Nhận biết và phòng ngừa chứng loạn thị
Tật loạn thị có thể gặp ở mọi lứa tuổi, cả trẻ em và người trưởng thành. Loạn thị có thể di truyền nên nhiều trẻ sơ sinh cũng có thể mắc tật khúc xạ này.
Một số trường hợp loạn thị phát triển sau một chấn thương mắt, bệnh lý tại mắt hoặc sau phẫu thuật mắt.
Loạn thị là gì?
Loạn thị là một tật khúc xạ mắt rất thường gặp, xảy ra khi hình ảnh quan sát sau khi đi vào mắt không thể hội tụ ở võng mạc, khiến mắt bị mờ. Giác mạc là bộ phận trong suốt có hình chỏm cầu nằm phía trước nhãn cầu, cho phép ánh sáng đi vào trong mắt.
Giác mạc khi không còn giữ được độ cong hoàn hảo mà bị biến dạng không đều, khiến các tia sáng đi vào mắt hội tụ ở nhiều điểm khác nhau (có thể ở phía trước hoặc phía sau võng mạc), gây ra loạn thị.
Ngoài ra loạn thị còn có thể do độ cong của thủy tinh thể bất thường, loạn thị có nguy cơ cao ở những người: Tiền sử gia đình có người bị loạn thị hoặc có các rối loạn ở mắt, đặc biệt người có cả bố và mẹ bị loạn thị thì nguy cơ cao bị loạn thị; Tổn thương mắt như sẹo giác mạc; Bị cận thị hoặc viễn thị quá nặng; Tiền sử phẫu thuật mắt, như phẫu thuật đục thủy tinh thể; Tuổi tác cũng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tật loạn thị. Thực tế, người cao tuổi thường có nguy cơ mắc tật loạn thị cao hơn người trẻ.
Mắt loạn thị.
Triệu chứng bệnh loạn thị
Những người mắc tật loạn thị thường gặp các triệu chứng ban đầu sau: Mắt mờ, nhìn hình ảnh bị mờ, nhòe hoặc méo mó; Tầm nhìn đôi, nhìn một vật có hai hoặc ba bóng mờ; Khó khăn khi nhìn ở mọi khoảng cách. Một số dấu hiệu kèm theo khác như nhức mỏi mắt, chảy nước mắt, đau đầu, đau cổ, đau vai gáy… cũng có thể xảy ra.
Video đang HOT
Chẩn đoán loạn thị
Khám mắt kỹ lưỡng và toàn diện sẽ giúp các bác sĩ xác định được tật loạn thị cũng như phát hiện ra các vấn đề khác. Một số kiểm tra có thể được thực hiện như kiểm tra thị lực bằng bảng đo thị lực, đo độ cong giác mạc, kiểm tra khúc xạ, bản đồ giác mạc…
Vì loạn thị thường xảy ra chậm trong thời gian dài, nên bệnh nhân thường bỏ qua các triệu chứng của tật. Hãy đến bệnh viện kiểm tra mắt ngay nếu người bệnh cảm thấy có bất kỳ sự thay đổi thị lực nào.
Khi có triệu chứng cần đưa trẻ đi khám sớm để phát hiện bệnh.
Điều trị bệnh loạn thị
Trường hợp nhẹ, bệnh loạn thị có thể không cần điều trị. Nhưng nếu bị nặng, cần phải áp dụng các biện pháp điều trị để tránh bệnh diễn biến nặng hoặc gây ra nhược thị. Các biện pháp điều trị phổ biến:
Kính thuốc: Hầu hết các trường hợp loạn thị đều có thể điều chỉnh bằng kính thuốc. Đây là biện pháp đơn giản, được áp dụng rộng rãi, mang lại hiệu quả cao, ít để lại biến chứng. Bệnh nhân nên tìm hiểu và đến gặp bác sĩ nhãn khoa để được tư vấn loại kính phù hợp với mức độ và nhu cầu.
Phẫu thuật: Trong một số trường hợp bị loạn thị nặng và phương pháp điều chỉnh bằng kính thuốc không đạt kết quả, bệnh nhân phải tiến hành phẫu thuật. Đây là phương pháp sử dụng tia laser hoặc dao vi phẫu để định hình lại giác mạc vĩnh viễn. Phổ biến nhất có thể kể đến thay đổi khúc xạ định hình nhu mô giác mạc (LASIK), thay đổi khúc xạ cắt bỏ biểu mô giác mạc (PRK), thay đổi khúc xạ định hình giác mạc vạt dưới biểu mô (LASEK).
Ortho-K (Orthokeratology) customize: Đây là phương pháp điều trị sử dụng kính áp tròng cứng, được thiết kế đặc biệt đeo vào ban đêm nhằm làm thay đổi tạm thời hình dáng của giác mạc trong khi ngủ, giúp mắt có thể nhìn rõ vào sáng hôm sau và duy trì tình trạng này suốt cả ngày. Cứ như vậy, lặp lại quy trình gắn Ortho-K customize vào ban đêm để có thị lực tốt vào ngày hôm sau.
Phòng ngừa loạn thị
Loạn thị do di truyền là không thể phòng tránh. Tuy nhiên theo các chuyên gia tại bệnh viện mắt, các nguyên nhân còn lại có thể được phòng ngừa và hạn chế bằng cách: Tránh các nguy cơ gây tổn thương mắt có thể xảy ra; Làm việc ở nơi có ánh sáng đầy đủ, tránh nơi quá tối hoặc phải đeo kính bảo vệ mắt khi làm việc với nguồn sáng quá mạnh và chói;
Dành thời gian để mắt nghỉ ngơi khi làm việc trước máy tính, đọc sách hay các công việc tỉ mỉ khác; Điều trị các bệnh lý về mắt (nếu có), điều trị sớm và triệt để, tránh gây biến chứng loạn thị; Khi đã bị loạn thị rồi thì phải đi khám và điều trị sớm, tránh bệnh diễn biến nặng; Ăn uống hợp lý để cung cấp đầy đủ vitamin và dưỡng chất thiết yếu cho mắt như cá hoặc thức ăn giàu vitamin A có trong các loại quả màu đỏ (gấc, cà rốt, cà chua,…).
Biến chứng nguy hiểm ở trẻ em cận thị
Theo chuyên gia y tế, biến chứng nguy hiểm nhất của cận thị là nhược thị, tuy nhiên triệu chứng khó nhận biết, rất nhiều phụ huynh lại chưa biết đến thông tin này.
Tại Việt Nam, có tới gần 3 triệu trẻ em đang mắc các tật khúc xạ - cận thị, viễn thị, loạn thị. Trong đó, không ít trẻ bị cận nặng ngay từ khi còn nhỏ. Biến chứng nguy hiểm nhất của cận thị là nhược thị. Đây là căn bệnh nhiều trẻ em hiện đang mắc phải nhưng chưa được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Theo chuyên gia nhãn khoa Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt - Nga TP.HCM, nhược thị là hiện tượng suy giảm khả năng hoạt động của các cơ quan thị giác, thị lực mà không thể điều trị bằng cách chỉnh số kính, nặng nhất có thể dẫn đến mù lòa.
Những dấu hiệu nhận biết khi trẻ bị nhược thị như: nheo mắt, nghiêng đầu khi nhìn, trẻ bị lác/lé, trẻ mắc các tật khúc xạ, thị lực hai mắt không đều, sụp mí bẩm sinh,... Tuy nhiên nhiều trường hợp trẻ không có dấu hiệu bất thường, vì độ tuổi còn nhỏ nên các bé cũng không chủ động phát hiện ra các triệu chứng bất thường ở mắt. Điều này khiến việc phát hiện ra bệnh muộn hoặc không phát hiện ra bệnh, dẫn đến hậu quả ở mắt khi trưởng thành.
TS.BS Boris Fattakhov - Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt - Nga TP.HCM phân tích: "Nhược thị không phải là căn bệnh mới. Mỗi ngày, bệnh viện khám tầm soát cho trẻ mắc tật khúc xạ thì có đến 50% trong số đó mắc nhược thị, đây là con số đáng báo động. Tôi nhận ra hầu như không phụ huynh nào biết về nhược thị. Nhược thị là biến chứng của tật khúc xạ, bệnh này nguy hiểm vì nó có hoặc không có biểu hiện bất thường, điều này làm các bậc phụ huynh nghĩ rằng mắt trẻ bình thường hoặc đơn giản chỉ mắc tật khúc xạ thông thường. Chỉ khi được bác sĩ khám qua các bước tầm soát kỹ càng mới có thể chẩn đoán được bệnh".
"Nhược thị chỉ điều trị đạt hiệu quả cao nhất ở trẻ 3-7 tuổi. Các bậc phụ huynh cần cho trẻ tầm soát nhược thị định kỳ, nên đưa trẻ đến khám ở các bệnh viện chuyên khoa mắt, đặc biệt là các bệnh viện có thể chẩn đoán và điều trị nhược thị để đảm bảo kết quả chính xác nhất" - TS.BS Boris Fattakhov nói.
Tại Việt Nam, Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt - Nga TP.HCM là một trong số các cơ sở trực thuộc Bộ Y tế Việt Nam có thể chẩn đoán nhược thị và có hệ thống máy móc điều trị. Dựa trên nguyên lý tác động kích thích và phục hồi chức năng bằng laser, điện trường, từ trường, massage chân không, phản ứng sinh học tác động lên hệ thần kinh thị giác, chất lượng thị lực của trẻ sẽ được cải thiện đáng kể, giúp trẻ ổn định độ cận đến khi trưởng thành.
Tại Việt Nam, Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt - Nga TP.HCM là đơn vị sở hữu Công nghệ điều trị nhược thị và cận thị tiến triển theo hợp tác Nhãn khoa cấp Nhà nước giữa Bộ Y tế Việt Nam - Liên Bang Nga. Thông qua liệu trình 10 buổi (60 - 90 phút/buổi) linh hoạt về thời gian, tình trạng nhược thị sẽ được kiểm soát, độ cận được hạn chế và chất lượng thị lực được cải thiện.
Tình trạng nhược thị ở trẻ em đang ở mức đáng báo động, tuy nhiên, khái niệm về bệnh này chưa phổ biến. Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt - Nga phát động chiến dịch "Bảo vệ & Phòng tránh biến chứng nhược thị trên trẻ mắc cận thị", theo đó bệnh viện triển khai chương trình Tầm soát nhược thị trẻ em miễn phí.
Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt - Nga TP.HCM
Địa chỉ: Số 1, đường 3 tháng 2, Phường 11, Quận 10, TP.HCM
Tổng đài hỗ trợ đặt lịch và tư vấn: 0931.8888.01
Đừng chủ quan với mờ mắt Đôi mắt là "cửa sổ tâm hồn", cũng là phương tiện giúp chúng ta nhìn ngắm thế giới. Nhưng khi thị lực bỗng dưng yếu đi và bạn không thể nhìn rõ đồ vật, bạn nhất thiết phải kiểm tra để sàng lọc nguyên nhân gây mờ mắt. Bởi nếu chủ quan, bạn có thể bỏ lỡ cơ hội phát hiện và điều...