết áp cao Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Đại học Nam California cho thấy tr.ẻ e.m tiêu thụ nhiều đường từ 6 tháng tuổ.i có nguy cơ mắc bệnh mãn tính cao hơn rõ rệt trong những thập kỷ sau đó. Một nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Science vừa đưa ra kết luận gâ.y số.c: thói quen ăn ngọt...