6 dấu hiệu cảnh báo đột quỵ sớm
Nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo cơn đột quỵ giúp người bệnh được cấp cứu và cứu chữa kịp thời, hiệu quả.
Nhận biết được các dấu hiệu báo trước đột quỵ và can thiệp y tế kịp thời là điều cần thiết để giảm thiểu các di chứng nguy hiểm. Dưới đây là 6 dấu hiệu cảnh báo cơn đột quỵ sớm bạn cần biết để kịp thời thực hiện các biện pháp giúp bảo vệ chính mình và người thân.
Méo miệng, yếu liệt mặt
Theo bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh có sự tư vấn chuyên môn bởi Ths.BS Quãng Thành Ngân, một trong những dấu hiệu đột quỵ ở nam giới dễ nhận biết chính là méo miệng hoặc yếu liệt cơ mặt.
Khi não bộ bị thiếu máu cục bộ, đặc biệt là do tắc nghẽn động mạch não giữa (MCA), các cơ kiểm soát biểu cảm cũng bị suy yếu, khiến người bệnh không thể cười hoặc nhếch môi bình thường. Triệu chứng này thường xảy ra nhanh chóng và rõ rệt, có thể kèm theo cảm giác tê hoặc giật nhẹ bên mặt bị liệt.
Để kiểm tra, hãy yêu cầu người bệnh cười hoặc nhăn mặt theo hiệu lệnh. Nếu một bên bị xệ xuống, co giật hoặc không thể cử động theo ý muốn, đó có thể là dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo đột quỵ cần được lưu tâm.
Khó cử động, yếu hoặc tê yếu tay chân, cơ thể
Trước khi đột quỵ, nam giới có thể gặp tình trạng yếu hoặc tê liệt đột ngột ở một bên cơ thể, đặc biệt ở cánh tay và chân. Lúc này, người bệnh có thể không nhấc nổi tay hoặc bước đi loạng choạng, mất thăng bằng.
Triệu chứng này xảy ra chủ yếu do tổn thương ở vỏ não vận động (motor cortex), nằm ở thùy trán. Đây là triệu chứng đột quỵ ở nam giới phổ biến, cần được phát hiện sớm, nếu không can thiệp kịp thời, nguy cơ phục hồi chức năng vận động sau đột quỵ có thể suy giảm.
Đau đầu dữ dội, chóng mặt, mất thăng bằng
Một cơn đau đầu đột ngột và dữ dội đi kèm với chóng mặt, mất thăng bằng, có thể là dấu hiệu đột quỵ ở nam giới nguy hiểm. Cơn đau đem đến cảm giác như có một xung điện mạnh gây nhói và siết chặt vùng đầu, khiến người bệnh choáng váng, khó giữ thăng bằng và té ngã.
Triệu chứng này chủ yếu liên quan đến tổn thương tại tiểu não (cerebellum) – cơ quan điều phối vận động và kiểm soát thăng bằng. Khi lưu lượng máu đến tiểu não bị gián đoạn, người bệnh sẽ gặp khó khăn trong việc di chuyển hoặc đứng vững.
Video đang HOT
Nhận biết được các dấu hiệu báo trước đột quỵ và can thiệp y tế kịp thời là điều cần thiết để giảm thiểu các di chứng nguy hiểm.
Thị lực bị giảm sút
Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medaltec có sự tham vấn y khoa của BSCKI. Dương Ngọc Vân cho biết, người bị đột quỵ thường gặp phải vấn đề về thị lực vào khoảng thời gian trước khi cơn đột quỵ xảy ra. Vì thế, đây cũng được xem là một trong 6 dấu hiệu cảnh báo đột quỵ sắp xảy ra.
Vấn đề về thị lực ở bệnh nhân đột quỵ xuất phát từ tình trạng não không được cung cấp đủ máu. Điều này gây nên các bất thường như:
- Mắt nhìn mờ hoặc không nhìn được.
- Tầm nhìn gần hoặc nhìn xa kém hơn bình thường.
- Tầm nhìn có sự xuất hiện của bóng đen hoặc điểm mù.
Tê yếu các chi
Trước khi xuất hiện cơn đột quỵ, người bệnh rất dễ bị tê hoặc yếu một bên cơ thể. Dấu hiệu này là do não bị thiếu oxy và máu.
Ở dấu hiệu cảnh báo đột quỵ sắp xảy ra này, người bệnh sẽ có biểu hiện:
- Một bên cơ thể, thường gặp nhất là ở chân, tay, mặt có cảm giác tê, yếu, khó vận động.
- Khó khăn khi cử động hoặc nâng vật nặng.
- Cảm giác như kim châm hoặc mất cảm giác.
Khó nói hoặc khó hiểu lời nói của người khác
Đột quỵ có thể ảnh hưởng đến khu vực não điều khiển ngôn ngữ nên người bệnh bỗng nhiên nói khó, khó hiểu được lời nói của người khác. Cụ thể, người bệnh sẽ gặp tình trạng:
- Nói lắp, khó phát âm hoặc mất khả năng nói.
- Khó hoặc không hiểu được lời nói của người khác.
- Lẫn lộn và không nhớ được từ ngữ để diễn đạt.
5 dấu hiệu cảnh báo đột quỵ cần đặc biệt chú ý trong mùa đông
Trời lạnh làm tăng nguy cơ đột quỵ, đặc biệt là với người cao tuổi và người có bệnh lý nền.
Việc nhận biết sớm dấu hiệu cảnh báo đột quỵ khi trời lạnh là rất quan trọng để có thể cấp cứu kịp thời, bảo vệ sức khỏe và tính mạng.
Tại sao thời tiết lạnh lại làm tăng nguy cơ đột quỵ?
Khi nhiệt độ giảm, các mạch máu co lại để giảm lượng máu lưu thông đến bề mặt da, giúp giữ nhiệt cho các cơ quan quan trọng bên trong cơ thể. Tuy nhiên, điều này cũng làm tăng huyết áp và khiến tim phải làm việc nhiều hơn, tăng nguy cơ đột quỵ.
Thời tiết lạnh có thể làm tăng độ nhớt của máu, khiến máu dễ bị đông và hình thành cục máu đông. Cục máu đông có thể di chuyển đến não và gây tắc nghẽn mạch máu, dẫn đến đột quỵ. Nhiều người ít vận động hơn khi trời lạnh, điều này có thể làm tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường và các bệnh tim mạch, đều là những yếu tố nguy cơ của đột quỵ.
Thời tiết lạnh lại làm tăng nguy cơ đột quỵ. Ảnh: Getty Images
Một số đối tượng có nguy cơ cao bị đột quỵ khi trời lạnh bao gồm: người cao tuổi (trên 65 tuổi) do mạch máu lão hóa, kém đàn hồi, dễ bị tổn thương; người mắc bệnh lý nền như cao huyết áp, bệnh tim mạch (bệnh mạch vành, rung nhĩ...), tiểu đường, rối loạn mỡ máu; người có lối sống không lành mạnh.
5 dấu hiệu cảnh báo đột quỵ cần lưu ý khi trời lạnh
Tê yếu mặt hoặc tay chân
Tê yếu mặt hoặc tay chân là dấu hiệu phổ biến và dễ nhận biết nhất của đột quỵ. Cảm giác này thường xuất hiện ở một bên cơ thể, ảnh hưởng đến mặt, tay hoặc chân. Người bệnh có thể cảm thấy khó cử động, khó kiểm soát các chi, hoặc có cảm giác như kiến bò, kim châm.
Một bên mặt có thể bị xệ xuống, miệng méo sang một bên, đặc biệt rõ khi người bệnh cố gắng cười. Người bệnh gặp khó khăn khi nâng cả hai tay lên qua đầu cùng lúc. Một tay có thể yếu hơn hoặc không thể nâng lên được.
Rối loạn ngôn ngữ
Đột quỵ ảnh hưởng đến vùng não kiểm soát ngôn ngữ có thể gây ra các triệu chứng liên quan đến rối loạn ngôn ngữ. Người bệnh có thể nói ngọng, nói lắp, phát âm không rõ ràng, hoặc hoàn toàn không thể nói được. Người bệnh gặp khó khăn trong việc hiểu lời nói của người khác, dù họ có thể nghe rõ. Sử dụng từ ngữ sai, nói nhảm, hoặc không thể tìm được từ ngữ phù hợp để diễn đạt ý muốn.
Nhận biết sớm dấu hiệu đột quỵ là yếu tố mang tính quyết định trong việc điều trị. Ảnh: Istock
Rối loạn thị giác
Các vấn đề về thị lực cũng là dấu hiệu cảnh báo đột quỵ cần được lưu ý. Thị lực giảm sút đột ngột ở một hoặc cả hai mắt, có thể kèm theo nhìn mờ, nhìn đôi, hoặc mất thị lực một phần có thể là dấu hiệu cảnh báo đột quy. Một số trường hợp nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể mất hoàn toàn thị lực ở một hoặc cả hai mắt. Góc nhìn bị thu hẹp, người bệnh chỉ nhìn thấy được một phần của cảnh vật.
Chóng mặt, mất thăng bằng
Người bị đột quỵ thường có cảm giác mất thăng bằng, lâng lâng, đầu óc quay cuồng, như sắp ngất xỉu. Một số trường hợp gặp khó khăn trong việc phối hợp các động tác, di chuyển loạng choạng, dễ vấp ngã. Nhiều người bệnh thường có cảm giác mất phương hướng, không gian xung quanh chao đảo.
Đau đầu dữ dội
Đau đầu dữ dội là một trong những dấu hiệu cảnh báo đột quỵ, đặc biệt là đột quỵ xuất huyết. Cơn đau đầu thường xuất hiện rất đột ngột và dữ dội, không có dấu hiệu báo trước. Mức độ đau thường rất mạnh, được mô tả là đau đầu dữ dội nhất mà người bệnh từng trải qua.
Đau đầu có thể lan tỏa khắp đầu hoặc tập trung ở một vùng nhất định, thường kèm theo các triệu chứng khác của đột quỵ như yếu liệt mặt, tay chân, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn thị giác, chóng mặt, buồn nôn, nôn. Nếu bạn gặp phải cơn đau đầu dữ dội, đặc biệt là khi kèm theo các triệu chứng khác của đột quỵ, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức. Thời gian là vàng trong điều trị đột quỵ.
Đột quỵ tăng 20-30% trong mùa lạnh Theo ghi nhận tại Bệnh viện Bạch Mai, thời tiết lạnh kéo dài tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc hiện nay đã khiến tỉ lệ người bị đột quỵ tăng cao hơn khoảng 20-30 % so với những ngày thời tiết bình thường. Một bệnh nhân mới 35 tuổi ở Hà Nội đang điều trị tại Trung tâm Đột quỵ -...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Xuyên đêm chạy đua với tử thần cứu sản phụ nguy kịch

Cung cấp nhiên liệu đúng cách trước, trong và sau khi tập luyện thể thao

Uống nước gừng chanh có tác dụng gì?

3 sai lầm khi ăn mít

Những thói quen càng làm càng hại thận

Bổ sung cholesterol đúng cách cho trẻ mắc hội chứng Smith Lemli Opitz

Cứu sống bệnh nhân uống thuốc hạ huyết áp quá liều

Một bệnh nhi tại Cao Bằng tử vong nghi mắc ho gà

Thuốc và các phương pháp điều trị Hội chứng Beckwith-Wiedemann

Thuốc điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu

Cần bao nhiêu protein để tăng cơ?

Chế độ dinh dưỡng hỗ trợ điều trị trong hội chứng Felty
Có thể bạn quan tâm

Nhờ bạn trông hộ cửa hàng xổ số, ông chủ "tái mặt" khi trở về
Lạ vui
13:46:38 24/04/2025
Iran 'bật đèn xanh' cho IAEA khôi phục giám sát hạt nhân
Thế giới
13:40:53 24/04/2025
Cựu Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chuẩn bị hầu tòa vụ đất hiếm
Pháp luật
13:37:08 24/04/2025
Sao Việt 24/4: Á hậu Quỳnh Châu xin lỗi vì phát ngôn gây hiểu lầm dịp 30/4
Sao việt
13:02:07 24/04/2025
Sự cố của Jennie suýt gây ra "thảm họa" tại Coachella
Nhạc quốc tế
12:59:18 24/04/2025
NSND Mỹ Uyên từng tủi thân vì bị đạo diễn Victor Vũ 'giấu' khi quảng bá phim
Hậu trường phim
12:55:10 24/04/2025
Cristiano Ronaldo đón vinh dự chưa từng có
Sao thể thao
12:52:34 24/04/2025
Những chặng đường bụi bặm - Tập 19: Nguyên đi mua nhẫn cưới
Phim việt
12:29:18 24/04/2025
Người dùng cung cấp nhiều dữ liệu cá nhân lên không gian mạng
Thế giới số
12:18:58 24/04/2025
OPPO K13 có giá từ 5,45 triệu đồng
Đồ 2-tek
12:11:01 24/04/2025