Nhận diện và chữa trị bệnh ngủ rũ
Ngủ nhiều còn gọi là ngủ lịm, ngủ rũ. Người bệnh có thể ngủ từ 12 đến 18 tiếng một ngày. Ngủ rũ là một loại bệnh rối loạn giấc ngủ rất phức tạp, nó ngược lại với tình trạng mất ngủ. Người mắc bệnh này nếu không được điều trị sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt, chất lượng cuộc sống.
Triệu chứng
Ngủ nhiều là một bệnh lý hiếm gặp bao gồm các triệu chứng lâm sàng sau:
Ngủ ngày quá mức là tiêu chuẩn cần thiết cho chẩn đoán cơn ngủ rũ. Bệnh nhân buồn ngủ không thể cưỡng nổi và cuối cùng dẫn đến cơn ngủ, có thể ngủ trong khi nói chuyện, lái xe hoặc trong khi đang đi. Trẻ em ngủ trong khi đang học trên lớp.
Chứng mất trương lực cơ có thể bị nhầm với động kinh. Bệnh nhân bất thình lình mất trương lực cơ nhưng vẫn tỉnh táo. Hiện tượng này có thể gây ngã và liệt, nhưng thường chỉ gây khuỵu gối và nói líu lưỡi. Các cơn này điển hình xảy ra khi có xúc động mạnh như cười, giận dữ, sợ hãi, ngạc nhiên hay kích thích.
Liệt khi ngủ là mất khả năng vận động hoặc phát âm khi thức giấc hoặc khi đi vào giấc ngủ. Cơn điển hình thường không kéo dài quá 10 phút nhưng có thể làm cho bệnh nhân rất hoảng sợ. Các cơn này đôi khi chấm dứt khi có ai đó chạm vào người của bệnh nhân.
Ảo giác khi ngủ hoặc sau giấc ngủ xảy ra khi bệnh nhân đi vào giấc ngủ hoặc khi thức giấc. Nội dung của ảo giác có thể đơn giản (hình ảnh về một khuôn mặt hoặc phức tạp một cảnh tượng xảy ra trong phòng). Thường gặp ảo giác thị giác nhưng cũng có thể có ảo thính, ảo giác cảm giác bản thể, tiền đình hoặc ảo khứu. Bệnh nhân hoàn toàn nhận thức được toàn bộ các hiện tượng xảy ra.
Để điều trị bệnh ngủ rũ có thể sử dụng thuốc và liệu pháp tập tính.
Làm sao chẩn đoán bệnh?
Chỉ có 10-15% số bệnh nhân có tất cả các triệu chứng trên. Chẩn đoán cơn ngủ rũ dựa trên khai thác bệnh sử những triệu chứng này, trong đó cơn mất trương lực và ngủ ngày quá mức là thường gặp nhất.
Trắc nghiệm giúp khẳng định chẩn đoán là ghi điện não giấc ngủ và trắc nghiệm về thời gian tiềm tàng các giai đoạn giấc ngủ cho thấy giảm thời gian tiềm tàng của giấc ngủ (dưới 10 phút) và giảm thời gian tiềm tàng của giai đoạn động mắt nhanh (dưới 20 phút). Chứng mất trương lực, ảo giác khi ngủ và liệt khi ngủ cũng có thể xảy ra trong trường hợp không có cơn rũ và có thể bị nhầm với động kinh. Nguyên nhân của bệnh lý này vẫn chưa được hiểu rõ, có thể là do di truyền.
Cách điều trị
Ngủ rũ là một bệnh mạn tính rất khó điều trị. Bệnh này liên quan đến di truyền, ngoài ra yếu tố tâm lý cũng làm nặng thêm tình trạng bệnh. Sau một thời gian điều trị người bệnh ổn định bệnh nhưng nếu phải trải qua một cú sốc, stress về thể chất, tâm lý như mất người thân, stress về công việc thì tình trạng bệnh sẽ tái phát hoặc chính những người có yếu tố bệnh tiềm ẩn sẽ phát bệnh. Có những chị em thời trẻ không có bệnh này nhưng khi có “cú sốc” về tinh thần thì bệnh bắt đầu khởi phát.
Video đang HOT
Để điều trị bệnh ngủ nhiều có thể sử dụng thuốc và liệu pháp tập tính. Ngoài ra, bệnh nhân cần được giáo dục về bản chất lành tính của các triệu chứng này và tránh các hoạt động có thể gây nguy hiểm (như lái xe hoặc vận hành các loại máy móc nặng trong khi buồn ngủ). Đồng thời nên tạo ra các thời gian nghỉ trong ngày có thể làm giảm bớt các cơn buồn ngủ.
Khi được chẩn đoán mắc bệnh ngủ rũ, người bệnh sẽ được điều trị buồn ngủ ban ngày bằng thuốc kích thích như methylphenidat, pemolin, dextroamphetamin và modafinil. Bên cạnh đó, người bệnh còn có các bài tập và có lịch tập để giấc ngủ được tốt hơn. Người ngủ rũ cũng có những giấc ngủ ngắn thường xuyên khoảng 30 phút. Vì có những giấc ngủ ngắn, người bệnh sẽ có 3-4 giờ tỉnh táo khi có uống thuốc kèm theo.
Khi được điều trị đúng cách, bệnh sẽ ổn định và giảm từ từ thời gian ngủ rũ, tuy chưa có trường hợp nào khỏi bệnh hoàn toàn nhưng người ngủ rũ ổn định ở mức ngưng thuốc và khống chế được chứng ngủ rũ.
Có đến 70-80% số bệnh nhân được điều trị khống chế được bệnh. Sau 2-3 năm điều trị, người mắc không cần phải dùng thuốc. Sau một đợt stress bệnh nhân cũng có thể bị tái phát. Khi đó, bác sĩ sẽ lên một kế hoạch điều trị mới.
Bệnh ngủ rũ liên quan đến di truyền, stress, do đó cách phòng ngừa là phải có cuộc sống tinh thần thoải mái. Còn về vấn đề di truyền thì phải nghiên cứu thêm để có những can thiệp ở mức độ tế bào gốc hứa hẹn trong tương lai.
ThS. Đinh Hữu Uân
Theo SK&ĐS
Thói quen ngủ ngắn như Tổng thống Mỹ có gặp vấn đề sức khỏe gì không?
TT Mỹ Donald Trump thuộc 1% dân số có thói quen ngủ ngắn tự nhiên, nhóm người không bao giờ ngủ lịm hay thèm ngủ nướng vào sáng hôm sau. Theo Huffington Post, ngủ 3-4 tiếng mỗi đêm tác động nghiêm trọng đến sức khỏe, tâm trí, tính khí.
Theo các chuyên gia, người trưởng thành cần ngủ đủ 7-9 tiếng mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe. Tổng thồng Mỹ Trump chỉ ngủ 4-5 tiếng mỗi đêm, thường xuyên làm việc đến 1h sáng, thức dậy lúc 5h sau đó đọc báo, xem tivi. Trump chia sẻ: "Khi còn làm doanh nhân, tôi cũng ngủ rất ít. Nhờ đó, tôi có thể hoàn thành nhiều việc hơn những người ngủ đủ giấc".
Những người thuộc nhóm có thói quen ngủ ngắn tự nhiên (short-sleeper) như Trump thường tỉnh giấc sớm, thông thường chỉ ngủ 4-5 tiếng mà vẫn tràn đầy năng lượng bắt đầu ngày mới. Đây là một dạng đột biến gene, được chuyên gia Ying-Hui Fu thuộc đại học California, Mỹ, nghiên cứu 20 năm trước.
Tổng thống Donald Trump. Ảnh: Telegraph.
Trong hai nhiệm kỳ tổng thống, Barack Obama có thói quen ngủ muộn. Sau khi dùng bữa tối cùng vợ và con gái, ông thường dành 4-5 tiếng ngồi một mình trong thư phòng đọc báo, cập nhật tin tức, trao đổi email. Sau đó, Obama ngủ từ 2h đến 7h sáng rồi dậy tập thể dục. Văn phòng của ông thường xuyên nhận email lúc 1h sáng. Các nhân viên Nhà Trắng cũng quen với việc nhận các cuộc gọi hội nghị lúc 11h đêm.
Cũng giống Trump và Obama, Bill Clinton ngủ 4-6 tiếng mỗi đêm. Ông thường thức khuya gọi điện cho nhân viên trao đổi công việc, đọc sách, báo chính trị. Ông tự nhận mình mắc chứng rối loạn giấc ngủ, là một trong những nguyên nhân khiến Clinton phải phẫu thuật tim khi 50 tuổi.
Tổng thống ngủ ít nhất phải nhắc đến Goerge H.W. Bush. Trong thời gian sống tại Nhà Trắng, Bush "cha" chỉ ngủ 2 tiếng mỗi đêm, từ 2h đến 4h sáng. Ông thường tận dụng buổi trưa để nghỉ ngơi. Nếu phải đi xa, ông sử dụng thuốc hỗ trợ giấc ngủ để tranh thủ chợp mắt trong lúc di chuyển.
Theo các chuyên gia, người trưởng thành bình thường nếu thiếu ngủ lâu dài có thể gặp những vấn đề ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng.
Sau đây là một số tác hại khôn lường của việc ngủ ít:
1. Thiếu ngủ có thể gây tai nạn
Thiếu ngủ là một mối nguy hiểm cho cộng đồng, đặc biệt là khi tham gia giao thông. Ngoài ra, những người thiếu ngủ còn gặp nhiều các tình huống tai nạn khác trong công việc, thậm chí ngay cả trong môi trường công sở. Các nghiên cứu chỉ ra rõ ràng rằng hiệu quả làm việc của những người này ở chỉ số thấp hơn rất nhiều những người bình thường và thường xuyên gặp các tai nạn hay rủi ro trong công việc.
2. Nhận thức chậm hơn
Thiếu ngủ có thể làm giảm sự tập trung, tỉnh táo, lý luận và giải quyết vấn đề.
Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng trong việc học tập và xử lý công việc khi cần đến sự nhận thức và làm việc của não bộ. Mệt mỏi có thể làm chậm quá trình này một cách đáng kể. Nó có thể làm giảm sự tập trung, tỉnh táo, lý luận và giải quyết vấn đề, do đó, não bộ không thể năng động xử lý các công việc liên quan đến học tập hay ghi nhận kiến thức.
3. Các vấn đề về sức khỏe đe dọa đến tính mạng
Theo một nghiên cứu gần đây, 90% những người bị chứng mất ngủ đều gặp phải một trong những vấn đề về sức khỏe dưới đây:
- Bệnh tiểu đường
- Tim đập nhanh bất thường
- Huyết áp cao
- Bệnh tim
- Suy tim
- Đột quỵ
4. Các vấn đề về sức khỏe tâm thần
Thiếu ngủ có thể gây ra các triệu chứng trầm cảm. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi đêm được chẩn đoán bị trầm cảm và hay lo lắng. Cũng cùng nghiên cứu này, các nhà khoa học phát hiện ra rằng những người mất ngủ có nguy cơ phát triển bệnh trầm cảm gấp 5 lần so với người có giấc ngủ đủ giấc.
5. Lão hóa sớm
Ngay cả một ngày không ngủ đủ giấc chúng ta cũng đã thấy những thay đổi rõ rệt trên da. Đôi mắt căng thẳng hơn, làn da thì uể oải và xuống sắc hơn chỉ cần bỏ lỡ một giấc ngủ đủ giấc. Thiếu ngủ mãn tính có thể có tác động rất lớn đến da. Cấu trúc da trở nên lỏng lẻo, làm cho các nếp nhăn xuất hiện nhanh hơn và gây ra quầng thâm mắt.
6. Giảm trí nhớ
Khi chúng ta ngủ, não của chúng ta tạo ra những gợn sóng sắc nhọn có trách nhiệm củng cố trí nhớ. Những gợn sóng này có khả năng liên kết các ký ức với nhau và chuyển thông tin mới từ trí nhớ ngắn hạn (vùng hippocampus) đến trí nhớ dài hạn (neucortex). Khi chúng ta không ngủ đủ giấc, bộ não chúng ta chỉ ghi nhớ những ký ức tạm thời và khiến chúng ta khó khăn ghi nhớ mọi thứ trong thời gian dài, gây ra sự quên lãng.
7. Khó tập trung
Thiếu ngủ dẫn đến khó tập trung. Năm ngoái, các nhà khoa học phát hiện động vật với hệ thần kinh phức tạp (bao gồm cả con người) cần ngủ để hỗ trợ hoạt động nhận thức. Càng làm công việc đòi hỏi tập trung cao độ (như chính trị) thì chúng ta càng phải ngủ nhiều.
8. Tăng cân
Một tác dụng phụ khác của mất ngủ là tăng cảm giác đói, thèm ăn và có thể dẫn đến béo phì. Theo một nghiên cứu, những người ngủ ít hơn 7 giờ mỗi đêm có nguy cơ tăng cân gấp 2 lần so với những người ngủ đủ giấc. Có mối liên hệ chặt chẽ giữa giấc ngủ và pép-tít chịu trách nhiệm kiểm soát cơn đói.
Thảo Nguyên
Theo kienthuc
Bộ não hoạt động thế nào nếu bị cắt bỏ một nửa Phẫu thuật cắt bán cầu não được thực hiện tốt nhất với bệnh nhân ở độ tuổi rất nhỏ, trước khi lên 4 hoặc 5. Trẻ em có thể lấy lại chức năng bình thường khi lớn lên. Theo New York Times, ngay sau khi sinh con trai đầu lòng, Monika Jones đã biết rằng con bà - Henry - mắc một chứng...