Nhà trường, giáo viên và học sinh sẽ kết nối thông suốt nhờ ứng dụng công nghệ thông tin
“Phải đưa việc sử dụng CNTT như một yêu cầu căn bản trong ngành Giáo dục” là chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chủ trì cuộc họp Ban chỉ đạo về Chính phủ điện tử Bộ GD&ĐT lần thứ nhất
Ban chỉ đạo về Chính phủ điện tử Bộ GD&ĐT dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ – Trưởng Ban chỉ đạo, ngày 21/12, đã họp lần thứ nhất nhằm thảo luận phương án tổng thể ứng dụng CNTT của Bộ GD&ĐT.
Tham dự cuộc họp có các thành viên Ban chỉ đạo; ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị FPT; đại diện Tập đoàn Viettel; Công ty Cổ phần MISA.
Phương án tổng thể ứng dụng CNTT của Bộ GD&ĐT đặt ra mục tiêu đáp ứng các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra theo Nghị quyết của Chính phủ về Chính phủ điện tử; đảm bảo công tác quản lý, điều hành của Bộ trong ứng dụng CNTT triệt để, khoa học, tối ưu nguồn lực và hiệu quả đầu tư cao; phấn đấu chỉ số ứng dụng CNTT của Bộ GD&ĐT (ICT Index) luôn nằm trong nhóm dẫn đầu các Bộ, ngành.
Theo đó, mô hình tổng thể ứng dụng CNTT Bộ GD&ĐT sẽ bao gồm: Kênh giao tiếp – web/Cổng Thông tin điện tử, thư điện tử; các dịch vụ công trực tuyến liên quan đến các lĩnh vực quản lý của Bộ GD&ĐT, thực hiện theo lộ trình cung cấp tất cả các các dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3 và 4; các ứng dụng CNTT phục vụ quản lý, điều hành nội bộ, phục vụ quản lý ngành, hệ thống dùng chung thúc đẩy nội dung, phương pháp dạy học đánh giá, cơ sở dữ liệu ngành (big data); hạ tầng kỹ thuật và các điều kiện đảm bảo như hạ tầng CNTT, thiết bị và an toàn thông tin, bồi dưỡng nguồn nhân lực sử dụng CNTT và công tác thể chể, pháp chế.
Các ý kiến thảo luận tại cuộc họp đã chỉ ra một số yêu cầu đối với phương án tổng thể ứng dụng CNTT của Bộ GD&ĐT, trong đó, đặc biệt nhấn mạnh đến tính “động”, mở và liên thông của hệ thống cơ sở dữ liệu. Thông qua hệ thống này, quá trình kết nối giữa cơ quan quản lý các cấp; cơ quan quản lý với nhà trường; nhà trường với giáo viên, học sinh và phụ huynh phải thông suốt, không chỉ giải quyết những vấn đề hành chính như nộp hồ sơ, rút hồ sơ, chuyển trường, chuyển lớp, học bạ điện tử mà còn nắm bắt, chia sẻ thông tin, trao đổi chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình trong suốt quá trình học tập của một học sinh từ khi còn nhỏ đến khi trưởng thành.
Muốn làm được như vậy, cần phải xây dựng được mã định danh riêng của ngành, mã học sinh theo các chuẩn nhất định. Đồng thời, xây dựng được hành lang pháp lý nhằm thúc đẩy ứng dụng CNTT rộng khắp trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Đảm bảo an toàn, an ninh mạng cũng là một trong những vấn đề được thảo luận, bởi nếu hoàn thành được cơ sở dữ liệu toàn ngành Giáo dục, đây sẽ là một trong những cơ sở dữ liệu lớn nhất quốc gia.
Video đang HOT
Phát biểu kết luận cuộc họp, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh đến 3 nội dung mà phương án tổng thể ứng dụng CNTT của Bộ GD&ĐT cần lưu ý, đó là: thiết chế, thể chế và nhân lực CNTT. Về thiết chế, Bộ trưởng yêu cầu, nhanh chóng rà soát để xây dựng một cơ sở dữ liệu chuẩn của ngành, gồm chỉ số thống kê, mã định danh, học bạ điện tử, giải quyết được các thủ tục hành chính như nộp hồ sơ, rút hồ sơ của học sinh…
Hệ thống cơ sở dữ liệu này để phục vụ người sử dụng chứ không phải để thống kê làm gọn số liệu và đặc biệt phải đảm bảo tính liên thông trong toàn hệ thống.
Với việc triển khai hệ thống E-office, Bộ trưởng lưu ý, cần đảm bảo các mục tiêu: kết nối nội bộ ngành trong quản lý hành chính, phần mềm điều hành phải kết nối với Chính phủ; kết nối hành chính với 63 sở GD&ĐT đảm bảo quan hệ giữa Bộ và Sở cùng chạy trên một trục huyết mạch; kết nối với nhân dân và các Bộ, ngành, cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở cấp độ 3, 4.
“Bộ GD&ĐT phải tiên phong trong ứng dụng CNTT, vươn lên trước. Mỗi năm phải cải thiện vài bậc trong bảng xếp hạng chỉ số ứng dụng CNTT để giữ vững vị trí trong tốp đầu” – Bộ trưởng nêu rõ.
Mong muốn hình thành được kênh thông tin nội bộ ngành kết nối Cổng thông tin điện tử của Bộ với các sở, các phòng và các cơ sở giáo dục, Bộ trưởng cho biết, có như thế các thông tin chỉ đạo điều hành từ Bộ mới thông suốt tới cấp sở, cấp phòng, đến với từng cơ sở giáo dục và từng giáo viên, để cùng thống nhất triển khai thực hiện.
Ở chiều ngược lại, kênh thông tin này cũng sẽ giúp cho giáo viên, cơ sở giáo dục được phản ánh tâm tư, nguyện vọng tới các cơ quan quản lý và được truyền đi những thông tin tích cực trong nội bộ ngành, giảm bớt những luồng thông tin trái chiều.
Phương án tổng thể ứng dụng CNTT của Bộ GD&ĐT cũng phải đảm bảo xây dựng được không gian xã hội học tập thông qua hệ thống học liệu số, học liệu mở, bài giảng điện tử để chia sẻ rộng rãi trên môi trường mạng.
Để thế chế hóa, tạo hành lang pháp lý thuận lợi nhằm thúc đẩy ứng dụng CNTT rộng khắp trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, cho Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ giao Cục CNTT rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Bộ để kịp thời chỉnh sửa, bổ sung phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
Theo baophapluat
Vĩnh Long ứng dụng công nghệ thông tin vào giáo dục
Không chỉ hoạt động quản lý của Sở Giáo dục thuận lợi hơn, việc quản lý hồ sơ, tính điểm tổng kết... của giáo viên các trường cũng thay đổi.
Hơn một năm trước, mỗi lần đến kỳ báo cáo, Sở giáo dục tỉnh Vĩnh Long mất hàng tuần để tổng hợp số liệu, chưa kể các số liệu được tổng hợp có thể bị sai lệch do cộng trừ không chuẩn từ nhiều bảng biểu Excel ghép lại...
Hiện nay nhờ có hệ thống cơ sở dữ liệu thống nhất từ Sở đến tất cả phòng giáo dục huyện, cũng như các trường trên địa bàn thông qua Cơ sở dữ liệu ngành tập trung do Tập đoàn Viettel xây dựng, các chuyên viên của Sở chỉ cần trích xuất biểu mẫu báo cáo từ hệ thống là có đầy đủ thông tin chính xác.
Không chỉ hoạt động quản lý của Sở Giáo dục trở nên thuận lợi hơn, việc quản lý hồ sơ giáo viên, học sinh, lưu trữ, kết quả học tập, tính điểm tổng kết... của giáo viên các trường cũng thay đổi. Nhờ ứng dụng công nghệ thông tin với hệ thống quản lý nhà trường SMAS, công việc của giáo viên được giảm tải và cập nhật kết quả học tập tức thời cho phụ huynh.
Với Sở Giáo dục, nhờ hệ thống cơ sở dữ liệu được liên thông đồng bộ từ tất cả cơ sở giáo dục cập nhật định kỳ, việc ra các quyết định và lập kế hoạch chiến lược phát triển giáo dục của Sở có căn cứ chính xác hơn nhiều.
Thế nhưng, theo bà Trương Thanh Nhuận, Phó Giám đốc Sở Giáo dục Vĩnh Long, Vĩnh Long chỉ là một trong số ít tỉnh có được hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung, thống nhất và kết nối liên thông toàn tỉnh. Việc mỗi cơ sở giáo dục lựa chọn một ứng dụng CNTT cho quản lý, nhưng không thể liên thông kết nối gây nhiều khó khăn cho cán bộ quản lý trong lĩnh vực giáo dục.
"Điều quan trọng đầu tiên là công tác tuyên truyền, tạo sự đồng thuận về việc phải có một hệ thống cơ sở dữ liệu thống nhất, có thể kết nối với nhau. Khi tất cả đồng thuận về mục tiêu và chiến lược thì việc lựa chọn giải pháp sẽ thuận hơn dù khi triển khai thực hiện không dễ dàng", bà Thanh Nhuận chia sẻ.
Cũng theo bà Thanh Nhuận, việc lựa chọn một đơn vị có kinh nghiệm, có năng lực triển khai ứng dụng CNTT nhanh, trên diện rộng và am hiểu về ngành giáo dục là một yếu tố quan trọng mang tính quyết định trong việc lựa chọn giải pháp. Viettel được chọn vì đây là đơn vị đồng hành cùng ngành giáo dục nhiều năm qua và có uy tín, năng lực triển khai tốt.
Việc chọn một đơn vị có kinh nghiệm triển khai và am hiểu về ngành giáo dục là nhân tố quan trọng khi ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục.
Trong thời gian đầu, một số cơ sở giáo dục tại Vĩnh Long phải bỏ công sức nhiều hơn khi phải nhập liệu đầy đủ cơ sở dữ liệu cho hệ thống, đặc biệt là các trường chưa ứng dụng hệ thống quản lý nhà trường.
Tuy nhiên, nhờ các trường đã đồng thuận về mục tiêu, giải pháp và nhận thấy lợi ích là phải có một cơ sở dữ liệu thống nhất nên rất tích cực thực hiện. Bên cạnh đó, đối tác Viettel đã tích cực triển khai và phối hợp chặt chẽ với Sở và các cơ sở giáo dục, hỗ trợ kịp thời kỹ thuật cho các trường giúp cho việc triển khai thuận lợi hơn.
Để việc triển khai ứng dụng CNTT được đẩy mạnh, Sở Giáo dục Vĩnh Long đặt ra các mục tiêu cụ thể cần đạt được qua từng năm, đồng thời tổ chức thành phong trào thi đua về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy trên toàn tỉnh với tiêu chí, nội dung cụ thể.
Bên cạnh đó, để việc thúc đẩy quản lý và giảng dạy với ứng dụng công nghệ thông tin được triển khai tốt trên toàn tỉnh, Sở cũng đề xuất và được chấp thuận đầu tư cho hạ tầng CNTT bằng nguồn ngân sách và cả nguồn xã hội hoá.
Ngoài ra, để triển khai có hiệu quả các dự án ứng dụng CNTT, Sở Giáo dục Vĩnh Long cũng có những biện pháp để bồi dưỡng nhân sự làm nhiệm vụ. "Đây là nhân tố đặc biệt quan trọng. Khi có nhân sự giỏi, nhiệt tình cống hiến thì việc nhân rộng các giải pháp ứng dụng CNTT ra các cơ sở giáo dục khác trên toàn tỉnh sẽ thuận lợi hơn", bà Nhuận bổ sung.
Thế Đan
Theo VNE
9 nội dung của chương trình Tuyên truyền và ứng dụng CNTT Nhằm đẩy mạnh Chương trình phối hợp công tác về tuyên truyền và ứng dụng CNTT, chiều 14/12/2018, tại Hà Nội, Bộ TT&TT và Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đã ký kết chương trình phối hợp công tác tuyên truyền và ứng dụng CNTT giai đoạn 2018-2022. Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng và Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân...