Nhà Trắng: Phe Cộng hòa phá hoại đàm phán hạt nhân Iran
Chỉ vài giờ sau khi có thông tin một nhóm Thượng nghị sỹ Mỹ đến từ đảng Cộng hòa đã gửi thư tới Chính phủ Iran cảnh báo một thỏa thuận hạt nhân giữa nước này và nhóm các cường quốc thế giới sẽ không thể tồn tại lâu dài, Nhà Trắng đã có những phản ứng mạnh mẽ khi cáo buộc động thái trên là nhằm phá hoại các cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Tehran.
Phát biểu trước báo giới ngày 9/3, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã “mỉa mai” hành động trên của các Thượng nghị sĩ Cộng hòa là nhằm tạo lập “một kênh hậu thuẫn” với các thành phần bảo thủ ở Iran, coi đây là “một liên minh khác thường”. Ông chủ Nhà Trắng nhấn mạnh mối quan tâm của ông hiện tại là kết quả của các cuộc đàm phán hạt nhân giữa giữa nhóm P5 1 (gồm Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Trung Quốc và Đức) với Iran với hy vọng sẽ đạt được một thỏa thuận khung trước ngày 31/3 tới.
Trong một tuyên bố đưa ra cùng ngày, người phát ngôn Nhà Trắng Josh Earnes chỉ trích hành động can thiệp trên của các Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa không khác gì “ném đất cát” vào các cuộc đàm phán hạt nhân giữa nhóm P5 1 và Iran. Theo ông Earnest, bức thư trên là “một chiến lược mang tính phe phái nhằm hủy hoại nỗ lực của Tổng thống Obama trong việc triển khai chính sách đối ngoại cũng như đảm bảo nền an ninh quốc gia”.
Quan chức này đồng thời cáo buộc các nghị sĩ đảng Cộng hòa cổ súy cho các cuộc không kích nhằm vào các cơ sở của Iran – hành động mà Nhà Trắng cho rằng chỉ có thể làm trì hoãn tạm thời chương trình hạt nhân của Tehran và không mang lại lợi ích tốt nhất cho Washington.
Video đang HOT
Trong khi đó, tại Iran, Ngoại trưởng nước này Mohammad Java Zarif cũng chỉ trích bức thư của các Thượng nghị sĩ, cảnh báo nếu chính quyền Mỹ hủy bỏ bất kỳ thỏa thuận nào với Iran thì xem như “vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế”.
Trước đó, trang tin tức Bloomberg công bố bức thư được 47 Thượng nghị sỹ đồng ký tên gửi đến lãnh tụ tinh thần tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei, trong đó cho biết bất cứ hiệp ước quốc tế nào do Tổng thống Obama ký kết cũng cần được đa số nghị sỹ trong Quốc hội thông qua để có thể trở thành luật.
Bức thư nhấn mạnh một thỏa thuận liên quan tới chương trình hạt nhân của Iran nếu không nhận được sự phê chuẩn nói trên sẽ chỉ được coi như một hiệp định ký kết giữa Tổng thống Obama và Đai Giao chu Khamenei và có thể bị các tổng thống kế nhiệm hủy bỏ cũng như bị Quốc hội Mỹ sửa đổi nội dung.
Những động thái trên diễn ra trong bối cảnh Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đang có mặt tại Paris, Pháp, nhằm giải quyết các bất đồng giữa Mỹ và Pháp liên quan tới nỗ lực chung ngăn chặn Iran sở hữu vũ khí hạt nhân. Trong thông báo ngày 9/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki cho biết Ngoại trưởng Kerry sẽ có các cuộc đàm phán hạt nhân song phương với người đồng cấp Iran Zarif vào ngày 15/3 tại thành phố Lausanne của Thụy Sĩ. Theo bà Psaki, các cuộc đàm phán sắp tới là một phần trong tiến trình đàm phán giữa Iran và nhóm P5 1 nhằm thúc đẩy việc đạt được một thỏa thuận khung trước cuối tháng này.
Trước đó một ngày, Tổng thống Mỹ Barack Obama nhận định Mỹ và Iran đã thu hẹp được các bất đồng về chương trình hạt nhân của Tehran mặc dù vẫn còn những khoảng cách mà hai bên cần phải nỗ lực vượt qua. Tuy nhiên, ông chủ Nhà Trắng cảnh báo Mỹ sẵn sàng ra khỏi tiến trình đàm phán nếu Tehran không đáp ứng được các yêu cầu của Washington.
Theo Báo Tin tức
Mỹ thừa nhận còn những trở ngại lớn trong đàm phán với Iran
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ngày 4/3 cho biết vẫn còn nhiều khác biệt đáng kể và những lựa chọn quan trọng trong các cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân của Iran.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (trái) và Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif (thứ 2, phải). (Nguồn: TTXVN)
Ông Kerry đưa ra tuyên bố trên sau khi hoàn tất vòng đàm phán kéo dài ba ngày với người đồng cấp Iran Mohammad Javad Zarif.
Phát biểu với báo giới tại thị trấn Montreux (Thụy Sĩ), Ngoại trưởng Kerry cho biết ông sẽ không để bị phân tâm bởi những yếu tố bên ngoài hay chính trị khi đàm phán (với Iran).
Ông Kerry nhấn mạnh bất cứ thỏa thuận cuối cùng nào nhằm hạn chế chương trình hạt nhân của Tehran đều sẽ phải đảm bảo cân nhắc kỹ lưỡng ở quy mô toàn cầu.
Ông Kerry nói: "Mục đích không phải để đạt được bất kỳ thỏa thuận nào, mà là nhằm đạt được một thỏa thuận đúng đắn."
Về phần mình, Ngoại trưởng Iran cho biết khác biệt lớn còn lại là liên quan tới việc dỡ bỏ các đòn trừng phạt kinh tế cũng như việc làm giàu urani tại lò phản ứng Arak đang xây dựng ở Iran.
Sau cuộc đàm phán tại Thụy Sỹ, Ngoại trưởng John Kerry đã bay sang Riyadh để thông báo kết quả đàm phán và tham khảo ý kiến của Saudi Arabia và các đồng minh vùng Vịnh khác. Sau đó, ngày 7/3 ông Kerry sẽ tới Paris gặp những người đồng cấp Anh, Pháp và Đức./.
Theo Vietnam
Eurozone và Hy Lạp có thể đạt được một thỏa thuận vào phút chót Thủ tướng Hy Lạp Tsipras bày tỏ hi vọng, một thỏa thuận nợ "hợp lí" có thể được nhất trí vào tuần tới tại hội nghị Bộ trưởng Tài chính Eurozone. Sau nhiều tuần tranh cãi, Hy Lạp và các đối tác Eurozone ngày 12/2 đã đưa ra các bước đi rõ ràng, tiến tới việc thu hẹp bất đồng về yêu cầu...