Nhà Trắng cân nhắc cho nhân viên làm việc từ xa vì lo virus corona
Nhà Trắng, nơi ở và làm việc của tổng thống Mỹ, đã thảo luận về việc cho nhân viên làm việc từ xa để đối phó với sự lây lan của virus corona tại thủ đô Mỹ.
Tòa nhà văn phòng nổi tiếng ở số 1600 đại lộ Pennsylvania, Washington, D.C., đang đối mặt với cùng vấn đề mà mọi văn phòng khác phải xử lý trước sự lây lan của virus corona: liệu có nên đóng cửa và làm việc từ xa?
Đây là biện pháp đang được cân nhắc tại Nhà Trắng khi dịch bệnh bùng phát ở thủ đô Mỹ. Các trợ lý đã nghĩ đến việc để một số nhân viên làm việc từ xa, hai quan chức chính quyền nói với Politi co, dù chưa có quyết định cuối cùng.
Nhà Trắng không giống bất cứ văn phòng nào khác, và quyết định cho nhân viên làm việc từ xa có thể gây xáo trộn hoạt động của chính quyền ở cả cấp bang và liên bang. Việc này cũng có thể khiến công chúng hoang mang hơn về mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh.
Ngoài ra, đây còn là cơn ác mộng về hậu cần khi những cuộc họp cần bảo mật sẽ không thể tổ chức dễ dàng bằng cách gọi video.
Phòng Roosevelt tại Nhà Trắng. Ảnh: Getty.
“Đây là chuyện mà chúng ta chưa từng đối mặt, đặc biệt là khi tính đến việc chuyện này có thể kéo dài bao lâu: Một tháng? Hai tháng? Mọi chuyện sẽ lắng xuống và trở lại như cũ?”, một cựu quan chức cấp cao tại Văn phòng Quản lý Nhân sự (OPM), cơ quan quản lý 2 triệu nhân viên liên bang, nói.
Trước sự bùng phát của dịch bệnh đến nay đã làm tử vong hơn 4.800 người trên toàn cầu, một số tập đoàn lớn như Google đã cho nhân viên làm việc tại nhà. Các cơ quan liên bang tại Mỹ như NASA cũng đã bắt đầu thử nghiệm việc này. OPM đã gửi hướng dẫn yêu cầu các cơ quan nhà nước trên toàn quốc xem xét lại chính sách làm việc từ xa.
Nhà Trắng, cũng như các cơ quan khác của chính quyền liên bang, cũng được khuyến khích xem xét hướng dẫn của OPM và cân nhắc bao nhiêu người cần đến văn phòng. Việc hạn chế đi lại không cần thiết đối với nhân viên chính phủ cũng được thảo luận tại một cuộc họp tại Nhà Trắng, nhưng chưa có giải pháp.
Một quan chức cho biết hiện chưa lập tức cần phải thay đổi giờ làm việc của Văn phòng Điều hành Tổng thống.
Trong Nhà Trắng, một số trợ lý chưa nghe nói về khả năng làm việc tại nhà, dù là thí điểm.
“Làm từ xa ư? Ước gì được vậy”, một quan chức cấp cao trong chính quyền nói hôm 11/3. “Tôi đã không được nghỉ một ngày nào trong hàng tuần liền”.
Nhà Trắng phải đối mặt với những thách thức không nơi nào gặp. Một số bộ phận ở Cánh Tây, như an ninh quốc gia, thường làm việc trên các máy tính chuyên dụng và hệ thống mạng được bảo mật.
Cho đến nay, Nhà Trắng đang xử lý việc này theo từng cơ quan. Một số cơ quan chính phủ đã làm việc từ xa, bao gồm Ủy ban Chứng khoán và Hối đoái, nơi có một nhân viên đang điều trị các triệu chứng viêm phổi và làm xét nghiệm virus corona.
Các cơ quan liên bang khác như NASA, Văn phòng Kiểm soát Tiền tệ và Cơ quan Tài chính Nhà ở Liên bang đã yêu cầu nhân viên làm từ xa một ngày để thử nghiệm.
Theo news.zing.vn
Quan chức châu Âu 'sốc' trước lệnh hạn chế nhập cảnh của Mỹ
Một số quan chức châu Âu tại Washington cho biết họ không có thông tin về lệnh hạn chế nhập cảnh của Mỹ với 26 nước châu Âu, dù các bên vẫn thường xuyên liên lạc.
Theo CNN, một số đại sứ châu Âu tại Washington nói họ không biết Mỹ sẽ tuyên bố lệnh hạn chế đi lại từ 26 quốc gia ở lục địa già. Một đại sứ thậm chí nói "không có dấu hiệu nào" cho thấy ông Trump sẽ đi đến quyết định ở mức độ như vậy.
"Chúng tôi biết có gì đó sắp được đưa ra liên quan đến châu Âu (như khuyến cáo hạn chế du lịch) nhưng không phải ở mức quyết liệt như thế này" - đại sứ Bỉ nói. "Điều không thể hiểu được là tại sao Vương quốc Anh lại được loại trừ".
Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo lệnh hạn chế nhập cảnh từ châu Âu trong bài phát biểu tại Phòng Bầu dục. (Ảnh: CNN)
Một số đại sứ bày tỏ mong muốn được làm rõ về thông báo mới. Họ cho biết đã nhận được cuộc gọi từ Bộ Ngoại giao Mỹ sau thông báo, nhưng họ "chưa trả lời câu hỏi của chúng tôi".
Theo nguồn tin của CNN, quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ không biết chính xác ông Trump định thông báo những gì, vì có nhiều phương án được đặt ra thảo luận. Ngoại trưởng Mike Pompeo gặp Ngoại trưởng Australia chưa đầy 5 tiếng trước bài phát biểu, và cũng không thể hiện điều gì về thông báo. Ông Pompeo thừa nhận sẽ có nhiều khó khăn hơn trong khoảng 6 tuần tới.
Trong nỗ lực ngăn chặn đại dịch Covid-19, Tổng thống Trump hôm 11/3 tuyên bố cấm đi lại giữa Mỹ và 26 nước châu Âu trong 30 ngày, bao gồm: Áo, Bỉ, CH Séc, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Hungary, Iceland, Italy, Latvia, Liechtenstein, Lithuania, Luxembourg, Malta, Hà Lan, Na Uy, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, Thuỵ Điển và Thuỵ Sỹ.
Lệnh cấm có hiệu lực từ đêm 13/3.
Video: Virus corona mới đã biến chủng
Đối với công dân Mỹ, Bộ An ninh Nội địa sẽ đưa ra thông báo trong 48 giờ tới yêu cầu hành khách Mỹ đã đi du lịch ở các vùng của châu Âu đi qua các sân bay được chính phủ chọn để thực hiện các thủ tục sàng lọc nâng cao.
PHƯƠNG ANH (Nguồn: CNN)
Theo vtc.vn
Lý do em gái Kim Jong-un 'nặng lời' với Hàn Quốc Là người thúc đẩy quan hệ liên Triều từ năm 2018, Kim Yo-jong gây bất ngờ khi tuyên bố đầu tiên đưa ra là lời chỉ trích gay gắt Hàn Quốc. Triều Tiên hôm 2/3 lần đầu tiên phóng thử vũ khí tầm ngắn trong ba tháng. Quân đội Hàn Quốc cho rằng đây là tên lửa đạn đạo tầm ngắn, nhưng truyền...